Công tắc là gì – So sánh ưu điểm với nút nhấn

Công tắc là gì? Nút nhấn là gì? Ưu điểm và nhược điểm của công tắc so với nút nhấn ra nhau? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Công tắc là gì

Công tắc là khí cụ điện bằng tay dùng để đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ hay mạch điều khiển. Công tắc có 2 trạng thái đóng và mở, trạng thái sau khi tác động sẽ được duy trì khi ngưng tác động. Điện áp một chiều có thể hoạt động đến 400V và điện áp xoay chiều lên đến 500V.

Một số công tắc dùng để đóng cắt tải có hộp bảo vệ để tránh sự phóng điện khi đóng, mở. Công tắc hộp làm việc chắc chắn hơn cầu dao, dập hồ quang nhanh hơn vì thao tác có thể nhanh hơn và dứt khoát hơn cầu dao.

công tắc là gì

Công tắc là gì

– Các thông số định mức của công tắc

+ Uđm: điện áp định mức của công tắc

+ Iđm: dòng điện định mức của công tắc

+ Ngoài ra còn có các thông số trong việc thử công tắc như độ bên cơ khí, độ cách điện, độ phóng điện…

Phân loại và cấu tạo, ký hiệu của công tắc

1. Cấu tạo và ký hiệu

– Cấu tạo của công tắc phần chính của công tắc là tiếp điểm đóng mở được gắn trên đế nhựa.

– Ký hiệu của công tắc trong mạch điện:

ký hiệu công tắc

Ký hiệu của công tắc là gì

2. Phân loại

– Theo hình dáng bên ngoài người ta chia công tắc ra làm 3 loại:

+ Loại hở

+ Loại bảo vệ

+ Loại kín

– Dựa trên công dụng và nguyên lý hoạt động có các loại công tắc như sau:

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  2 sơ đồ nguyên lý mạch đảo chiều quay dùng công tắc hành trình

+ Công tắc ngắt trực tiếp

+ Công tắc chuyển mạch (công tắc xoay, công tắc đảo, công tắc vạn năng), dùng để đóng ngắt chuyển đổi mạch điện, đổi nối sao tam giác cho động cơ 3 pha.

+ Công tắc hành trình và cuối hành trình được áp dụng trong các máy tự động để điều khiển tự động hành trình làm việc của mạch điện

+ Công tắc điều khiển từ xa, công tắc wifi được điều khiển từ xa qua sóng RF, Bluetooth, Wifi. Công tắc này bản chất là sử dụng mạch điện tử để điều khiển đóng cắt rơ le.

3. Nguyên lý hoạt động của công tắc là gì

Khi công tắc ở trạng thái mở thì giữa hai tiếp điểm là một khoảng hở không khí, do đó mạch hở nên không có dòng điện trong mạch đèn tắt. Khi công tắc đóng thì hai tiếp điểm của công tắc như nối liền với nhau, do đó mạch kín dòng điện qua điện trở qua đèn làm cho đèn sáng. (Ảnh bên dưới)

nguyên lý hoạt động của công tắc

Nút nhấn là gì

Nút nhấn hay còn gọi là nút điều khiển là một loại khí cụ điện dùng trong mạch để điều khiển các thiết bị khác. Nút nhấn cũng có hai trạng thái đóng và mở, nhưng khác với công tắc trạng thái của nút nhấn sau khi ngưng tác động sẽ trả về trạng thái ban đầu.

nút nhấn là gì

Nút nhấn là gì

Nút nhấn thường được đặt trên bảng điều khiển, ở mặt tủ điện, trên hộp nút nhấn. Nút nhấn có thể bền tới 1 triệu làn đóng không tải và 200.000 lần đóng ngắt có tải. Khi thao tác nhấn nút cần phải dứt khoác để mở hoặc đóng mạch điện.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Giá 2 loại công tắc hẹn giờ KG316T - Hướng dẫn cài đặt chi tiết

Cấu tạo và phân loại, nguyên lý hoạt động nút nhấn

1. Cấu tạo và ký hiệu

– Cấu tạo của nút nhấn gồm hệ thống tiếp điểm thường hở, thường đóng, lò xo và vỏ bảo vệ.

– Ký hiệu của nút nhấn

ký hiệu của nút nhấn

Ký hiệu của nút nhấn là gì

2. Phân loại nút nhấn

– Theo hình dạng, nút nhấn được chia làm 4 loại

+ Loại hở

+ Loại bảo vệ

+ Loại bảo vệ chống nước và chống bụi

+ Loại bảo vệ chống nổ

– Theo yêu cầu điều khiển: nút nhấn chia ra 1 nút, 2 nút, 3 nút

– Theo kết cấu bên trong: nút ấn có loại đèn báo và loại không có đèn báo

3. Nguyên lý hoạt động của nút nhấn là gì

Nguyên lý hoạt động của nút nhấn tương tự như công tắc, nhưng khi tác động thì lò xo bên trong công tắc bị biến dạng, khi ngừng tác động thì lò xo đưa tiếp điểm về trạng thái ban đầu.

Ưu và nhược điểm của nút nhấn so với công tắc là gì

1. Ưu điểm

Do tiếp điểm của nút nhấn trở về trạng thái ban đầu nên thường được sử dụng nhiều hơn trong các tu điện công nghiệp. Sử dụng nút nhấn sẽ đảm bảo khi gặp sự cố thì các thiết bị sẽ không tự động chạy lại, cho đến khi người vận hành kiểm tra sự cố và nhấn lại nút.

Giả sử trường hợp sử dụng nút nhấn để điều khiển động cơ, khi mất điện thì động cơ dừng và khi có điện trở lại động cơ sẽ tự động chạy lại. Điều này có thể gây nguy hiểm cho người và các tải gắn với động cơ.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Giá bán 4 loại công tắc wifi javis - Hướng dẫn cài đặt

2. Nhược điểm

Nút nhấn không thể tự giữ trạng thái sau khi tác động, nên khi muốn điều khiển tải tiếp tục hoạt động sau khi đó cần mạch tự giữ sau khi ngừng tác động.

Khi muốn ngắt tải thì cần sử dụng đến công tắc thường đóng để làm hở mạch điện. Điều này dẫn đến mạch điện phức tạp hơn và chi phí cao hơn so với mạch dùng công tắc.

3. Mạch so sánh công tắc và nút nhấn

Mạch dưới đây là mạch điện cơ bản điều khiển rơ le dùng công tắc và nút nhấn. Mạch sử dụng công tắc đơn giản hơn so với mạch dùng công tắc.

sơ đồ ví dụ

Mạch ví dụ về công tắc và nút nhấn

+ Ở mạch nút nhấn, khi nhấn ON thì mạch kín cuộn dây của rơ le được cấp điện, tiếp điểm thường hở rơ le đóng lại. Do đó khi ngưng tác động nút nhấn ON thì rơ le vẫn được cấp điện qua tiếp điểm thường hở của chính nó. Để ngắt điện của rơ le thì nhấn nút OFF.

+ Ở mạch công tắc, khi tác động thì công tắc đóng, rơ le được cấp điện, ngưng tác động thì công tắc không đổi trạng thái. Để ngắt rơ le thì tác động công tác ngược lại để tiếp điểm công tắc mở.

>>> Xem thêm:

Leave a Comment