Cách điều trị hen phế quản tận gốc tại nhà 2022 | Mytranshop.com

Bệnh hen phế quản cách điều trị và biểu hiện của bệnh này là gì? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của chúng ta không. Chính vì thế hôm nay Elipsport.vn sẽ mang đến cho bạn những chia sẻ mà chắc hẳn bạn sẽ cần khi có người nhà hoặc để phòng ngừa cho chính mình.

Bệnh hen phế quản cấp tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện và có các biện pháp phòng ngừa đúng lúc. Chính vì thế, nắm được những dấu hiệu nhận biết các cơn của bệnh hen phế quản cách điều trị thì sẽ giúp bạn kiểm soát được bệnh lý rất tốt, tránh để lại các biến chứng không mong muốn. Dưới đây sẽ là một số chia sẻ về bệnh hen và cách điều trị cũng như cách chữa hen phế quản tại nhà như thế nào để đạt hiệu quả nhé!

bệnh hen phế quản cách điều trị

Hen phế quản và cách điều trị

1. Hen suyễn cấp tính có nguy hiểm không?

1.1. Hen phế quản cấp là gì?

Đây là tình trạng viêm mạng tính đường thở, làm tăng tình trạng co thắt và phù nề , tăng tiết đờm trong cơ thể,… làm tắc nghẽn hạn chế luồng khí đường thở, làm bạn khó thở. Bệnh nhân viêm phế quản cấp sẽ có những biểu hiện như thở khò khè, khó thở, có cảm giác nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, chủ yếu xảy ra vào thời buổi sáng sớm và buổi tối. Người bệnh viêm phế quản có thể phục hồi tự nhiên hoặc dùng thuốc.

1.2. Tỷ lệ mắc hen phế quản ở Việt Nam

Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh hen phế quản chiếm 5% dân số, tương đương trên 4 triệu người. Trong đó, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh cao nhất và chủ yếu ở lứa tuổi 12-13 tuổi.

Theo thống kê mới đây, tại Hà Nội có 8,1% trẻ em nội thành và 6,7% trẻ em ngoại thành mắc bệnh hen phế quản. Hồ Chí Minh, con số này cao hơn nhiều với tổng số trẻ em dưới 18 tuổi mắc bệnh hen phế quản là 29,1%.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Ăn cơm nguội giảm cân có thật không? Cách ăn cơm giảm cân 2022 | Mytranshop.com

Đặc biệt, nếu không điều trị bệnh hen suyễn kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp tính

bệnh hen phế quản cách điều trị

Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp tính

Bệnh hen suyễn có thể khởi phát một cách rầm rộ, đột ngột, hoặc cũng có thể tiến triển từ từ và sau đó nặng hơn. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân hen phế quản cấp tính như:

  • Khó thở: người bệnh thường xuyên bị ngạt thở, không thở được, thở không đủ hơi. Khi thở nhiều, người bệnh còn có triệu chứng hoảng sợ, nói những câu hoặc từ ngắn, vã mồ hôi, …
  • Thở khò khè: Đây là tiếng rít liên quan đến hơi thở, thường nghe thấy khi người bị hen suyễn thở ra. Đây là biểu hiện thường gặp nhất khi lên cơn hen cấp.
  • Ho: thường kèm theo khó thở, chủ yếu xuất hiện lúc nửa đêm hoặc khi người bệnh lao động nặng. Cũng có trường hợp người bệnh hen phế quản chỉ có triệu chứng ho nên việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn.
  • Lồng ngực có cảm giác nặng: người bệnh có cảm giác như có vật nặng đè lên ngực. Đây là một triệu chứng khó thở khác.
  • Viêm tiểu phế quản cấp: dấu hiệu kèm theo sốt hoặc ho khạc đờm.

3. Nguyên nhân hen phế quản

bệnh hen phế quản cách điều trị

Nguyên nhân hen phế quản

Bệnh hen phế quản được gây ra do nhiều nguyên nhân và đặc biệt đó chính là sự kết hợp giữa yếu tố môi trường và cơ địa của mỗi người. Dưới đây là một số nguyên nhân gây hen phế quản thường gặp:

3.1. Do dị ứng

Cơn hen cấp có thể xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, bọ nhà, lông chó, thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, … hoặc một số loại thuốc như aspirin.

3.2. Các yếu tố kích thích khác

Các yếu tố kích thích đó chính là thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm môi trường, các hóa chất tẩy rửa, thay đổi về độ ẩm,…

3.3. Do vận động mạnh

Bệnh hen phế quản có thể khởi phát hoặc có thể nặng lên sau khi bạn vận động nặng hoặc gắn sức, trường hợp này được gọi là hen phế quản do gắng sức.

3.4. Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân gây hen phế quản khác là: nhiễm trùng đường hô hấp do virus parainfluenza, yếu tố di truyền, bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc các bệnh lý hô hấp khác, sử dụng một số loại thuốc như thuốc chẹn beta.

4. Điều trị hen suyễn như thế nào cho hiệu quả?

Bệnh hen suyễn là căn bệnh mà bạn không thể điều trị được một cách triệt để, bệnh để lại nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe người mắc bệnh. Theo đó, các phương pháp điều trị thường bao gồm xác định nguyên nhân khởi phát bệnh, thực hiện các bước ngăn ngừa và theo dõi nhịp thở để đảm bảo các loại thuốc điều trị hen suyễn mà bệnh nhân dùng hàng ngày kiểm soát được các triệu chứng. Trong trường hợp cơn hen bùng phát, bệnh nhân có thể cần sử dụng thuốc hít tác dụng nhanh, chẳng hạn như albuterol.

Thuốc điều trị hen suyễn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng hay không còn phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, triệu chứng, yếu tố khởi phát và loại thuốc nào có tác dụng kiểm soát bệnh hen suyễn tốt nhất.

Thuốc phòng ngừa hen suyễn lâu dài làm giảm viêm đường thở gây ra các triệu chứng. Thuốc hít liều tác dụng nhanh (thuốc giãn phế quản) nhanh chóng mở rộng đường thở bị sưng gây khó thở. Trong một số trường hợp, thuốc chống dị ứng cũng rất cần thiết.

Trên đây là một số thông tin về bệnh hen phế quản cách điều trị như thế nào để đạt hiệu quả. Bệnh hen phế quản là căn bệnh gây khó chịu đến cơ thể của bệnh nhân, chính vì thế hãy chăm sóc sức khỏe và rèn luyện cơ thể thật tốt để bạn có sức đề kháng và chống chọi lại với tất cả các loại bệnh tật nhé! Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm trị hen phế quản tại nhà và trị hen phế quản tận gốc tại website Elipsport.vn.

Các bệnh về đường hô hấp rất dễ mắc phải, gây ra nhiều hệ quả nghiệm trọng về lâu dài. Do đó, thay vì tìm cách chữa bệnh, bạn nên phòng bệnh từ hôm nay bằng cách tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hãy thay đổi lối sống lành mạnh, tập luyện thể thao hằng ngày. Các thiết bị tập luyện tại nhà như máy chạy bộ điện, xe đạp tại chỗ, giàn tạ đa năng,.. sẽ hỗ trợ cả gia đình bạn tập luyện cải thiện sức khỏe một cách đơn giản mà hiệu quả nhất.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Bệnh hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở, làm tăng tình trạng co thắt, phù nề, tăng tiết đờm,… gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở. Bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, chủ yếu xảy ra vào thời điểm ban đêm và sáng sớm. Người bị hen phế quản có thể phục hồi tự nhiên hoặc dùng thuốc.
Nhưng nếu không điều trị bệnh đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường

Tại Việt Nam, tỉ lệ người bị hen phế quản chiếm tới 5% dân số, tương đương khoảng trên 4 triệu người. Trong đó, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh là cao nhất và chủ yếu nằm ở nhóm tuổi 12 – 13 tuổi.

Theo thống kê mới đây, tại Hà Nội có 8,1% trẻ em nội thành và 6,7% trẻ em ngoại thành mắc hen phế quản. Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, con số này cao hơn rất nhiều với tổng số 29,1% trẻ em dưới 18 tuổi bị hen phế quản.

Hen phế quản do dị ứng
Các yếu tố kích thích
Hen phế quản do vận động
Nguyên nhân khác dẫn đến bệnh hen phế quản

Bệnh hen phế quản không phải là một bệnh truyền nhiễm, không do virus hay vi khuẩn gây ra, nên nó không lây truyền từ người này sang người khác. Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân không làm lây lan bệnh hen phế quản.

Những người có cơ địa dị ứng hay tiền sử gia đình có người mắc hen phế quản là đối tượng nguy cơ của bệnh.

Đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán hen phế quản, việc tiếp xúc với các tác nhân kích thích có thể dẫn đến việc khởi phát cơn hen cấp.

Leave a Comment