Các Bài Tập Giúp Chân Hết Cong 2022 | Mytranshop.com

Chỉ cần kiên trì tập luyện các bài tập giúp chân hết cong trong bài viết này, bạn sẽ sớm sở hữu một đôi chân thẳng, không còn vòng kiềng trong thời gian ngắn nhất.

Tình trạng chân vòng kiềng làm nhiều người cảm thấy mất tự tin khi xuất hiện chống đông người. Làm sao để chân hết vòng kiềng là điều mà nhiều người quan tâm. Nếu không may mắn sở hữu đôi chân vòng kiềng, không phải cô gái nào cũng can đảm tìm đến phương pháp can thiệp công nghệ để khắc phục khuyết điểm này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng chân vòng kiềng và cũng có nhiều cách để khắc phục, trong đó an toàn nhất là các bài tập giúp chân hết cong, chúng sẽ hỗ trợ phần nào tình trạng chân vòng kiềng của bạn, chỉ cần bạn kiên trì luyện tập trong một khoảng thời gian nhất định.

Chân vòng kiềng là tình trạng đầu gối và cẳng chân cong vòng hướng ra phía ngoài và người bị chân vòng kiềng có thể bị 1 hoặc cả 2 chân. Những người có đôi chân vòng kiềng thường cảm thấy thiếu tự tin khi ra ngoài và gặp khó khăn khi chọn lựa trang phục. Dù vẫn có thể đi lại bình thường nhưng khuyết điểm này vẫn có thể dễ dàng bị nhìn thấy và họ cũng có thể gặp khó khăn khi di chuyển, nghiêm trọng hơn là họ thường xuyên bị đau nhức khớp gối. Những bài tập chữa chân cong được tập đoàn thể thao Elipsport chia sẻ trong bài viết dưới đây là điều cần thiết để khắc phục nhược điểm này của cơ thể.

1. Nguyên nhân nào gây ra chân vòng kiềng?

1.1. Những dấu hiệu nào cho thấy chân bị vòng kiềng?

các bài tập giúp chân hết cong

Dấu hiệu nào cho thấy bạn bị chân vòng kiềng?

Nhiều bậc phụ huynh không để ý đến chân của trẻ, đến khi phát hiện ra thì chân đã bị vòng kiềng thời gian dài dẫn đến việc điều trị khó khăn. Để biết được bé có bị tật chân vòng kiềng hay không, ba mẹ hãy đặt bé ngồi xuống, hai chân và gót chân khép lại. Trong trường hợp khớp đầu gối và khớp mắt cá chân tựa vào nhau thì chân ở trạng thái bình thường. Ngược lại, nếu đầu gối của hai chân cách xa nhau hơn 6cm thì ba mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra giải pháp sớm bởi bé đã có khả năng bị mắc tật chân vòng kiềng.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần thường xuyên chú ý quan sát cơ thể bé để xem có bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào ở chân hay không. Nếu như phát hiện trẻ gặp một trong số vấn đề sau đây thì ba mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế để kiểm tra:

  • Hình dáng chân không nhất quán với độ tuổi: Với những bé hơn 3 tuổi mà chân vẫn có hình dạng chữ O hoặc hơn 7 tuổi mà chân có hình dạng chữ X. Nguyên nhân là ở độ tuổi này, xương chân của bé phải về dáng thẳng và đôi chân đã dần bớt cong.
  • Bé đi lại gặp khó khăn, thường xuyên kêu đau chân hoặc chân ngắn hơn so với chân của các bạn đồng trang lứa. Khi đối mặt với trường hợp này, ba mẹ không nên chủ quan mà hãy ngay lập tức đưa con tới bệnh viện để kiểm tra.
  • Chân của bé không đối xứng: Nếu như tình trạng chân có dạng chữ O hoặc chân chữ X chỉ bắt gặp ở một bên chân hoặc phát hiện thấy dấu hiệu lạ làm chân không đối xứng thì ba mẹ cũng nên đưa bé đi khám bởi đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bé bị bệnh.

1.2. Nguyên nhân nào khiến chân vòng kiềng?

các bài tập giúp chân hết cong

Nguyên nhân chân vòng kiềng là gì?

