Bệnh Động Kinh Epilepsy Là Gì? Làm Sao Để Nhận Biết Bệnh Này? 2022 | Mytranshop.com

Bệnh động kinh Epilepsy là một loại bệnh liên quan đến rối loạn hệ thống thần kinh trung ương khiến các hoạt động của não bị thay đổi gây co giật và một số hiện tượng bất thường khác trong cơ thể. Tham khảo thêm thông tin về bệnh epilepsy là gì ngay tại đây.

epilepsy là gì

Cách nhận biết bệnh Epilepsy

1. Bệnh động kinh Epilepsy là gì?

Bệnh Epilepsy là một rối loạn thần kinh trung ương do sự xáo trộn của một số noron thần kinh ở vỏ não khiến hoạt động của não bị thay đổi gây nên các cơn co giật, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện, sùi bọt mép, trợn mắt, cắn lưỡi. Cơn động kinh có thể diễn ra rất nhann chóng hoặc kéo dài kèm theo chấn động mạnh trên cơ  thể. Dấu hiệu nhận biết của cơn động kinh nhanh nhất chính là co giật, cơn co giật diễn ra khi không có một nguyên nhân cụ thể nào. Bệnh epilepsy hay còn được gọi với cái tên thông dụng là động kinh.

Thực tế bệnh epilepsy có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Epilepsy không có sự phân chia về độ tuổi hay giới tính, dân tộc. Tuy nhiên trẻ em là đối tượng thường mắc bệnh động kinh hơn những người lớn. Mặt khác epilepsy cũng có tính di truyền.

Bệnh động kinh Epilepsy thường được chữa trị chủ yếu bằng thuốc hay các phẫu thuật giúp kiểm soát cơn động kinh. Bệnh này có thể khỏi đối với một số đối tượng nhưng sẽ xảy ra suốt đời đối với một số đối tượng khác. Thông thường tình trạng động kinh của trẻ sẽ được cải thiện thông qua sự tăng dần về tuổi tác.

Các biến chứng của epilepsy có thể gây ra tử vong hoặc các cơn vắng ý thức khó kiểm soát. Một số trường hợp nặng hơn có thể gây tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong, đột tử,… Tuy nhiên tỷ lệ biến chứng gây tử vọng của động kinh epilepsy khá thấp.

1.1. Nguyên nhân bệnh Epilepsy

Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa khám phá hết hoàn toàn nguyên nhân gây ra bệnh động kinh Epilepsy nhưng vẫn có một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng epilepsy như sau:

  • Di truyền: epilepsy đã được chứng minh có yếu tố di truyền. Các nhà khoa học liên kế một số trường hợp động kinh với một nhóm gen cụ thể. Mặc dù vậy đây chỉ là nhân tố tác động đến tình trạng động kinh. Đối với một số người nhạy cảm với điều kiện môi trường, các gen đặc biệt này khiến cơ thể gặp tình trạng động kinh.
  • Chấn thương sọ não: một số chấn thương do tai nạn giao thông hay một số chấn thương khác có thể gây nên các cơn động kinh.
  • Các bệnh gây tổn thương não:  một số bệnh nguy hiểm có biến chứng gây nên các cơn động kinh chẳng hạn như u não hay đột quỵ. Theo thống kê số người bị epilepsy trên 35 tuổi đều xuất phát từ đột quỵ.
  • Bệnh truyền nhiễm: một số bệnh truyền nhiễm có thể gây ra epilepsy chẳng hạn như viêm màng não, AIDS,…
  • Chấn thương sau sinh: cơ thể của trẻ em sau sinh rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Nhiều trường hợp trẻ chịu tác động từ chế độ dinh dưỡng kém, thiếu oxy hay tình trạng nhiễm trùng làm tăng nguy cơ mắc bệnh bại não và động kinh.

