Dấu Hiệu Của Bệnh Rối Loạn, Suy Nhược Thần Kinh Tim 2022 | Mytranshop.com

Dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh tim hay còn gọi là suy nhược thần kinh tim cụ thể trong bài viết sau đây giúp bệnh nhân nhận biết sớm nhất để kịp thời điều trị.

Rối loạn thần kinh tim thường là một trong các chứng rối loạn lo âu, khiến người bệnh tin rằng mình bị bệnh tim nhưng thực ra trái tim họ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Nỗi sợ hãi mình bị bệnh tim khiến các triệu chứng ngày càng trầm trọng. Rối loạn thần kinh tim không gây nguy hiểm nhưng gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh tim để biết được bản thân có đang mắc căn bệnh này hay không. 

1. Bệnh rối loạn thần kinh tim là gì?

dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh tim

Bệnh rối loạn thần kinh tim

Thần kinh tim là khái niệm dùng để chỉ hệ thần kinh thực vật. Đây được xem là hệ thần kinh nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. Hệ thần kinh thực vật thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể một cách tự động, không bị phụ thuộc vào não bộ như mạch máu, tim, ruột, gan, dạ dày, thận, nhịp tim, bàng quang, huyết áp,…

Bệnh rối loạn thần kinh tim là hiện tượng dây thần kinh thực vật bị rối loạn. Điều này có liên quan đến một số tình trạng như tim đập chậm hoặc tim đập nhanh, choáng váng, dễ hồi hộp, ngất xỉu hay loạn nhịp tim, chóng mặt, huyết áp tăng… Chưa kể, người bệnh còn cảm thấy đau tức ngực, đau nhói vùng ngực hoặc vùng tim, mệt mỏi…

Bệnh rối loạn thần kinh tim không phải là một căn bệnh tim thực thể. Điều này đồng nghĩa với việc tim của bệnh nhân vẫn mạnh khỏe, không hề có bất kỳ vấn đề tổn thương nào ở tim. Đây cũng là nguyên nhân lý giải cho việc vì sao khi đi khám và thực hiện các xét nghiệm như siêu âm tim hay điện tâm đồ nhưng bác sĩ lại không nhận thấy được tổn thương bệnh lý hay bất thường nào của tim.

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn thần kinh tim?

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn thần kinh tim bao gồm:

  • Bệnh nhân bị chấn thương tâm lý, căng thẳng, rối loạn lo âu, cảm xúc thay đổi thất thường như sợ hãi, giận dữ, đau buồn…
  • Người bệnh bị rối loạn nồng độ ion cơ tim: Đây là trường hợp thường xảy ra khi người bệnh bị mất nước, sốt hoặc do ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc điều trị.
  • Bệnh nhân ít vận động thể chất, lạm dụng quá nhiều chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê, trà đặc…
  • Do một số tác động khách quan bên ngoài như khói bụi, sống trong môi trường bị ô nhiễm.

3. Dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh tim

3.1. Sự thay đổi về nhịp tim

dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh tim

Huyết áp thay đổi thất thường là một trong các dấu hiệu bị rối loạn thần kinh tim

Sự thay đổi rõ rệt nhất mà người bệnh có thể cảm nhận được đó chính là sự thay đổi của trái tim. Cụ thể:

  • Huyết áp lúc tăng lúc giảm thất thường.
  • Nhịp tim đập trở nên nhanh hơn hoặc chậm hơn. 
  • Hay cảm thấy hồi hộp.
  • Cơ hoành vùng ngực bị rối loạn chức năng dẫn tới cảm giác khó thở.
  • Đau tức vùng ngực. 
  • Tim đập nhanh bất thường và liên tục, đặc biệt là khi làm việc quá sức và tâm trạng căng thẳng. 
  • Thường xuyên bị chóng mặt, mệt mỏi, kiệt sức dù không làm việc nặng. Tình trạng này thậm chí rất khó hồi phục dù đã nghỉ ngơi là dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh tim.

3.2. Phản ứng của cơ thể trước sự thay đổi thời tiết

  • Khi thời tiết thay đổi, vận mạch của người bệnh bị rối loạn. Dẫn tới người bệnh cảm thấy đau đầu, tâm trạng đột nhiên lo lắng, buồn phiền dù không có nguyên do cụ thể.
  • Khi thời tiết thay đổi, một số bệnh nhân còn cảm thấy đau nhức xương, khớp. 

3.3. Sự thay đổi của các cơ quan trong cơ thể

  • Thêm một dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh tim chính là cảm giác ăn no nhanh hơn trước đây, dễ bị đầy hơi. Ngoài ra, có người còn bị tiêu chảy hoặc táo bón. Nguyên nhân là do khả năng co bóp của dạ dày bị rối loạn. Từ đó, cơ thể bị rối loạn tiêu hóa. 
  • Khó đi tiểu, đi tiểu không tự chủ được. Lý do là bởi đường tiết niệu bị rối loạn thậm chí là nhiễm khuẩn. 
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Giảm ham muốn với tình dục.

dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh tim

Rối loạn chức năng của dạ dày là dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh tim

3.4. Sự thay đổi bên ngoài cơ thể

  • Đột nhiên lượng mồ hôi tiết ra giảm hoặc tăng so với bình thường là một dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh tim. Nguyên nhân là do tuyến mồ hôi bị rối loạn.
  • Khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể theo môi trường bên ngoài bị giảm. 
  • Rụng tóc, da khô, bong tróc, nứt nẻ.
  • Phản ứng chậm với ánh sáng mặt trời. 
  • Lái xe vào buổi tối gặp nhiều khó khăn.
  • Thích ngồi nơi không khí trong lành, ít người khiến người bệnh dễ thở và cảm thấy thoải mái hơn.

4. Bệnh rối loạn thần kinh tim có nguy hiểm không?

Đa phần những trường hợp mắc bệnh rối loạn thần kinh tim thuộc vào lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Mặc dù vậy, bệnh cũng có khả năng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và cuộc sống của người mắc phải.

Ở một số trường hợp, người bệnh thường xuyên cảm thấy stress, căng thẳng, lo âu vì có triệu chứng bệnh nhưng khi đi khám thì không phát hiện bệnh. Đôi khi, bệnh nhân còn bị cho là đang giả vờ mắc bệnh hoặc chỉ đang ảo giác ra mà thôi.

Những cảm xúc tiêu cực trong tâm trạng là nguyên nhân chính khiến cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân bị đảo lộn. Bệnh nhân sẽ dần sống thu mình lại, không muốn giao tiếp với những người xung quanh. Điều này cũng sẽ khiến cho quá trình điều trị bệnh rối loạn thần kinh tim đã khó lại càng thêm khó khăn hơn.

Vậy liệu bệnh rối loạn thần kinh tim có chữa được không? Thật may mắn là sự phát triển của y khoa đã có thể điều trị được chứng bệnh này, tuy rằng việc chữa dứt điểm khá khó khăn. Nguyên nhân là do bệnh còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tâm lý. Bất cứ lúc nào người bệnh bị sang chấn tâm lý, căng thẳng do cuộc sống gia đình không như ý, áp lực và bệnh tật thì những dấu hiệu bệnh cũng có khả năng xuất hiện trở lại. Chính vì thế, một lời khuyên được đưa ra là bệnh nhân hãy tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị bệnh được chỉ định bởi bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp lối sống lành mạnh, tích cực, học cách điều hòa, quản lý cảm xúc của bản thân.

dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh tim

Bệnh rối loạn thần kinh tim không thể chữa dứt điểm

5. Các cách điều trị suy nhược thần kinh tim tại nhà

Ngoài việc đến thăm khám tại chuyên khoa tâm thần của bệnh viện, người bệnh nên tự điều trị tại nhà với những lưu ý sau đây. 

5.1. Để cơ thể nghỉ ngơi hoàn toàn

Đây là liệu pháp tốt nhất ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh tim trên đây.

  • Loại bỏ những căng thẳng mà cơ thể đang phải chịu đựng từ công việc, cuộc sống.
  • Tập yoga, thiền để tĩnh tâm.
  • Sử dụng ghế mát xa 15 phút mỗi ngày để cơ thể được thư giãn. Đồng thời, xoa bóp giúp tăng cường sản sinh oxytocin, serotonin và endorphin trong cơ thể – những chất tạo sự hưng phấn, lạc quan và yêu đời cho cơ thể. 

5.2. Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh 

  • Loại bỏ các chất kích thích khỏi cuộc sống như rượu bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê, nước ngọt, ….
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh từ bên trong. 
  • Ăn nhiều thực phẩm có chứa thành phần vitamin B, vitamin C như các loại hạt, trái cây họ cam quýt, rau lá xanh. Mỗi tuần, bệnh nhân nên ăn từ 2 đến 3 bữa cá nhằm bổ sung dưỡng chất.
  • Tránh ăn đồ muối chua.

dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh tim

Có lối sống lành mạnh, khoa học sẽ giúp khắc phục bệnh hiệu quả

5.3. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày

  • Các nghiên cứu khoa học cho thấy tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi lần, từ 3 đến 5 lần/ tuần sẽ làm cải thiện sức khỏe, đặc biệt là rất tốt cho những người có các vấn đề về tâm lý.
  • Những bộ môn phù hợp và hữu ích nhất cho những người đang có dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh tim trên là đi bộ, chạy bộ chậm với máy tập chạy bộ điện, bơi lội, yoga, thái cực quyền hoặc các bài tập thể dục tại nhà đơn giản khác.

5.4. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Một số bệnh nhân mắc chứng rối loạn thần kinh tim có biểu hiện cụ thể sẽ cần được điều trị bằng thuốc. Một trong những loại thuốc được lựa chọn phổ biến nhất chính là thuốc chẹn beta giao cảm. Ngoài ra, bệnh nhân còn có khả năng được kê thêm đơn thuốc an thần nhằm giảm thiểu lo lắng.

Mặc dù vậy, bệnh nhân rất khó sử dụng thuốc chữa bệnh hiệu quả và dứt điểm. Uống thuốc chỉ làm giảm nhanh triệu chứng nhưng lại không tác động được tới nguyên nhân gây rối loạn. Chưa kể nếu như sử dụng thuốc không đúng liều lượng, người bệnh có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim nhanh càng thêm trầm trọng. Thuốc chẹn beta giao cảm không được sử dụng cho những trường hợp mắc bệnh về đường hô hấp, bệnh hen vì sẽ làm tăng nguy cơ bị co thắt phế quản.

Những dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh tim mà Tập đoàn thể thao Elipsport liệt kê trên đây hy vọng đã giúp bạn nhận biết bản thân có triệu chứng của căn bệnh này không. Suy nhược thần kinh tim không nguy hiểm nhưng gây nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy, hãy bắt đầu một lối sống lành mạnh ngay từ hôm nay bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, xây dựng thói quen tốt, tập thể dục thường xuyên.

Bệnh tim mạch là căn bệnh thường xuất hiện với những người ít vận động, mất ngủ, ăn nhiều dồ chiên sào, đồ gián, thức ăn nhanh và là căn bệnh của thời đại, gây nhiều nguy hiểm nhưng có thể được dễ dàng phòng ngừa và kiểm soát với những bài tập thể dục phù hợp. Trong đó, bài tập tốt nhất là đi bộ, chạy bộ cùng máy chạy bộ chất lượng cao Elipsport và đạp xe đạp tập. Dễ dàng chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân tại nhà. Ngoài ra để có một giấc ngủ sâu bạn cần lựa chọn một chiếc ghế mát xa toàn thân Elip để giãn và stress cũng giúp phần lớn giảm nguyên cơ bệnh tim mạnh và giảm mức độ trầm trọng của nó.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Bệnh rối loạn thần kinh tim là hiện tượng dây thần kinh thực vật bị rối loạn. Điều này có liên quan đến một số tình trạng như tim đập chậm hoặc tim đập nhanh, choáng váng, dễ hồi hộp, ngất xỉu hay loạn nhịp tim, chóng mặt, huyết áp tăng…

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn thần kinh tim là bị chấn thương tâm lý, căng thẳng, rối loạn nồng độ ion cơ tim, ít vận động thể chất hoặc một số tác động khách quan bên ngoài như khói bụi, sống trong môi trường bị ô nhiễm.

Có. Các nghiên cứu khoa học cho thấy tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi lần, từ 3 đến 5 lần/ tuần sẽ làm cải thiện sức khỏe, đặc biệt là rất tốt cho những người có các vấn đề về tâm lý.

Có. Khi thần kinh thực vật bị rối loạn, huyết áp tăng cao, người bệnh bị choáng váng, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, đi đứng không vững, muốn ngất.

Rối loạn thần kinh tim là bệnh lý lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng con người.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Chọn hướng bếp tuổi Ất Tỵ 1965 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment