Bà Bầu Bị Tụt Huyết Áp Khi Mang Thai Thì Phải Làm Sao 2022 | Mytranshop.com

Các dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, choáng váng khi mang thai có thể không phải của tình trạng nghén mà là triệu chứng của hiện tượng tụt huyết áp. Vậy tụt huyết áp khi mang thai có nguy hiểm đến sức khỏe người mẹ cũng như em bé hay không? Bà bầu tụt bị tụt huyết áp nên làm gì để đối mặt với tình trạng này?

Hạ hay tụt huyết áp khi mang thai không phải là hiện tượng lạ. Việc này có thể sẽ khiến chị em khó chịu và thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì vậy, các chị em hãy cùng tập đoàn thể thao Elipsport đi tìm những giải pháp cho vấn đề này nhé.

tụt huyết áp khi mang thai

Phụ nữ mang thai thường bị tụt huyết áp

1. Vì sao có hiện tượng tụt huyết áp khi mang thai?

Tụt huyết áp là tình trạng các chỉ số huyết áp thấp hơn mức 90/60. Chúng có hoặc không ảnh hưởng tới sức khỏe tùy theo thể trạng từng người. Tuy nhiên, bà bầu bị tụt huyết áp là một trong những trường hợp cần lưu ý. Theo các bác sĩ, tình trạng này thường gặp ở 24 tuần đầu của thai kỳ. Nguyên nhân chính của việc tụt huyết áp khi mang thai là do sự tăng cao của hormone Progesterone, chúng làm giãn các mạch máu và ảnh hưởng tới việc lưu thông máu của cơ thể.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai, các chị em phải cùng lúc nuôi dưỡng cả cơ thể mình và em bé nên nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng, thiếu vitamin, axit folic, thiếu máu cũng sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng tụt huyết áp. Bên cạnh đó, việc căng thẳng, lo lắng hoặc có tiền sử về bệnh lý huyết áp cũng là những yếu tố tiềm ẩn khiến bà bầu tụt huyết áp.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Kĩ thuật điêu khắc chân mày 9d giá bao nhiêu tiền 2022 | Mytranshop.com

2. Các dấu hiệu của việc hạ huyết áp khi mang thai

Hạ huyết áp khi mang thai có một vài dấu hiệu rất dễ nhận thấy:

  • Chị em thấy hoa mắt, chóng mặt khi phải đứng lâu hoặc đứng dậy đột ngột, chân tay run, có thể ngất xỉu.
  • Cảm thấy mệt mỏi, đổ mồ hôi lạnh, thở dốc khi phải leo cầu thang.
  • Buồn nôn, nôn, da xanh xao, nhợt nhạt.
  • Dễ cáu gắt, tức giận.

  • Da xanh xao, nhợt nhạt, thiếu sắc.

Các dấu hiệu của bà bầu bị tụt huyết áp có thể không rõ ràng hoặc nhầm lẫn với tình trạng nghén, vì vậy các chị em nên đi khám định kỳ và đo huyết áp thường xuyên để có được sự chẩn đoán chính xác.

bà bầu bị tụt huyết áp

Chóng mặt, buồn nôn có thể là dấu hiệu bà bầu bị tụt huyết áp

3. Bà bầu tụt huyết áp có nguy hại gì?

Bà bầu bị tụt huyết áp là một tình trạng phổ biến, tuy nhiên không vì thế mà các chị em coi thường. Hiện tượng này có thể đem đến những tác hại khôn lường nếu không được điều chỉnh kịp thời.

  • Bà bầu bị tụt huyết áp có thể ngất xỉu, thiếu oxy lên não. Tình trạng này cũng sẽ khiến thai nhi bị thiếu oxy để phát triển trong suốt thai kỳ.
  • Nguy cơ bị tai nạn, ảnh hưởng đến sức khỏe do các hiện tượng chóng mặt, xây xẩm gây ra.
  • Tụt huyết áp khi mang thai kéo dài có thể dẫn đến mang thai ngoài tử cung, sinh non, thai chết lưu,….

4. Nên làm gì để khắc phục tình trạng tụt huyết áp khi mang thai?

Dựa trên những nguyên nhân gây ra hiện tượng này, các chị em có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để khắc phục tình trạng hạ huyết áp khi mang thai:

  • Chú ý cung cấp đủ dinh dưỡng: Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng và có tính quyết định đối với bà bầu bị tụt huyết áp. Để làm được điều này, các bà bầu nên chú ý ăn đủ bữa, đặc biệt không nên bỏ qua bữa sáng. Chị em cũng có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để khắc phục tình trạng buồn nôn và dễ tiêu hóa. Uống đủ nước, ăn đủ các loại thực phẩm và rau xanh để cân bằng dinh dưỡng. Bà bầu cũng có thể ăn mặn hơn một chút vì natri trong muối có thể khiến tăng huyết áp.
  • Vận động nhẹ nhàng: Một số các bài tập yoga hoặc đi bộ nhẹ nhàng, ngồi máy massage toàn thân rất phù hợp với bà bầu. Việc này không chỉ khắc phục tình trạng tụt huyết áp mà còn giúp chị em khỏe khoắn, duy trì huyết áp ổn định hơn.
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh: Hạn chế thức khuya và cố gắng duy trì việc ngủ đủ giấc. Không thay đổi tư thế đột ngột hoặc làm việc nặng.

bà bầu tụt huyết áp

Sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc giúp khắc phục tình trạng hạ huyết áp khi mang thai

5. Bà bầu bị tụt huyết áp nên ăn gì?

Có thể nói, chế độ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng và tác động lớn đến sự ổn định huyết áp trong suốt thời kỳ mang thai. Vậy bà bầu bị tụt huyết áp nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con?

  • Các thực phẩm giàu tinh bột: cơm, bánh mì, khoai tây, khoai lang… là những thực phẩm giàu tinh bột nên có trong thực đơn của bà bầu.
  • Muối: Như đã nói ở trên, muối có thể làm tăng huyết áp nên trong chế độ ăn của bà bầu không thể thiếu gia vị này.
  • Trứng, thịt, sữa, đồ ăn giàu chất béo: Cung cấp đủ protein và chất sắt để bà bầu bị tụt huyết áp không bị thiếu dinh dưỡng.
  • Rau quả: Cung cấp vitamin và chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa được tốt hơn, cung cấp axit folic để hạn chế việc tụt huyết áp cũng như tình trạng nghén.
  • Uống đủ nước, hạn chế trà, cà phê, bia rượu.

hạ huyết áp khi mang thai

Bà bầu bị tụt huyết áp nên ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm

Tụt huyết áp khi mang thai là hiện tượng bình thường, do vậy nếu gặp phải tình trạng này, chị em cũng đừng quá lo lắng. Hãy ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, tập luyện nhẹ nhàng đồng thời đi khám định kỳ để được bác sĩ tư vấn kịp thời cũng như đảm bảo sức khỏe. 

Hãy bắt đầu thói quen đi bộ nhẹ nhàng rất tốt cho thai nhi và tới ngày sinh bạn sẽ có đủ sức khẻo và dễ sinh mẹ tròn con vuông hơn, thai nhi cũng được khoẻ mạnh hơn, hãy đi bộ nhẹ nhàng cùng bé yêu của bạn tại nhà với máy chạy bộ của Tập đoàn thể thao Elipsport nhé. chúc bạn thành công.

 

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Leave a Comment