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị chân vòng kiềng, chân cong có thể kể đến là:

  • Bị chân vòng kiềng từ lúc còn trong bụng mẹ do tư thế gập người trong tử cung của trẻ sơ sinh
  • Trong quá trình phát triển cơ thể, bé bị còi xương, thiếu hụt canxi hay bị suy dinh dưỡng.
  • Trong quá trình phát triển, hệ xương của bé bị dị tật như gãy xương nhưng khi lành lại thì không được như xưa.
  • Do những tác động mạnh khiến xương bị cong và biến dạng, nhất là đối với trẻ nhỏ vì xương thường mềm và yếu hơn so với người trưởng thành.
  • Những người bị thừa cân hoặc bị tật đi quá sớm thường dễ gặp phải tình trạng chân vòng kiềng.
  • Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa là do mắc bệnh rối loạn xương ống chân – một căn bệnh phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên dẫn tới tình trạng chân vòng kiềng, khiến chân bị khuỳnh ra hai bên.

2. Chân vòng kiềng có nên tập gym không?

Chân vòng kiềng thì thuộc về xương nên thời gian thay đổi chắc chắn sẽ lâu và phụ thuộc vào cơ địa của bạn. Việc chân vòng kiềng có nên tập gym thì câu trả lời là các bài tập giúp chân hết cong sẽ giúp bạn khắc phục được phần nào đôi chân bớt kiềng. Một chế độ ăn khoa học, dinh dưỡng hợp lý sẽ hỗ trợ bạn thúc đẩy hiệu quả được nhanh hơn. Bên cạnh đó, hãy hạn chế ăn thức ăn chiên xào, nhiều gia vị, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, không ăn bánh kẹo ngọt và chỉ ăn những thực phẩm có lợi cho cơ thể.

Hãy kiên trì tập luyện các bài tập chân giúp chân kiềng và duy trì khẩu phần ăn nhiều tinh bột, đạm, cá, lòng trắng trứng, các loại đậu, nấm, các loại rau xanh, trái cây… trong vòng 1 tháng, bạn sẽ thấy được những hiệu quả mà phương pháp này mang lại.

Cùng xem ngay video hướng dẫn các bài tập giúp chân hết cong

3. Những các bài tập giúp chân hết cong có hiệu quả cao

3.1. Bài tập giúp chân thẳng: đạp máy tạ

các bài tập giúp chân hết cong

Bài tập chữa chân vòng kiềng: đạp máy tạ

Một trong các bài tập giúp chân hết cong phổ biến chính là đạp tạ máy. Bài tập chữa chân vòng kiềng này có tác dụng giúp phần cơ đùi thêm săn chắc, tăng cường sức mạnh cho đôi chân của người tập. Bài tập này yêu cầu bạn phải lựa chọn mức tạ phù hợp với sức mình để đạt được hiệu quả cao hơn. Khi bắt đầu ngồi vào máy tạ, bạn hãy dang rộng hai chân bằng vai và đặt lên bảng tạ. Chân đạp mạnh đến khi duỗi thẳng chân và giữ khoảng 2, 3 giây rồi từ từ cong chân lại như tư thế ban đầu. Không những giúp khắc phục chân vòng kiềng mà bài tập này còn chú trọng vào cơ đùi của bạn, giúp cơ săn chắc hơn.

3.2.  Các bài tập giúp chân hết cong: nhón chân

Các bài tập chữa chân vòng kiềng thường đi kèm một tác dụng nữa là giúp bắp chân người tập trở nên to khoẻ và mạnh mẽ hơn. Nếu lo lắng vai và lưng bị tác động khi tập bài này, bạn có thể ngồi vào máy tạ nhón chân để giảm áp lực lên các vùng cơ còn lại trên cơ thể. 

Cách thực hiện bài tập chữa chân cong như sau: 

  • Ở tư thế ban đầu, bạn hãy đứng thẳng người, hai chân dang rộng bằng vai.
  • Khi bắt đầu tập, bạn nhón gót chân lên và đứng bằng đầu mũi chân.
  • Giữ vững tư thế này lâu nhất có thể rồi trở về vị trí ban đầu, lặp lại bài tập trong 20-30 phút mỗi lần tập.

3.3. Các bài tập giúp cải thiện chân vòng kiềng: bài tập nâng đùi

các bài tập giúp chân hết cong

Bài tập nâng đùi giúp khắc phục tình trạng chân cong

Bài tập nâng đùi có kết hợp với máy và tạ, giúp xương chân thêm chắc khỏe và kéo thẳng chân. Các động tác của bài tập chữa chân cong này bao gồm: ngồi trên ghế, hai chân dang rộng bằng vai, hai tay thả lỏng. Khi bắt đầu tập luyện, bạn hãy giữ cố định phần đùi và cẳng chân nâng thanh tạ lên cho đến khi thẳng chân. Cuối cùng, bạn thả từ từ thanh tạ xuống, trở về vị trí ban đầu và tiếp tục lặp lại các động tác này 20-30 lần.

4. Những bài tập yoga chữa chân vòng kiềng

4.1. Bài tập Yoga Uttanpadasana

Bài tập yoga chữa chân vòng kiềng được gợi ý là yoga Uttanpadasana. Ở tư thế chuẩn bị thực hiện bài tập yoga Uttanpadasana, bạn nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân sao cho hai gót chân chạm vào nhau, giữ hai tay thả lỏng ở hai bên cơ thể, lòng bàn tay úp xuống đất. Tiếp theo, bạn hít một hơi sâu và thở ra từ từ. Khi bắt đầu tập, bạn hít sâu và nâng chân lên cao sao cho chân tạo với mặt sàn một góc bằng 45 độ, giữ yên tư thế này từ 15 đến 30 giây rồi trở về tư thế ban đầu.

Kế tiếp, bạn thở ra và nhấc chân lên tạo thành một góc 90 độ, hít thở bình thường và giữ nguyên tư thế này trong 30 giây. Cuối cùng, bạn hút sâu và đưa chân trở về vị trí ban đầu. Thực hiện lặp lại các động tác của bài tập này 10 lần.

4.2. Bài tập Yoga Janu Sirsasana

  • Đầu tiên, bạn ngồi ở tư thế thẳng lưng trên tấm thảm tập yoga, người hơi ngả về phía sau, chống 2 tay ra phía sau để giữ cân bằng, đưa thẳng 2 chân về phía trước.
  • Tiếp theo, bạn từ từ co chân trái vào người, dùng tay kéo chân trái vào sát háng, sao cho lòng bàn chân trái tì lên đùi của chân phải trong khi chân phải vẫn để thẳng. Bạn từ từ hạ đùi chân trái xuống sao cho càng sát thảm càng tốt.
  • Bước 3, bạn hít sâu vào rồi thở ra, kết hợp với động tác vươn toàn thân về phía trước và hướng xuống dưới. Mỗi lần thở ra, bạn lại vươn dài người và giữ tư thế thở tự do. Bạn hãy cố gắng ép sát người xuống, có thể kết hợp 2 tay duỗi thẳng và đan lại nhau ở phía lòng bàn chân.
  • Giữ nguyên tư thế này trong vòng 1 phút.
  • Cuối cùng, bạn từ từ trở về vị trí ban đầu nhưng theo thứ tự ngược lại. Sau đó, bạn tiếp tục lại quay lại bước 1 với động tác co chân phải và duỗi thẳng chân trái.

4.3. Bài tập Yoga Adho Mukha Svanasana

các bài tập giúp chân hết cong

Bài tập Yoga Adho Mukha Svanasana

Đối với một số người, tư thế Yoga Adho Mukha Svanasana thiên về chức năng kéo giãn và tăng cường sự linh hoạt, giúp họ học được cách ổn định các khớp trên cơ thể thông qua việc nỗ lực cơ bắp. Ngoài ra, tư thế này còn sử dụng sức mạnh của cánh tay để giúp kéo dài cột sống, kéo căng gân kheo và kéo dài cơ hông cùng với bắp chân, góp phần tăng cường sức mạnh cho cơ tứ đầu cũng như mắt cá chân. Bên cạnh đó, Yoga Adho Mukha Svanasana còn có tác dụng mở rộng phần ngực, phần vai, làm săn chắc cánh tay và bụng.

Hướng dẫn thực hiện bài tập Yoga Adho Mukha Svanasana như sau:

  • Trước tiên, bạn hạ tay và hai gối chạm thảm theo tư thế cái bàn. Khi bắt đầu tập, bạn đặt đầu gối ngay phía dưới hông, phần cổ tay thẳng hàng. Tiếp theo, bạn xòe rộng lòng bàn tay cùng với các ngón trỏ song song hoặc thậm chí hơi chếch ra ngoài tùy theo cảm giác thoải mái của bạn, đồng thời hạ các ngón chân chạm thảm.
  • Bước 2, bạn thở ra rồi nâng đầu gối khỏi sàn. ban đầu, bạn hãy giữ cho đầu gối hơi cong và nâng gót chân nâng lên khỏi sàn một chút. Kế tiếp, bạn kéo dài xương cụt ra khỏi lưng của xương chậu và ấn nhẹ nó về phía xương mu.
  • Bước 3, bạn thở ra và đẩy đùi trên ra phía sau, gót chân hạ xuống sao cho chạm thảm. Bạn duỗi thẳng đầu gối nhưng vẫn phải đảm bảo rằng chúng không bị khóa. Làm cho phần đùi bên ngoài săn chắc rồi cuộn phần đùi trên của bạn vào phía trong một chút.
  • Bước 4, bạn cần phải làm vững cánh tay ngoài, sau đó ấn các ngón tay xuống thảm. Từ hai điểm này, bạn nâng dọc theo cánh tay trong từ cổ tay đến đầu vai. Tiếp theo, bạn xoay vai ra sau để tránh xa tai, phần đầu thả lỏng ở giữa hai tay.
  • Cuối cùng, bạn giữ nguyên tư thế này trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 phút rồi gập đầu gối xuống sàn đồng thời thở ra và để cơ thể nghỉ ngơi ở tư thế Em bé.

Với các bài tập giúp chân hết cong trong bài viết này, hy vọng đã giúp bạn biết các nguyên nhân và bài tập hiệu quả để khắc phục nhược điểm này. Bạn có thể kết hợp với máy chạy bộ, xe đạp tập để tăng hiệu quả cho bài tập. Sau những buổi luyện tập vất vả, ghế massage là công cụ hiệu quả giúp bạn thả lỏng cơ thể, thư giãn tinh thần hữu hiệu. Chúc bạn thành công!

Đi bộ, chạy bộ là Lựa chọn bổ sung cho bài tập chân, đùi săn, chắc, và có đôi chân thon, dài, giúp tăng chiều cao tối đa vì vậy bạn hãy tham khảo một chiếc máy chạy bộ điện Elipsport tại nhà là sự tốt nhất cho sức khỏe và body đẹp nhé.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Để biết được bé có bị tật chân vòng kiềng hay không, ba mẹ hãy đặt bé ngồi xuống, hai chân và gót chân khép lại. Trong trường hợp khớp đầu gối và khớp mắt cá chân tựa vào nhau thì chân ở trạng thái bình thường. Ngược lại, nếu đầu gối của hai chân cách xa nhau hơn 6cm thì ba mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra giải pháp sớm bởi bé đã có khả năng bị mắc tật chân vòng kiềng.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị chân vòng kiềng, chân cong có thể kể đến là: Bị chân vòng kiềng từ lúc còn trong bụng mẹ; Trong quá trình phát triển cơ thể, bé bị còi xương, thiếu hụt canxi hay bị suy dinh dưỡng; Hệ xương của bé bị dị tật như gãy xương nhưng khi lành lại thì không được như xưa; Do những tác động mạnh khiến xương bị cong và biến dạng; Những người bị thừa cân hoặc bị tật đi quá sớm; Mắc bệnh rối loạn xương ống chân.

Chân vòng kiềng thì thuộc về xương nên thời gian thay đổi chắc chắn sẽ lâu và phụ thuộc vào cơ địa của bạn. Các bài tập giúp chân hết cong sẽ giúp bạn khắc phục được phần nào đôi chân vòng kiềng. Một chế độ ăn khoa học, dinh dưỡng hợp lý sẽ hỗ trợ bạn thúc đẩy hiệu quả được nhanh hơn.

Một số bài tập giúp chân hết cong có thể kể đến là: đạp máy tạ, nhón chân và bài tập nâng đùi.

Một số bài tập yoga chữa cahan vòng kiềng mà bạn có thể tập bao gồm: Yoga Uttanpadasana, Yoga Janu Sirsasana, Yoga Adho Mukha Svanasana.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Chăm sóc da tuổi 30 và những nguyên tắc cần phải biết 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment