Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ, trắc nghiệm ngữ văn lớp 11 2022 | Mytranshop.com

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

– Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858)

– Tự là Tồn Chất hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn.

– Ông vừa là một nhà quân sự tài ba, vừa là một nhà kinh tế thông minh lại vừa là một nhà thơ lỗi lạc.

– Ông là một người tính ngông nghênh ngất ngưởng, học rộng tài cao nên sớm đã thi đỗ và ra làm quan.

– Tuy nhiên cuộc đời làm quan của ông không bằng phẳng mà trải qua nhiều thăng trầm, từ chức quan cao đến anh lính quèn Nguyễn Công Trứ đều đã làm qua.

– Ông sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm thể loại ưa thích của ông là hát nói.

–Tác phẩm tiêu biểu của ông: Chí làm trai, Cách ở đời, Bỡn nhân tình…

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác: Sau những năm tháng làm quan triều đình ông Hi Văn đã cởi bỏ mũ quan để về quê hưởng thú vui tuổi già. Nhân sự kiện trọng đại ấy Nguyễn Công Trứ đã làm bài thơ này.

b. Thể thơ: hát nói

c. Bố cục: 2 phần

– Phần 1: 6 câu thơ đầu: ngất ngưởng khi làm quan.

– Phần 2: còn lại: ngất ngưởng khi về hưu và tổng kết về cuộc đời

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Cảm hứng chủ đạo

– Từ “ngất ngưởng”: → thế cao chênh vênh, không vững, nghiêng ngả.

→ tư thế, thái độ cách sống ngang tàng, vượt thế tục của con người.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Tư vấn mẫu nhà 30m2 xây 3 tầng theo phong cách hiện đại 2022 | Mytranshop.com

=> Ngất ngưởng: Là phong cách sống nhất quán của Nguyễn Công Trứ: Kể cả khi làm quan, ra vào nơi triều đình, và khi đã nghỉ hưu. Tác giả có ý thức rất rõ về tài năng và bản lĩnh của mình.

2.  Quảng đời làm quan

                                                 ” Vũ trụ nội mạc phi phận sự “

→ mọi việc trong trời đất đều là phận sự của ông.

=> Nguyễn Công Trứ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình với dân với nước. Đây cũng chính là tuyên ngôn về chí làm trai của nhà thơ. Quan niệm sống là hành động.

– Nêu những việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình:

+ Tài học (thủ khoa).

+ Tài chính trị (tham tan, tổng đốc)

+ Tài quân sự (thao lược) đã làm ông thành “một tay” (con người nổi tiếng) về tài trí.

→ Tự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang văn vẻ toàn tài.

→ 6 câu thơ đầu là lời từ thuật chân thành của nhà thơ lúc làm quan khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, lòng tự hào về phẩm chất, năng lực và thái độ sống tài tử, phóng khoáng khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng. Hay thái độ sống của người quân tử bản lĩnh, đầy tự tin, kiên trì lí tưởng.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Thế nào là phễu đổ bê tông? | Kiến Thức Xây Dựng 2022 | Mytranshop.com

3. Quãng đời khi cáo quan về hưu

– Cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân:

+ Cưỡi bò đeo đạc ngựa.

+ Đi chùa có gót tiên theo sau.

+ Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

→ giễu đời hưởng thú phiêu diêu trần tục.

– Quan niệm sống: Không màng đến chuyện khen chê được mất của thế gian, sánh mình với bậc danh tướng, khẳng định lòng trung với vua, nhấn mạnh thái độ sống ngất ngưởng. Sống ung dung yêu đời vượt thế tục nhưng một lòng trung quân.

– Thái độ sống:

+ “chẳng trái Nhạc,..” 

+ Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung.

+ Trong triều ai ngất ngưỡng như ông.

→ Khẳng định tài năng sánh ngang bậc danh tướng.

→ Từ ngất ngưỡng khẳng định cách sống tự do của bậc tài tử phong lưu,không ngần ngại khẳng định cá tính của mình. Thái độ sống ngất ngưỡng đầy thách thức trước những tôn ti phép tắc khắc kỉ của xã hội phong kiến.

4. Đặc sắc nghệ thuật

– Sự phù hợp của thể hát nói với việc bày tỏ tư tưởng, tình cảm cảm tự do phóng túng, thoát ra ngoài khuôn khổ của tác giả.

III. TỔNG KẾT

– Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ngất ngưỡng”: từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh, ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến.

Leave a Comment