TOP 4 loại contactor 3 pha thông dụng nhất, nên chọn loại nào

Top 4 loại contactor 3 pha thông dụng nhất tại Việt Nam, loại nào bán chạy nhất và nên chọn loại nào? Hướng dẫn sơ đồ đấu dây và cách tính chọn công tắc tơ 3 pha theo công suất động cơ!

Khởi động từ 3 pha là gì

Khởi động từ (contactor) 3 pha là loại công tắc điện từ dùng để điều khiển đóng cắt các thiết bị trong mạch động lực. Khởi động từ 3 pha là thiết bị thông dụng nhất trong công nghiệp dùng để điều khiển động cơ 3 pha hoặc thiết bị 3 pha có công suất lớn.

khởi động từ ba pha là gì

Khởi động từ 3 pha là gì

Contactor 3 pha rất đa dạng về kích thước, mẫu mã, công suất từ 6 – 600A với điện áp làm việc lên đến 500V. Contactor thường được sử dụng cùng với rơ le nhiệt để bảo vệ quá tải cho động cơ, khi động cơ bị quá tải rơ le nhiệt sẽ tác động làm cho contactor mở ra (khởi động từ = contactor + rơ le nhiệt)

Giá 4 loại contactor 3 pha thông dụng nhất

1. Contactor 3 pha Chint giá rẻ nhất

Có lẽ nói đến khởi động từ thì Chint là thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất tại Việt Nam, ngoài ra còn có biến tần và khởi động từ Chint. Với mẫu mả đẹp, đa dạng và ưu điểm là giá rẻ nhất nên được đông đảo khách hàng sử dụng.

Nhược điểm của contactor 3 pha chint là nếu hoạt động đúng công suất sẽ dễ bị nóng, do đó nên chọn contactor có dòng lớn hơn dòng tính toán. Mặc dù vậy giá thành vẫn rẻ hơn so với các loại contactor khác có công suất nhỏ hơn.

Contactor Chint có các dòng là NC7, NC6, NC1, NC8, NXC, trong đó hai dòng được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam là NC1 và NXC.

Giá bán contactor chint chỉ từ 99.000đ

contactor 3 pha chint

Giá các dòng contactor Chint ở Shopee

– Dòng contactor NC1

+ Dòng điện hoạt động định mức Ie: 9A, 12A … 95A

+ Điện áp hoạt động lên đến 690V

+ Điều áp cuộn dây loại xoay chiều: 24V, 36V … 660V

+ Điện áp cuộn dây loại DC: 24V, 36V, 48V, 110V, 220V

+ Loại tiếp điểm phụ: 1NO, 1NC, 1NO và 1NC

+ Loại tiếp điểm chính: 3NO, 4NO, 2NO và 2NC

– Dòng contactor NXC

+ Dòng điện hoạt động Ie: 6A – 630A

+ Điện áp hoạt động Ue: 220V – 690V

+ Điện áp cách điện: 690V, 1000V

+ Số cực: 3P và 4P

+ Loại điện áp điều khiển cuộn coil: AC, DC, AC và DC

2. Contactor 3 pha LS (khuyên dùng)

Contactor 3 pha LS là sản phẩm nổi tiếng của một thương hiệu Hàn Quốc, là một trong những lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam.

Có hai dòng contactor LS phổ biến là GMC và MC. Trong đó dòng GMC có xuất xứ từ Trung Quốc, còn dòng MC mới là sản phẩm chính hãng từ Hàn Quốc.

+ Dòng contactor LS MC hoạt động bền bỉ hơn, chạy lâu không nóng không nghe mùi nhựa.

+ Dòng Contactor LS GMC có giá rẻ hơn nhiều nhưng dễ bị nóng nên khi chọn contactor cần chọn dòng định mức lớn hơn dòng tính toán.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Top 4 loại contactor 1 pha thông dụng - Đặc tính, sơ đồ đấu dây

Giá bán contactor LS chỉ từ 103.000đ

congtactor 3 pha ls

Giá các contactor LS ở Shopee

– Thông số contactor LS

+ Điện áp cuộn hút cuộn dây

    Loại xoay chiều AC: 24, 32, 36, 42, 48, 80, 550VAC

    Loại một chiều DC: 12, 20, 24, 48, 60, 80, 250VDC

+ Dòng điện định mức In: 6, 9, 12 … 800A

+ Điện áp làm việc Ue lên đến 690V

+ Điện áp cách điện 1000V

+ Tốc độ làm việc tối đa 1800 lần/giờ

+ Tiếp điểm chính: 3P hoặc 4P

3. Công tắc tơ 3 pha Mitsubishi

Khi nhắc đến những quy trình công nghệ tiên tiến thì không thể không nhắc đến thương hiệu nổi tiếng là Mitsubishi. Chất lượng và sự tin cậy là những gì mà contactor hãng Mitsubishi mang lại cho khách hàng.

Contactor 3 pha Mitsubishi có ưu điểm cấu tạo chắc chắn, độ bền cao, tuổi thọ lâu dài, tốc độ đóng cắt nhanh chóng. Có hai dòng thông dụng: Dòng S-T và dòng S-N.

Giá bán contactor Mitsubishi từ 210.000đ

công tắc tơ mitsubishi

Giá các contactor Mitsubishi ở Shopee

– Thông số công tắc tơ Mitsubishi

+ Sản xuất theo tiêu chuẩn 5S: Kích thước nhỏ gọn, tiêu chuẩn về chất lượng và thiết kế, an toàn và chất lượng, dây dẫn thông minh, tiêu chuẩn toàn cầu.

+ Dòng điện làm việc In: 9, 12 … 800A

+ Điện áp làm việc định mức: 440V

+ Điện áp cuộn hút: 12, 24 … 550V AC

+ Điện áp cách điện: 690V

+ Số cực tiếp điểm chính: 3P

+ Loại tiếp điểm phụ: 1NO, 1NC, 2NO, 2NC

4. Công tắc tơ 3 pha Schneider

Dẫn đầu trong lĩnh vực thiết bị tự động hóa, Schneider luôn luôn giữ vững vị trí của mình trên thị trường Việt Nam. Contactor Schneider là thương hiệu nổi tiếng của Pháp, với ưu điểm độ bền, tuổi thọ cao, mẫu mã đẹp.

Công tắc tơ 3 pha schneider nên được sử dụng cùng các thiết bị schneider khác để tạo sự đồng bộ. Do giá thành và tuổi thọ của thiết bị Schneider cao không nên sử dụng cùng với các loại công tắc tơ của hãng kém chất lượng.

Có hai dòng công tắc tơ 3 pha Schneider thông dụng là LC1D và LC1E.

Giá contactor 3 pha Schneider có từ 290.000đ

công tắc tơ schneider

Giá các contactor Schneider ở Shopee

– Công tắc tơ LC1D thuộc dòng Tesys D

+ Dòng định mức 9 – 150A.

+ Điện áp làm việc định mức: 500V

+ Điện áp cuộn hút: AC, DC hoặc DC tiêu thụ ít điện năng

+ Điện áp cách điện: 690 hoặc 1000V

+ Tiếp điểm chính: 3P hoặc 4P

+ Tiếp điểm phụ: Có sẵn 1NO và 1NC

– Công tắc tơ LC1E thuộc dòng Eassypact

+ Dòng định mức: 6 – 630A.

+ Điện áp làm việc định mức: 690V

+ Điện áp cuộn hút: 24, 36 … 440V AC

+ Tiếp điểm chính: 3P

+ Tiếp điểm phụ: 1NO, 1NC, 1NO và 1NC.

Có nên mua công tắc tơ 3 pha trực tuyến không và mua loại nào?

Trả lời câu hỏi liệu có nên mua công tắc tơ 3 pha trên sàn thương mại điện tử hay không. Câu trả lời khách quan là tùy theo mục đích và ứng dụng quyết định mua trực tuyến hoặc mua tại công ty tự động hóa.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  4 loại công tắc đảo chiều động cơ từ xa - sơ đồ và hướng dẫn chi tiết

Khách hàng mua công tắc tơ 3 pha trên sàn thương mại điện tử khi mua với số lượng ít hơn 10 bộ và đòi hỏi phải biết chút ít về sơ đồ đấu nối.

Ưu điểm khi mua công tắc tơ 3 pha trực tuyến:

+ Giá rẻ ưu đãi hơn do không tốn chi phí mặt bằng, nhân viên bán hàng. Dễ dàng so sánh giá giữa các cửa hàng trên sàn.

+ Công tắc tơ đa dạng về công suất không lo không có hàng, hết hàng.

+ Giao hàng tận nơi, thanh toán sau khi kiểm tra hàng.

+ Chính sách đổi hàng hoặc hoàn tiền nếu sản phẩm bị lỗi trong vòng 3 ngày nên yên tâm về hàng giả hay sản phẩm bị hỏng.

+ Nếu sản phẩm chính hãng thì vẫn áp dụng các chính sách bảo hành như mua tại cửa hàng.

+ Bên cạnh đó nhược điểm của mua công tắc tơ trực tuyến là không được hỗ trợ kỹ thuật và bảo hành nhanh như khi mua ở các công ty tự động hóa.

Nên mua công tắc tơ loại nào?

Contactor 3 pha LS là sản phẩm phù hợp cho nhiều ứng dụng của khách hàng nhất, do về độ ổn định thì LS cao hơn công tắc tơ chint nhưng giá chênh lệch giữa hai loại này không cao.

Trong khi đó thì Công tắc tơ Mitsubishi và Schneider với giá thành cao chỉ thích hợp cho các ứng dụng đòi hỏi tuổi thọ dài lâu, ít bảo trì và sử dùng cùng với các thiết bị khác cùng hãng. Nếu bạn đang sử dụng các thiết bị CB (aptomat) LS nhưng sử dụng công tắc tơ Mitsubishi hoặc Schneider thì sẽ không mang lại hiệu quả cao.

Sơ đồ đấu dây contactor 3 pha

Điều khiển contactor bằng công tắc 2 vị trí

Sơ đồ mạch điều khiển contactor ba pha đơn giản sử dụng công tắc 2 vị trí như hình bên dưới. Công tắc được mắc nối tiếp với cuộn dây của contactor K và nối với nguồn (dây L), chân còn lại của cuộn dây nối với thường đóng của rơ le nhiệt.

Khi có sự cố quá tải thì thường đóng rơ le nhiệt sẽ mở ra ngắt điện cuộn dây K. Đồng thời bóng đèn được nối với thường hở của rơ le nhiệt nên sẽ phát sáng báo lỗi khi gặp sự cố.

sơ đồ đấu dây khởi động từ 3 pha dùng công tắc

Sơ đồ đấu dây contactor sử dụng công tắc 2 vị trí

Các chân L1, L2, L3 của contactor được nối với 3 dây pha nguồn. Ngõ ra của contactor nối trực tiếp với ngỏ vào của rơ le nhiệt bằng vít nên không cần nối dây. Ngõ ra của rơ le nhiệt nối với 3 dây của động cơ.

=> Ta thấy rơ le nhiệt chỉ bảo vệ quá tải gián tiếp bằng cách điều khiển việc ngắt contactor. Rơ le nhiệt không trực tiếp ngắt điện khỏi động cơ bằng tiếp điểm chính của nó.

– Nguyên lý hoạt động:

+ Khi công tắc chuyển từ mở sang đóng thì cuộn dây contactor K được cấp điện nên contactor K hút. Khi đó tiếp điểm chính của contactor K đóng lại cho phép dòng điện từ nguồn đi qua contactor vào động cơ.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Giá 3 loại module relay 5v đến 30v - Hướng dẫn sử dụng chi tiết

+ Khi tác động công tắc chuyển sang trạng thái mở, cuộn K bị ngắt điện nên contactor trở về trạng thái ban đầu. Tiếp điểm chính của contactor mở ra nên động cơ không được cấp điện và ngừng quay.

Điều khiển contactor bằng 2 nút nhấn

Trong công nghiệp, thay vì sử dụng 1 công tắc 2 vị trí người ta sẽ sử dụng 2 nút nhấn để bật và tắt riêng. Mục đích của mạch này là để đảm bảo an toàn vì động cơ không tự động chạy lại sau khi mất nguồn.

– Nguyên lý hoạt động:

+ Khi nhấn nút ON (Start) cuộn dây K được cấp điện nên tiếp điểm của contactor K đóng lại, cấp điện cho động cơ hoạt động. Đồng thời tiếp điểm thường hở K đóng lại tự giữ trạng thái đóng của K sau khi nhã nút nhấn ra.

+ Khi nhấn nút OFF (Stop) thì cuộn K bị ngắt điện, tiếp điểm của contactor K trở về trạng thái hở nên động cơ ngừng hoạt động.

sơ đồ đấu dây công tắc tơ 3 pha dùng nút nhấn

Sơ đồ đấu dây contactor dùng 2 nút nhấn

Tính toán chọn khởi động từ 3 pha

– Công suất động cơ 3 pha

Công suất sẽ được tính bằng công thức: P = √3UIcosφ. Với :

+ P là công suất định mức của động cơ (W)

+ I là dòng điện hoạt động định mức của động cơ (A)

+ U là điện áp hoạt động (V)

+ Cosφ là hệ số công suất, thông số này thường chọn là 0,85. Cosφ có thể nhỏ hơn nếu nhà máy sử dụng nhiều động cơ và không có tụ bù công suất.

– Tính dòng định mức cho contactor 3 pha

Ta có dòng điện định mức động cơ: Iđm=P/(1,73.Uđm.Cosφ)

=> chọn dòng định mức cho contactor IMC = (1,2 – 1,5).Iđm

– Ví dụ tính chọn contactor:

Giả sử ta có động cơ 3 pha 380V, 10 HP (hay 7,5 kW), Cosφ là 0,85.

=> Iđm = 7,5.1000/(1,73.380.0.85)

<=> Iđm = 13,42 A

Để chọn nhanh thì ta sẽ tính dòng điện động cơ là Iđm = 2P. Ở ví dụ này thì Iđm = 2.7,5 => IMC = 15 A

Khi đó ta tính được dòng điện contactor:

IMC = 1,5.Iđm

<=> IMC = 22,5 A

=> Ta sẽ chọn contactor 25A

– Chọn rơ le nhiệt

Trong trường hợp cần bảo vệ quá tải cho động cơ người ta sử dụng thêm rơ le nhiệt. Rơ le nhiệt sẽ chọn theo Catalog của nhà sản xuất và căn cứ vào dòng định mức động cơ (Iđm = 15A)

=> Chọn rơ le nhiệt: 12 – 18 A và chỉnh núm xoay về số 15. Khi động cơ chạy với dòng điện trên 15A trong thời gian đủ lâu thì rơ le nhiệt tác động, bảo vệ động cơ không bị nóng và cháy.

>>> Xem thêm:

4 loại công tắc tơ 1 pha thông dụng – đặc tính, sơ đồ đấu dây, cách tính chọn contactor

Giá 3 mô đun rơ le – sơ đồ nguyên lý, các sử dụng từng mô đun

4 sơ đồ mạch sao tam giác – phân tích ưu nhược điểm từng mạch

Leave a Comment