dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không? 2022 | Mytranshop.com

Dậy thì muộn có ảnh hưởng nhiều không? Nhiều bậc cha mẹ vẫn đau đáu một nỗi lo về độ tuổi dậy thì cực kỳ khó đoán của con cái mình. Khi trẻ phát triển quá nhanh hoặc quá chậm chắc chắn sẽ để lại những ảnh hưởng, thậm chí là những hậu quả khó lường về sau.

Vậy dậy thì muộn ảnh hưởng như thế nào? Làm cách nào để biết con đang cần sự giúp đỡ khi bị dậy thì muộn? Cha mẹ cần phải làm gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn được hiểu rõ thêm về vấn đề này.

1. Dậy thì muộn là gì?

Trước khi tìm hiểu dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không thì bạn hãy cùng chúng tôi nhận biết rằng “thế nào là dậy thì muộn”. Tuổi dậy thì chính là lúc cơ thể của trẻ phát triển từ một đứa bé thành người trưởng thành. Quá trình ậy thì thường bắt đầu vào khoảng độ tuổi 9 – 12 với con gái và 10 – 13 với con trai. Biểu hiện của vấn đề dậy thì muộn ở nam và ở nữ có những sự khác nhau.

1.1 Dậy thì muộn ở nữ giới

Giai đoạn dậy thì của bé gái bắt đầu khi tuyến yên sản xuất ra hormone luteinizing (viết tắt là LH) và cùng với đó là hormone kích thích nang trứng (viết tắt là FSH). Hai loại hormone này sẽ khiến buồng trứng phát triển và từ đó bắt đầu sản sinh ra estrogen. Giai đoạn tăng trưởng cũng nhảy vọt ở bé gái lúc này. Đó là sau khi ngực của bé phát triển và chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên xuất hiện khoảng 2 – 3 năm sau đó.

Theo thường lệ, bé gái bắt đầu dậy thì trong độ tuổi từ 11 – 15 với các biểu hiện rõ rệt. Đó có thể là sự xuất hiện của lần có kinh đầu tiên trong đời cùng với một số dấu hiệu sinh dục phụ khác như chiều cao bắt đầu tăng lên, vú phát triển và xuất hiện lông ở cơ quan sinh dục. Nếu như bé gái không có bất kỳ dấu hiệu phát triển sinh dục nào kể trên ở lứa tuổi 14 hoặc không thấy có dấu hiệu của kinh nguyệt cho tới khi đã 16 tuổi thì được gọi là dậy thì muộn.

dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không

Bé gái dậy thì muộn có những dấu hiệu nào?

1.2 Dậy thì muộn ở nam giới

Quá trình dậy thì ở bé trai cũng sẽ diễn ra khi tuyến yên bắt đầu tiết ra nhiều hơn các hormone luteinizing (LH) và các hormone kích thích nang trứng (FSH) – chất khiến cho tinh hoàn phát triển và tạo ra hormone nam testosterone. Sự phát triển có thể nói là tăng vọt thường bắt đầu trong vòng 1 năm kể từ thời điểm trẻ bắt đầu có dấu hiệu dậy thì đầu tiên, thường là vào lúc 15 tuổi.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  ĐÁ TỰ NHIÊN LÀ GÌ??? | Kiến Thức Xây Dựng 2022 | Mytranshop.com

Những dấu hiệu giúp ta nhận biết quá trình dậy thì đang diễn ra ở bé trai đó là chiều cao tăng rất nhanh, bé nặng cân hơn, vai mở rộng, cơ bắp bắt đầu xuất hiện phát triển, thanh quản (cơ quan phát âm) to rộng ra khiến cho giọng nói trở nên trầm đục. Hệ thống lông của trẻ cũng phát triển, có ria mép và mọc râu, tinh hoàn và dương vật của bé sẽ lớn hơn và có hiện tượng phóng tinh lần đầu.

Nếu bé trai đã bước qua khỏi tuổi 14 mà không có các dấu hiệu vừa rồi, các bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra vật lý để từ đó đánh giá kích thước của tinh hoàn và dương vật của trẻ. Nếu như kết quả kiểm tra cho thấy dương vật và tinh hoàn không có dấu hiệu phát triển hơn trước thì điều đó chứng tỏ trẻ đã bị dậy thì muộn.

2. Nguyên nhân gây dậy thì muộn ở trẻ

2.1 Nguyên nhân gây dậy thì muộn ở bé gái là gì?

Nguyên nhân gây ra việc dậy thì muộn ở bé gái đó là:

  • Vấn đề ở buồng trứng: Có thể bé bị suy buồng trứng sớm (thường xảy ra do phóng xạ điều trị bệnh bạch cầu hoặc một số loại ung thư. Đôi khi là do trẻ mắc hội chứng Turner – bệnh mất đi một phần hoặc toàn bộ nhiễm sắc thể X của nữ giới), trẻ bị thiếu hormone tuyến yên (LH và FSH) khiến cho cơ thể không sản sinh hormone tăng trưởng
  • Vấn đề thể chất: Một số bé gái bị vấn đề dậy thì muộn do cơ thể trưởng thành muộn hơn so với bạn bè đồng trang lứa của trẻ.
  • Vấn đề về di truyền: Trẻ em bị dậy thì muộn có thể là do sự di truyền từ cha hoặc mẹ.
  • Lượng mỡ trong cơ thể giảm đi, thiếu hụt: Dậy thì muộn cũng có thể xảy ra ở những bé gái hay vận động thường xuyên (ví dụ như chuyên viên thể dục, vũ công múa ba lê, tuyển thủ bơi lội,..,), trẻ mắc chứng chán ăn tâm lý hoặc trẻ mắc bệnh kinh niên – có hàm lượng chất béo thường xuyên bị giảm, thiếu hụt so với khối lượng mỡ trong cơ thể.

2.2 Nguyên nhân gây dậy thì muộn ở bé trai

dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không

Dậy thì muộn ở bé trai ảnh hưởng như thế nào?

  • Yếu tố di truyền: Có đến 70% trường hợp vấn đề dậy thì muộn ở bé trai là do sự di truyền từ bố mẹ.
  • Mắc các bệnh mạn tính: Những bé trai mắc phải các bệnh mạn tính giống như viêm đại tràng, thiếu máu hồng cầu liềm hoặc bệnh xơ nang thường sẽ dễ bị dậy thì muộn.
  • Sự thiếu hụt hormone: Một số em bé trai bị mắc phải dậy thì muộn có thể do chứng thiếu hụt hormone điều hòa ở tuyến sinh dục riêng biệt (viết tắt là IGD) có biểu hiện ở tình trạng thiếu hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH). Tình trạng bệnh này thường hay xuất hiện ngay từ khi đã sinh ra, bé trai mắc phải đều sẽ có dương vật nhỏ bất thường.
  • Vấn đề tại tinh hoàn: Các vấn đề khiếm khuyết tại tinh hoàn: ví như tinh hoàn quá nhỏ, trẻ đã từng phẫu thuật ở tinh hoàn hoặc phẫu thuật điều trị bệnh ung thư có thể chính là nguyên nhân khiến cho bé trai bị dậy thì muộn.

Vậy, dậy thì muộn có tốt không, có ảnh hưởng gì không?

3. Dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không?

3.1. Ảnh hưởng của dậy thì muộn đối với bé gái ra sao?

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân sẽ gây ra chứng dậy thì muộn. Nó sẽ ảnh hưởng của nó đến tâm sinh lý của trẻ, và với từng trẻ sẽ khác nhau. Một điều rất dễ để nhận thấy ở các bạn gái bị dậy thì muộn đó chính là tâm lý tự ti so với bạn bè đồng lứa. Bên cạnh đó là sự lo lắng về khả năng sinh sản sau này.

Tuy vậy, nhìn chung việc dậy thì muộn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản của bạn gái khi đã trưởng thành. Sau khi trẻ đã dậy thì, bạn gái vẫn sẽ có khả năng sinh sản tương đối bình thường. Để tránh khỏi các mặc cảm về tâm lý, bậc phụ huynh cần chú ý chia sẻ nhiều hơn với con mình.

3.2. Ảnh hưởng của dậy thì muộn đối với bé trai

Với các bé trai, dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không? Nếu như bé trai mắc phải vấn đề dậy thì muộn mà không được điều trị sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất về sau. Đối với thể chất, hầu như các bé trai dậy thì muộn. Do đó, bé trai thường sẽ có chiều thấp hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa. Nguyên nhân chính đó là do giai đoạn phát triển nhảy vọt của trẻ lại chậm hơn so với các bạn. Tuy vậy, nếu như trẻ được theo dõi và điều trị kịp thời thì trẻ vẫn có thể phát triển đuổi kịp bạn bè vào khoảng năm 18 tuổi và có được chiều cao bình thường như mọi người trưởng thành.

Bên cạnh đó, khác với nữ giới thì việc dậy thì muộn còn có thể gây ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực tới khả năng sinh sản của nam giới. Cụ thể hơn rằng, hệ thống nội tiết không kích hoạt quá trình phát triển của cơ quan sinh dục nam đúng lúc sẽ khiến dương vật bị nhỏ, tinh hoàn teo, gây ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh tinh và có thể dẫn đến vô sinh nam hoặc ảnh hưởng tới khả năng tổng hợp testosterone của tinh hoàn sau này.

Đồng thời, tất nhiên việc dậy thì muộn cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý của trẻ. Trẻ có xu hướng thường tách ra khỏi tập thể, bị rối loạn tiêu cực tâm lý, không muốn giao tiếp và thậm chí là trầm cảm.

dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không

Ảnh hưởng của vấn đề dậy thì muộn ra sao?

Đó chính là những vấn đề xoay quanh dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không. Qua đó, các bậc cha mẹ cần phải chú ý quan tâm tới con, động viên con chăm chỉ luyện tập thể chất từ bé để giúp cho cơ thể được phát triển lành mạnh, toàn diện. Hỗ trợ con tập luyện với máy chạy bộ hoặc xe đạp tập sẽ giúp ích cho con rất nhiều và cũng là một cách khắc phục dậy thì muộn. Vì thế, cha mẹ đừng bỏ qua việc đầu tư cho con mọi điều kiện tốt nhất để con khỏe mạnh và hạnh phúc về sau nhé! Liên hệ ngay 1800 6854 để được tư vấn thêm!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Tuổi dậy thì chính là lúc cơ thể của trẻ phát triển từ một đứa bé thành người trưởng thành. Quá trình ậy thì thường bắt đầu vào khoảng độ tuổi 9 – 12 với con gái và 10 – 13 với con trai. Biểu hiện của vấn đề dậy thì muộn ở nam và ở nữ có những sự khác nhau.

Theo thường lệ, bé gái bắt đầu dậy thì trong độ tuổi từ 11 – 15 với các biểu hiện rõ rệt. Đó có thể là sự xuất hiện của lần có kinh đầu tiên trong đời cùng với một số dấu hiệu sinh dục phụ khác như chiều cao bắt đầu tăng lên, vú phát triển và xuất hiện lông ở cơ quan sinh dục. Nếu như bé gái không có bất kỳ dấu hiệu phát triển sinh dục nào kể trên ở lứa tuổi 14 hoặc không thấy có dấu hiệu của kinh nguyệt cho tới khi đã 16 tuổi thì được gọi là dậy thì muộn.

Nếu bé trai đã bước qua khỏi tuổi 14 mà không có các dấu hiệu dậy thì, các bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra vật lý để từ đó đánh giá kích thước của tinh hoàn và dương vật của trẻ. Nếu như kết quả kiểm tra cho thấy dương vật và tinh hoàn không có dấu hiệu phát triển hơn trước thì điều đó chứng tỏ trẻ đã bị dậy thì muộn.

Vấn đề về di truyền: Trẻ em bị dậy thì muộn có thể là do sự di truyền từ cha hoặc mẹ.

Tất nhiên việc dậy thì muộn cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý của trẻ. Trẻ có xu hướng thường tách ra khỏi tập thể, bị rối loạn tiêu cực tâm lý, không muốn giao tiếp và thậm chí là trầm cảm.

Leave a Comment