Ngoài ra rối loạn phát triển chứng tự kỷ cũng khiến trẻ bị động kinh epilepsy.

epilepsy là gì

Nguyên nhân bệnh Epilepsy

1.2. Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh động kinh

Mặc dù epilepsy có thể xảy ra đối với bất kì người nào, tuy nhiên tỷ lệ nhóm đối tượng như sau có nguy cơ mắc chứng epilepsy cao hơn:

  • Bệnh epilepsy thường xuất hiện ở trẻ em và người lớn tuổi. Tuy nhiên bệnh này có thể xảy ra đối với bất kỳ độ tuổi nào.
  • Những người có người thân có tiền sử mắc bệnh epilepsy thì có nguy cơ mắc rối loạn co giật cao hơn so với những người bình thường khác.
  • Những người bị chấn thương sọ não.
  • Người bị đột quỵ hay các bệnh mạch máu khác thường kèm theo tổn thương não gây ra bệnh epilepsy.
  • Người lớn tuổi bị sa sút trí tuệ dễ có nguy cơ mắc epilepsy
  • Tương tự như đột quỵ, các bệnh nhiễm trùng não cũng gây tổn thương não làm tăng nguy cơ gây ra các cơn động kinh.
  • Trẻ khi bị sốt cao khi còn nhỏ có thể liên quan đến chứng epilepsy. Nguy cơ mắc bệnh động kinh epilepsy cao hơn nếu trẻ bị co giật kéo dài.

1.3. Bệnh động kinh có chữa khỏi không?

Bệnh động kinh epilepsy có thể chữa khỏi đối với một số ít trường hợp. Đa phần các trường hợp này đã được dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. Thông thường các bác sĩ sẽ bắt đầu với phương pháp sử dụng thuốc để giảm động kinh. Đối với các trường hợp thuốc không có tác dụng cải thiện tình trạng, bác sĩ sẽ đề xuất phẫu thuật hoặc thực hiện một số biện pháp trị liệu khác.

1.4. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh động kinh

Để nhận biết chứng bệnh động kinh Epilepsy, bạn cần dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng epilepsy như sau:

  • Người bệnh nhầm lẫn tạm thời
  • Nhìn chằm chằm
  • Người bệnh đột nhiên mất ý thức
  • Khó kiểm soát được các chuyển động co giật của tay và chân
  • Có các triệu chứng tâm linh

Ngoài ra triệu chứng của động kinh epilepsy còn bao gồm nhiều triệu chứng khác chưa được liệt kê chẳng hạn như mất thăng bằng, ngại giao tiếp,… Nếu bạn nhận thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng nêu trên, vui lòng đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán sơ bộ. 

Tình trạng co giật ở người có thể gây ra một số nguy hiểm cho bản thân họ và cả những người xung quanh chẳng hạn như té ngã, đuối nước, tai biến trong thai kì và cả tai nạn giao thông,…

2. Phòng ngừa bệnh động kinh (epilepsy)

Não là bộ phận nhạy cảm quyết định sự sống và khả năng hoạt động của con người, bất kì tổn thương nào có thể gây nên nhiều biến chứng khôn lường bao gồm cả động kinh. Vì vậy bạn nên phòng ngừa bệnh này để tránh mắc các chứng bệnh liên quan rối loạn thần kinh bằng các cách sau:

  • Thắt dây an toàn khi đi xe và đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe đạp, xe máy.
  • Trang bị các trang bị bảo hộ lao động đối với các công việc có nguy cơ chấn thương đầu cao.
  • Trẻ em khi bị sốt trên 38,5 độ thì nên sử dụng thuốc giảm sốt hạn chế các cơn co giật. Cẩn thận tránh để trẻ bị sốt nếu trẻ có tiền sử bệnh động kinh epilepsy.
  • Tập thể dục đều đặn, tránh xa thói quen lạm dụng các chất kích thích như bia rượu và thuốc lá, chế độ ăn uống hợp lý.

epilepsy là gì

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh epilepsy

3. Các biện pháp điều trị bệnh động kinh

Hiện nay bệnh động kinh epilepsy vẫn chưa có cách chữa trị hoàn toàn khỏi bệnh, thông qua các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc và phẫu thuật, người bệnh sẽ có thể giảm thiểu tình trạng co giật do động kinh epilepsy gây ra. Một số bệnh nhân có thể có nguy cơ tái phát ngay cả khi đã được phẫu thuật. 

3.1. Các biện pháp chẩn đoán bệnh động kinh

Trước khi quyết định phương pháp điều trị bệnh động kinh Epilepsy, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp chẩn đoán sơ bộ bệnh nhân. Thông thường bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh động kinh thông qua mô tả triệu chứng lâm sàng của bệnh, tiểu sử bệnh, thực hiện khám lâm sàng và xét nghiệm máu đối với người bệnh.

Đối với hoạt động khám thần kinh, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ năng vận động và chức năng tinh thần của người bệnh từ đó xác định các loại epilepsy mà người bệnh mắc phải là loại Epilepsy gì.

3.2. Điều trị động kinh epilepsy bằng thuốc

Đây là phương pháp điều trị đầu tiên mà bác sĩ áp dụng đối với người bị động kinh. Đa số người bị epilepsy được kê toa thuốc chống co giật hay còn gọi là thuốc chống động kinh. Tùy theo tần suất động kinh và thời gian kéo dài mà bác sĩ có thể gia giảm liều lượng sử dụng.

Về nguyên tắc, thuốc được kê cho lần đầu tương đối thấp và tăng dần đối với những cơn co giật tái phát và ngừng hẳn. Người lớn có thể ngừng uống thuốc sau 2 năm nếu thấy tình trạng epilepsy không còn xảy ra nữa.

Tất nhiên loại thuốc này cũng có tác dụng phụ nhất định bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, tăng cân hay một số vấn đề rối loạn suy nghĩ và trí nhớ,…Một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn nhưng khá hiếm gặp bao gồm phát ban nghiêm trọng, trầm cảm hay viêm gan,…

Để kiểm soát động kinh epilepsy một cách tốt nhất bạn cần lưu ý dùng thuốc theo đúng kê toa của bác sĩ cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn kết hợp sử dụng với bất kì loại thuốc và thực phẩm chức năng nào. Bạn nhớ đảm bảo không tự ngưng dùng thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Nếu có bất kỳ cảm giác chán nản hay suy nghĩ tự tử trong quá trình điều trị hoặc bất kỳ hành vi bất thường nào trước đó, bạn nên báo ngay cho bác sĩ để được theo dõi bệnh tình sát sao hơn. Đôi khi động kinh epilepsy thường kèm theo các cơn đau nửa đầu, vì vậy tốt nhất bạn nên báo với bác sĩ để được kê toa các loại thuốc chống động kinh kèm theo trị chứng đau nửa đầu.

3.3. Điều trị động kinh epilepsy bằng phương pháp phẫu thuật

Thông thường khi thuốc không thể kiểm soát các cơn động kinh ở bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật chữa epilepsy. Về cơ bản phẫu thuật chữa động kinh là việc cắt bỏ phần não gây ra cơn động kinh. Tuy nhiên chỉ có thể thực hiện phẫu thuật khi nhận thấy có các yếu tố sau:

  • Epilepsy chỉ bắt nguồn từ các khu vực nhỏ đã được xác định trong não
  • Vùng não gây epilepsy không can thiệp đến các chức năng quan trọng chẳng hạn như ngôn ngữ, khả năng vận động, thính giác, lời nói,…

Sau quá trình phẫu thuật epilepsy, bệnh nhân vẫn có thể sử dụng thuốc để ngăn ngừa chứng co giật nếu phẫu thuật thành công. Bệnh nhân có thể dùng ít hơn hơn và giảm liều đối với thuốc chống động kinh epilepsy. Tuy nhiên phẫu thuật chữa epilepsy có tỷ lệ rất nhỏ gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho con người chẳng hạn như sự thay đổi vĩnh viễn khả năng nhận thức. 

epilepsy là gì

Các biện pháp điều trị bệnh Epilepsy

Tóm lại chứng bệnh Epilepsy là gì? Nó là một dạng rối loạn thần kinh có ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt thậm chí tính mạng của con người. Bạn nên tìm hiểu các nguyên nhân, các triệu chứng cũng như cách điều trị loại bệnh này. Chúc bạn may mắn. 

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  5 Yếu Tố Quan Với Cách Đánh Smash Trong Cầu Lông 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment