Danh sách các loại nhiệt kế và công dụng bạn nên biết 2022 | Mytranshop.com

Nhiệt kế là gì và thiết bị này có công dụng gì? Cấu tạo của chúng ra sao? Nguyên lý hoạt động như thế nào? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn danh sách các loại nhiệt kế và công dụng của chúng.

Nhiệt kế là một loại dụng cụ y tế được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Trên thị trường đang bày bán rất nhiều loại nhiệt kế với đa dạng mẫu mã và cách sử dụng khác nhau, có cả những loại dành riêng cho trẻ sơ sinh khá tiện dụng. Mỗi gia đình nên trang bị cho mình một loại nhiệt kế để sử dụng những lúc cần thiết. Bài viết này sẽ giúp bạn kể tên các loại nhiệt kế và nêu công dụng để bạn có thêm kiến thức về lĩnh vực này.

1. Khái niệm nhiệt kế là gì?

các loại nhiệt kế và công dụng của chúng

Hình ảnh các loại nhiệt kế phổ biến nhất

Trước khi biết đến các loại nhiệt kế và công dụng của chúng, bạn cần hiểu được khái niệm của thiết bị này. Nhiệt kế là từ dùng để chỉ một dụng cụ dùng để đo và đưa ra nhiệt độ của một ứng dụng hoặc một điều kiện cụ thể. Từ “nhiệt kế” được bắt nguồn từ hai đoạn chữ Hy Lạp. “Nhiệt” có nghĩa là nhiệt độ và “kế” nghĩa là đo lường. Chung quy lại, nhiệt kế là công cụ được người ta sử dụng để đo nhiệt độ hoặc độ gradient bằng cách sử dụng nhiều nguyên tắc không giống nhau. Với nhiệt kế, người ta có thể đo được nhiệt độ chất lỏng, chất rắn hoặc khí.

Nhiệt kế được cấu tạo từ 2 bộ phận chính bao gồm:

  • Phần hiển thị thông tin kết quả thu được sau khi đo
  • Phần cảm biến nhiệt có tác dụng đo nhiệt độ

2. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế

2.1. Cấu tạo

Hầu hết những loại nhiệt kế đều có cấu tạo giống nhau:

  • Phần cảm biến nhiệt độ: bầu này sẽ đựng rượu hay thuỷ ngân ở bên trong
  • Phần hiển thị kết quả: đây là thang chia vạch ở trên nhiệt kế.

Nhiệt kế điện tử sẽ thường được sử dụng phổ biến trên các dụng cụ thường ngày. Ví dụ như trên Lịch Vạn niên, trong các máy đo của y học,… Hoặc nhà sản xuất cũng có thể thay bằng máy biến đổi tín hiệu và hiện số liệu.

2.2. Nguyên tắc hoạt động 

Việc sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ có thể dùng bằng nhiều cách khác nhau. Điều đó còn tùy vào mục đích bạn đo chất rắn, lỏng hay khí của người đo. Nhiệt kế sẽ được tạo ra từ 2 yếu tố chính: phần cảm biến nhiệt độ và môi trường cho phép hiển thị số vật lý cho người đọc theo dõi.

Thật ra nguyên lý hoạt động chung của nhiệt kế tương đối đơn giản. Đó là khi tiếp xúc với nóng sẽ nở ra. Còn gặp lạnh sẽ co vào. Ví dụ như để vào nước nóng sẽ bay hơi và tăng lên, còn gặp lạnh thì co vào và hiện thấp xuống. Hiện nay, các đơn vị nhiệt độ tiêu chuẩn thường được thấy trên nhiệt kế như Celsius (ký hiệu °C) và được sử dụng nhiều ở Canada và Anh. Còn Fahrenheit (ký hiệu °F) sẽ được sử dụng ở Mỹ. Ngoài ra các nhà khoa học trong công trình nghiên cứu còn sử dụng thêm ký hiệu Kelvin.

Nhiệt kế là thiết bị để đo nhiệt độ

Nhiệt kế là thiết bị để đo nhiệt độ

3. Tên các loại nhiệt kế và công dụng của chúng

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại nhiệt kế khác nhau để dùng trong phòng thí nghiệm và trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là các loại nhiệt kế y tế bao gồm:

  • Nhiệt kế thủy ngân: Được phát minh từ rất lâu đời và cho đến nay vẫn được dùng khá phổ biến
  • Nhiệt kế điện tử: Là một thiết bị hiện đại, có thể đo được nhiệt độ ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể
  • Nhiệt kế hồng ngoại: Thiết bị hiện đại này vô cùng an toàn trong khi sử dụng và đưa ra kết quả với độ chính xác cao.

Ngoài các loại nhiệt kế và công dụng của chúng được kể trên ra thì còn một số loại khác như nhiệt kế điện, nhiệt kế chất lỏng hoặc những loại nhiệt kế chuyên dụng như nhiệt kế độ sâu, nhiệt kế đảo… Trong bài viết này, cùng đi sâu tìm hiểu chi tiết 3 loại nhiệt kế đo nhiệt độ phổ biến kể trên. 

3.1. Nhiệt kế thủy ngân

các loại nhiệt kế và công dụng của chúng

Hình ảnh các loại nhiệt kế: Nhiệt kế thủy ngân

Trong các loại nhiệt kế y tế, nhiệt kế thủy ngân có từ lâu đời và được sử dụng nhiều nhất tại các cơ sở y tế trên khắp cả nước. Vị trí được lựa chọn khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân là nách vì đây là nơi cho kết quả gần đúng với nhiệt độ ở bên trong cơ thể.

Loại nhiệt kế này hoạt động dựa trên nguyên lý giãn nở của thủy ngân. Khi nhiệt độ thay đổi, cột chạy sẽ mở rộng hoặc kéo tuột thủy ngân trong ống. Bằng cách này, bạn sẽ biết được số liệu xác nhận mức hiệu chuẩn của thang đo nhiệt độ.

Ưu điểm khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân:

  • Giá thành khá rẻ giúp tiết kiệm chi phí cho người dùng.
  • Cấu tạo khá đơn giản nên dễ dàng thao tác và sử dụng, mọi đối tượng đều có thể dùng được. Đây được xem là một thiết bị vô cùng tiện lợi được hầu hết các gia đình và bệnh viên sử dụng.
  • Nếu được sử dụng đúng cách thì kết quả thu được từ nhiệt kế thủy ngân có độ chính xác cao không kém nhiệt kế điện tử.
  • Có thể đo liên tục cho nhiều người nếu vị trí đo nhiệt độ là nách.

Nhược điểm khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân:

  • Mất từ 3 đến 5 phút để cho được kết quả, vì thế sẽ khó nếu đo cho trẻ nhỏ quấy khóc và phải giữ yên bé.
  • Vạch hiển thị kết quả thường nhỏ và dễ bị mờ.
  • Vì có cấu tạo đơn giản nên nhiệt kế thủy ngân không có chức năng hiện đại, chẳng hạn như cảnh báo sốt cao.
  • Nếu bạn sử dụng sai cách thì kết quả thu được sẽ không chính xác.
  • Có nguy cơ bị vỡ cao, nếu bị vỡ sẽ khiến thủy ngân bay hơi gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

3.2. Nhiệt kế điện tử – kỹ thuật số

các loại nhiệt kế và công dụng của chúng

Nhiệt kế điện tử

Nhiệt kế điện tử là một thiết bị hiện đại ứng dụng công nghệ cảm ứng bức xạ hồng ngoại để đo nhiệt độ cơ thể. Ngày nay, người tiêu dùng rất ưa chuộng sử dụng nhiệt kế điện tử. Vì nó có tốc độ đo nhanh và cho kết quả chính xác. Nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ bằng cách kẹp nách, đo trong miệng hoặc trong trực tràng. Chỉ với vài thao tác đơn giản, nhanh chóng, bạn sẽ nhận được kết quả với độ chính xác cao.

Nguyên lý hoạt động của nhiệt kế điện tử chính là sử dụng cảm biến nhiệt để đo nhiệt độ. Phần cảm biến này được nối với một bảng vi mạch điện tử đã lập trình sẵn. Trong quá trình đo nhiệt độ, phần cảm biến sẽ thu thập thông tin và truyền đến bảng điều khiển. Sau đó, kết quả đo được sẽ hiển thị trên màn hình.

Ưu điểm khi sử dụng nhiệt kế điện tử:

  • An toàn và phù hợp với tất cả mọi đối tượng.
  • Được chế tạo từ chất liệu cao cấp với khả năng chịu va đập tốt, không cần lo bị nứt vỡ.
  • Cho kết quả nhanh chóng và chính xác chỉ sau từ 5 đến 10 giây.
  • Dễ sử dụng, dễ thao tác, có thể dùng để đo ở nhiều vị trí trên cơ thể.

Nhược điểm của nhiệt kế điện tử:

  • Giá thành cao hơn so với nhiệt kế thủy ngân.
  • Độ chính xác của nhiệt kế điện tử thường sai lệch khoảng 0,2 – 0,5 độ C so với nhiệt kế thủy ngân.

3.3. Nhiệt kế hồng ngoại

Một cái tên mới nổi trong danh sách các loại nhiệt kế và công dụng của chúng chính là nhiệt kế hồng ngoại. Đây là loại nhiệt kế cho phép bạn đo được nhiệt độ mà không cần phải chạm vào vật thể được đo. Nguyên lý hoạt động của nhiệt kế hồng ngoại dựa vào lượng hồng ngoại mà cơ thể tỏa ra. Bất kỳ vật thể nào có nhiệt độ trên -273 độ C đều phát ra bức xạ nhiệt hay sóng hồng ngoại và cơ thể chúng ta cũng vậy. Phần cảm biến hồng ngoại sẽ đo được mức năng lượng phát ra, sau đó tính toán và bạn sẽ nhận được kết quả qua con số hiển thị trên màn hình LCD của thiết bị. Nhiệt kế hồng ngoại cho phép bạn đo trán, đo tai hoặc cũng có những loại tích hợp đo cả trán và tai.

Ưu điểm của nhiệt kế hồng ngoại:

  • Dễ dàng sử dụng: Bạn chỉ cần hướng nhiệt kế vào vật cần đo, nhấn nút bấm và đọc kết quả hiển thị trên màn hình.
  • Cho kết quả với độ chính xác cao và sai số rất nhỏ.
  • Không có sự tiếp xúc giữa nhiệt kế và vật cần đo nên bạn có thể ứng dụng thiết bị này trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống.
  • Bạn có thể dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của những vật kích thước lớn.
  • Có lợi ích tốt khi dùng để đo ở những khu vực nguy hiểm như nơi có chất độc hại, thiết bị điện, đo điều kiện khắc nghiệt…

Nhược điểm khi sử dụng nhiệt kế hồng ngoại:

  • Giá thành cao
  • Tuy cho kết quả trong thời gian ngắn nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như điều hòa, gió quạt mồ hôi…
  • Hoạt động bằng điện năng nên nếu điện yếu hoặc không đủ thì nhiệt kế hồng ngoại sẽ không thể hoạt động được.

các loại nhiệt kế và công dụng của chúng

Nhiệt kế hồng ngoại

4. Công dụng của nhiệt kế

Nhiệt kế có công dụng chính là dùng để đo nhiệt độ, được sử dụng cho nhiều mục đích và nhu cầu khác nhau từ gia đình đến y tế và các ngành công nghiệp. Công dụng của chúng có thể kể đến là:

  • Gắn trong động cơ hoặc mang để theo dõi.
  • Trong hệ thống điều hòa không khí.
  • Dùng trong giao thông vận tải và kiểm tra ô tô
  • Đo kiểm tra chất lượng thực phẩm.
  • Dùng trong khảo sát các tòa nhà nhằm phát hiện rò rỉ hoặc độ ẩm.
  • Dùng để phát hiện những vấn đề tiềm ẩn.  
  • Dùng để xác định các tổn thất năng lượng cũng như cách nhiệt kém, các vấn đề về hệ thống ống nước và lỗi điện.
  • Dùng trong phòng lưu trữ và phòng thí nghiệm.
  • Để kiểm tra nhiệt độ cơ thể.

Vì các loại nhiệt kế và công dụng của chúng khá nhiều nên điều quan trọng là bạn cần chọn đúng loại phù hợp với mục đích sử dụng.

5.  Lưu ý khi dùng nhiệt kế cho bé

5.1. Không nên dùng nhiệt kế thủy ngân cho trẻ sơ sinh

Có một lời khuyên chân thành cho các bà mẹ chính là không nên sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân cho trẻ sơ sinh. Bởi vì nhiệt kế này vô cùng dễ vỡ và gây ra nguy hiểm cho bé. Bên cạnh đó, để có thể có kết quả đo chính xác thì chúng ta phải cặp nhiệt kế khoảng từ 3-5 phút. Điều này sẽ gây khó khăn cho trẻ sơ sinh.

5.2. Vệ sinh kỹ nhiệt kế trước và sau khi dùng

Trước và sau khi sử dụng nhiệt kế thì chúng ta phải cần tiệt trùng dụng cụ. Như vậy sẽ hạn chế được các bệnh lây lan qua cho trẻ. Đặc biệt nhất với loại nhiệt kế sử dụng qua miệng hay hậu môn. Tốt nhất bạn nên sát khuẩn bằng cồn rồi bảo quản tại nơi khô ráo. Nhiệt kế dùng vùng nào thì chỉ sử dụng ở riêng vị trí ấy.

5.3. Dùng nhiệt kế thương hiệu uy tín

Việc lựa chọn nhiệt kế từ các thương hiệu uy tín sẽ giúp bạn phần nào hạn chế được những rủi ro. Bên cạnh đó cũng giúp cho chúng ta khi sử dụng yên tâm hơn về chất lượng và an toàn. Hãy lựa chọn những sản phẩm đến từ các thương hiệu lớn và đảm bảo được uy tín để sử dụng nhé.

5.4. Theo dõi bé khi dùng nhiệt kế

Khi dùng nhiệt kế thì mẹ nên theo dõi bé cẩn thận. Đặc biệt khi đo tại những vị trí như tai, họng hay trực tràng. Hãy luôn theo sát để tránh sự cố không đáng có cho cả mẹ lẫn bé.

5.5. Để tránh xa tầm tay của bé

Bạn không nên cho bé đụng vào nhiệt kế. Đặc biệt là nhiệt kế làm từ thuỷ tinh sẽ khá dễ vỡ. Khi vỡ, thủy ngân bên trong sẽ chảy ra gây hại cho sức khoẻ bé. Do đó tốt nhất phụ huynh nên đặt những loại nhiệt kế tránh xa tầm tay của bé. Không cho bé tiếp xúc hay chỉ là cầm chơi đôi chút thôi.

Nhiệt kế là một thiết bị hữu ích, mang đến nhiều công dụng trong cuộc sống hàng ngày. Những thông tin trên đã liệt kê giúp bạn các loại nhiệt kế và công dụng của chúng một cách đầy đủ. Mong rằng bạn sẽ chọn được một thiết bị phù hợp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình. Thường xuyên theo dõi trang Elipsport để có thêm những thông tin hay và kiến thức sức khoẻ bạn nhé.

Người việt chúng ta có câu nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” hay “Có sức khoẻ là có tất cả” và một nhà hiền triết đã từng nói: “Thà làm một kẻ ăn mày khoẻ mạnh còn hơn một ông vua ốm yếu”, vì vậy chúng ta hãy cùng nhau luyện tập thể dục tại nhà mọi lúc cùng Elipsport với các dòng máy chạy bộ Elip hoặc xe đạp tập, nếu gia đình khá giả bạn hãy cân nhắc một chiếc ghế massage sau một ngày mệt nhọc để thư giãn, giảm stress để có một giấc ngủ ngon nhé.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Nhiệt kế là từ dùng để chỉ một dụng cụ dùng để đo và đưa ra nhiệt độ của một ứng dụng hoặc một điều kiện cụ thể. Từ “nhiệt kế” được bắt nguồn từ hai đoạn chữ Hy Lạp. “Nhiệt” có nghĩa là nhiệt độ và “kế” nghĩa là đo lường. Chung quy lại, nhiệt kế là công cụ được người ta sử dụng để đo nhiệt độ hoặc độ gradient bằng cách sử dụng nhiều nguyên tắc không giống nhau. Với nhiệt kế, người ta có thể đo được nhiệt độ chất lỏng, chất rắn hoặc khí.

Nhiệt kế được cấu tạo từ 2 bộ phận chính bao gồm: Phần hiển thị thông tin kết quả thu được sau khi đo và phần cảm biến nhiệt có tác dụng đo nhiệt độ.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại nhiệt kế khác nhau để dùng trong phòng thí nghiệm và trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là các loại nhiệt kế y tế bao gồm: Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại.

Giá thành của nhiệt kế thủy ngân khá rẻ giúp tiết kiệm chi phí cho người dùng; Cấu tạo khá đơn giản nên dễ dàng thao tác và sử dụng, mọi đối tượng đều có thể dùng được. Đây được xem là một thiết bị vô cùng tiện lợi được hầu hết các gia đình và bệnh viên sử dụng; Nếu được sử dụng đúng cách thì kết quả thu được từ nhiệt kế thủy ngân có độ chính xác cao không kém nhiệt kế điện tử; Có thể đo liên tục cho nhiều người nếu vị trí đo nhiệt độ là nách.

Nên. Đây là loại nhiệt kế cho phép bạn đo được nhiệt độ mà không cần phải chạm vào vật thể được đo. Nguyên lý hoạt động của nhiệt kế hồng ngoại dựa vào lượng hồng ngoại mà cơ thể tỏa ra. Bất kỳ vật thể nào có nhiệt độ trên -273 độ C đều phát ra bức xạ nhiệt hay sóng hồng ngoại và cơ thể chúng ta cũng vậy. Phần cảm biến hồng ngoại sẽ đo được mức năng lượng phát ra, sau đó tính toán và bạn sẽ nhận được kết quả qua con số hiển thị trên màn hình LCD của thiết bị. Nhiệt kế hồng ngoại cho phép bạn đo trán, đo tai hoặc cũng có những loại tích hợp đo cả trán và tai.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Khám phá 100 mẫu trần thạch cao phòng khách hiện đại mới nhất 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment