Cách gói bánh chưng chuẩn vị truyền thống đơn giản 2022 | Mytranshop.com

Gói bánh chưng là dịp để cả gia đình cùng nhau sum họp trong những ngày Tết. Bạn chưa biết cách gói các loại bánh chưng chuẩn vị truyền thống? Bài viết này sẽ giúp bạn!

Có một điều chắc chắn không thể phủ nhận đó là bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu của người dân Việt Nam dù qua bao đời, qua bao đổi thay và dù cuộc sống có đầy đủ tới đây. Và giờ đây, bạn hoàn toàn có thể trổ tài gói bánh chưng với một vài mẹo để món bánh thơm ngon và đẹp mắt hoàn hảo nhất qua bài viết này. 

gói bánh chưng

Bánh chưng là món ăn truyền thống của người Việt quanh năm

1. Nguyên liệu chuẩn bị làm bánh chưng

Gói bánh chưng ngon, luộc bánh chưng ngày Tết cũng cần phải có những bí quyết riêng để mang đậm hương, đậm vị truyền thống. Và chắc chắn, trong số đó thì các loại nguyên liệu cũng là một trong những bí quyết đầu tiên quyết định việc bánh chưng sẽ ngon hay không.

1.1. Chọn lá dong xanh

Lá dong xanh là nguyên liệu dùng để gói bên ngoài nhân của bánh chưng, có tác dụng bọc kín bên ngoài để bảo vệ nguyên liệu bên trong sạch và giữ được hương vị, chất lượng bánh lâu hơn.

Lá dong xanh dùng để gói bánh chưng nên chọn loại không to quá nhưng cũng không nhỏ quả. Tốt nhất là bạn nên chọn loại có kích thước chiều rộng lớn hơn khuân bánh chưng khoảng 5cm.

Tiếp đến, thì lá dong gói bánh ngày tết cũng không nên chọn loại quá non mà cũng không nên quá già. Lá dong nhìn phải bóng, có màu xanh đậm đặc trưng để tạo nên màu bánh sau khi chín đẹp nhất. Và nên chọn lá chỉ có cuống nhỏ, giúp việc gói, buộc bánh dễ dàng hơn.

Sau khi đã chọn được lá dong ưng ý cho nồi bánh chưng, bạn rửa sạch sẽ và phơi nơi khô thoáng gió. Không phơi lá xanh dong quá khô và cũng không quá ráo nước. 

gói bánh chưng

Các nguyên liệu gói bánh chưng

1.2. Chọn gạo nếp 

Gạo nếp để gói một nồi bánh chưng ngon phải dùng loại nếp hạt bóng và có kích cỡ các hạt gạo đều nhau. Gạo nếp sau khi rửa sạch thì cho vào chậu ngâm khoảng từ 10 – 12 giờ bằng nước lạnh. Tiếp đến, bạn đem đi vo qua gạo và để ráo nước. Sau đó, bạn cho thêm muối trắng vào, trộn đều với gạo để cho gạo thêm mùi đậm đà. Lượng muối cho vào cần vừa đủ với gạo nhưng cũng phải đủ cho cả đỗ xanh, thịt heo. 

1.3. Chọn đỗ xanh

Đỗ xanh bỏ vỏ chính là phần nhân nằm gần ngay trung tâm của mỗi chiếc bánh chưng, tạo nên màu vàng đẹp mắt và đặc trưng khi cắt bánh chưng. Bạn có thể dễ dàng tìm mua loại đỗ đã tách vỏ hoặc cũng có thể mua loại chưa tách vỏ. Nếu mua loại đã tách vỏ rồi thì bạn chỉ cần ngâm đỗ trong nước lạnh qua đêm. Còn với loại chưa tách vỏ bạn cần ngâm cho hạt đỗ tróc vỏ rồi rây cho sạch vỏ đỗ. 

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng 2022 | Mytranshop.com

1.4. Lạt buộc

Đây là dây màu vàng dùng để gói bánh chưng. Chúng ta nên chọn những đốt giang dài 70 – 90 cm. Đêm đi cạo vỏ ngoài sau đó chẻ thành các miếng thật đều nhau. Nên ngâm ống giang trước trong nước để khi chẻ để có độ mềm.

Thêm vào đó, khi chẻ thành lạt xong thì bạn nên đem phơi khô để khi gói bánh sẽ chắc tay và dễ buộc hơn. 

1.5. Hành khô và thịt

Nhân bánh chưng cần phải đảm bảo chọn thịt lợn có cả nạc và mỡ. Mỡ thịt sẽ khiến cho bánh chưng có độ béo ngậy thơm ngon đặc trưng và giúp cho toàn bộ chiếc bánh ngon hơn. Gia vị nêm vừa đủ, rắc thêm tí hạt tiêu để hương thơm nồng nàn. Nếu gia đình nào yêu thích ăn cay nhiều thì có thể thêm nhiều tiêu hơn để bánh có được vị cay nhẹ.

gói bánh chưng

Gói bánh chưng là nét đẹp trong văn hóa Việt

2. Sơ chế các nguyên liệu làm bánh chưng truyền thống

2.1. Lá dong

Lá dong khi gói bánh chưng nên lau thật khô. Nếu rửa càng sạch thì bánh càng đỡ mốc về sau. Trước khi gói, mài dao thật sắc để bỏ bớt cuốn sống lưng để lá bớt cứng và ráo nước. 

2.2. Sơ chế lạt tre

Lạt đem đi ngâm nước cho mềm trong 8 giờ, sau đó xé mỏng lại khoảng 0,5 cm.

2.3. Gạo nếp

Nhặt hết những hạt khác bị lẫn trong gạo như sạn, sỏi,… Sau đó vo sạch rồi ngâm trong nước. Nêm nếm cùng 4 gram muối trong 8 giờ đồng hồ. Vớt ra và để cho ráo nước.

2.4. Đỗ xanh

Đỗ sau khi đã sạch vỏ sẽ bóc vỏ sẽ giã nhuyễn để ngâm trong nước khoảng 4 tiếng để cho mềm và nở ra. Đãi qua một lần nữa để sạch vỏ và vớt ra để ráo nước. Chúng ta không nên quên phần trộn gia vị vào nêm nếm. Sử dụng 4 gram muối và trộn đều lên.

2.5. Thịt ba chỉ và hành khô

Đem rửa thịt thật sạch và để ráo. Thịt thái miếng to đều khoảng 4 cm, sau đó ướp lại với 4 gram thịt nêm và 1 gram tiêu để cho thịt có hương thơm. tiêu cũng sẽ giúp cho bánh chín có mùi thơm và cay nhẹ. 

Hành khô thì bóc sạch vỏ và thái nhỏ.

Có một điều chú ý đó là bạn không nên cho nước mắm vào để ướp thịt gói bánh chưng. Bởi vì cho nước mắm vào sẽ khiến cho bánh chưng gói dùng không để lâu được.

gói bánh chưng

Sơ chế sạch lá dong để bánh đẹp mắt

3. Cách gói bánh chưng truyền thống

Giờ đây, đã tới công đoạn quan trọng nhất. Hãy tham khảo các bước gói bánh đơn giản nhất sau đây và trở thành thợ gói bánh chuyên nghiệp. 

3.1. Xếp lá gói bánh chưng

  • Đầu tiên bạn phải xếp lạt lại thành hình chữ nhật rồi đặt khuôn lên trên. Chiếc khuôn đã được cọ rửa và ngồi chờ khô từ sớm. Có những người khéo tay hơn họ sẽ gói bánh chưng mà không cần dùng đến khuôn, dân gian hay gọi đó là “gói vo”.
  • Xếp lá dong đã gấp vuông vức thành các cạnh hình chữ nhật bên trong khuôn. Khi xếp lá dong sẽ để các mặt có màu xanh đậm vào trong và xanh nhạt bên ngoài để dễ dàng nhìn thấy được độ đậm nhạt lan dần cho bánh có màu đẹp hơn.

3.2. Để nhân vào trong khuân bánh chưng

  • Lấy chén khoảng 200 gram gạo nếp đã được sơ chế vào khuôn, ấn và dàn đều để gạo lấp đầy được khắp đáy khuôn.

gói bánh chưng

Đặt nhân vào khuân bánh chưng

  • Sau đó đến lớp đậu xanh. Tiếp tục cho rải đều 100 gram đậu xanh lên trên. Chúng ta bổ sung một miếng thịt lên rồi lại tiếp tục thêm 100 gram đậu xanh lên phủ kín thịt. Chúng ta không nên rải đậu xanh tràn ra ngoài cạnh khuôn mà nên chừa lại khoảng 1,5 cm.
  • Tiếp tục lấy gạo nếp rải đều lên xung quanh. Đặc biệt chúng ta phải rải phủ kín cả phần đậu xanh. Dùng tay ấn nhẹ phần gạo ở các góc và mặt bánh để gạo nén chặt xuống.

3.3. Gói bánh chưng

  • Gập các cạnh lá lại, những chỗ thừa thì dùng kéo cắt đi cho gọn. 
  • Tay trái giữ cho lá khỏi bung ra, tay phải sẽ lấy khuôn ra đeo vào cổ tay trái. 
  • Đổi tay phải giữ lá rồi bỏ khuôn ra khỏi tay. Kéo hai đầu của lạt lại để cột bánh. Lưu ý ở công đoạn buộc lạt tưởng chừng đơn giản này, bạn phải hết sức chú ý. Bởi nếu bạn buộc chặt quá thì sau khi gói bánh chưng sẽ bị lòi lõm, thiếu thẩm mỹ khi trang khí cũng như khi bóc ra ăn. Buộc lạt quá lỏng thì bánh sẽ dễ bị bung ra sau khi gói và khi nấu có thể khiến nhân bánh rơi ra khỏi vỏ bánh chưng. Vì thế việc buộc sao cho chiếc bánh vừa khít gạo, nhân bên trong chín đều mà còn đẹp thì rất khó. Bí quyết dành cho bạn là buộc lạt sao cho sau khi cột, có thể cho 1 ngón tay út vào dây, không rộng hơn cũng không chặt hơn là được. 
  • Sau khi buộc lạt xong cắt bỏ phần lạt dư để cho bánh nhìn đẹp và gọn hơn.

4. Cách nấu bánh chưng

4.1. Luộc bánh chưng

Ai bảo gói bánh chưng rất khó nhưng thật ra việc luộc bánh chưng chính là công đoạn quan trọng nhất vì luộc bánh chưng sẽ mất rất nhiều thời gian. Phải làm sao cho bánh không bị chèn, phải làm sao cho bánh không bị cháy quá,… 

Thường bánh chưng luộc bằng củi sẽ thơm ngon hơn bình thường.  

Bánh chưng để vào nồi luộc cần được xếp theo chiều thẳng đứng, đổ ngập nước và luộc liên tục trong 8 tiếng. Trước khi xếp thì hãy xếp dưới nồi lá dong còn sót lại để không bị cháy đáy nồi khi luộc.

gói bánh chưng

Xếp bánh chưng vào nồi hấp sao cho đặt được nhiều nhất

Nồi bánh khi sôi xong thì phải giảm lửa ngay. Chúng ta hay thấy trong phim ảnh khi xưa sẽ có hình ảnh những người ngồi canh bánh. Điều đó là cần thiết bởi vì phải căn củi lửa sao cho vừa vặn, đến khi cạn nước thì phải đổ thêm vào.

Khi luộc bánh thấy nước cạn chúng ta phải đổ thêm nước sôi vào cho bánh ngập mặt bánh để bánh chín đều. Nồi bánh chưng cũng phải đủ lửa để đảm bảo nước luôn sôi và không bị thiếu nước. Nước được đổ vào phải là nước sôi bởi vì nước lạnh sẽ khiến cho bánh bị nửa chín nửa sống và bị lai gạo.

4.2. Lấy bánh chưng đã chín ra khỏi nồi

Sau khi luộc xong, vớt bánh chưng ra rửa sạch với nước lạnh cho lá hết nhựa và để ráo nước ở nơi khô thoáng, hoặc phơi ngoài trời nắng. Xếp bánh chưng đã chín thành nhiều lớp và tìm vật nặng đè lên, mục đích để ép bánh ra nước và phẳng đều.

Lưu ý đừng ép quá nặng sẽ khiến cho công sức gói bánh chưng bị bỏ phí đấy. Sau đó treo bánh lên trên cao hoặc chỗ khô ráo trong nhà để dùng lâu hơn.

gói bánh chưng

Thành phẩm bánh chưng nếu làm đúng cách

Thời buổi bây giờ, chúng ta đếm được mấy ai có cơ hội tự tay gói bánh chưng hay ngồi cùng mẹ trò chuyện canh bếp lửa. Ngày nay hiện đại hơn và sự phát triển cũng đã khiến cho chúng ta quên dần cách gói bánh chưng mà đã dần bị dịch vụ hóa những truyền thống quý báu xưa kia. Với người Việt, Tết là một gì đó rất thiêng liêng và những món ăn ngày Tết cũng đóng vai trò không nhỏ. Bánh chưng chính là một món ăn luôn để lại ấn tượng khó phai và là đặc trưng Tết cổ truyền. Vì thế việc gói bánh chưng chính là một trong những điều quan trọng cần được lưu truyền. Chúc các bạn sẽ thành công với cách gói trên và cho ra những chiếc bánh chưng đậm đà hương vị quê hương!

Để luôn hạnh phúc, vui vẻ và thưởng thức ẩm thực Việt Nam và thế giới hay là ăn những món ăn, bữa cơm đạm bạc mà vẫn ngon miệng điều quan trọng là phải có sức khoẻ, có sức khoẻ chúng ta ăn gì cũng ngon nên có câu nói của triết gia nổi tiếng: “Thà làm kẻ ăn mày khoẻ mạnh còn hơn làm ông vua ốm yếu”. Vì vậy bạn và gia đình hãy cùng nhau giữ thói quen luyện tập thể dục tại nhà để mọi người khoẻ mạnh và phòng bệnh tật với các dòng máy tập tại gia của ELipsport như: Máy chạy bộ điện tại nhà hay xe đập tập thể dục nhé

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Gói bánh chưng là một việc làm đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, khéo tay. Do đó, khá khó cho những người mới bắt đầu. Bạn nên tham khảo cách gói đơn giản nhất trong bài viết này.

Việc buộc bánh bằng lạt quá chặt, hoặc quá lỏng đều rất dễ khiến chiếc bánh bị hư, cho ra thành phẩm không ưng ý. Bí quyết dành cho bạn là buộc lạt sao cho sau khi cột, có thể cho 1 ngón tay út vào dây, không rộng hơn cũng không chặt hơn là được.

h. Trong suốt 10-12 tiếng đồng hồ nấu bánh nếu nhiệt độ không ổn định thì bánh sẽ chín không đều, dễ bị chỗ sống chỗ chín. Do đó, cần đảm bảo luôn canh bếp để thêm lửa vào nồi bánh chưng.

Trong khâu sơ chế, hãy ngâm gạo nếp với các loại nước cốt từ các loại lá có màu xanh như lá nếp hoặc lá riềng.

Bạn phải lấy bánh ra từ nồi, lau khô, xếp chồng bánh lên nhau rồi dùng tấm ván gỗ hoặc các vật nặng khác đè lên, để khoảng 3-4 tiếng để cho nước chảy khỏi bánh, tránh cho bánh bị nhão.

Leave a Comment