Đồng chí – Chính Hữu, trắc nghiệm ngữ văn lớp 9 2022 | Mytranshop.com

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Nhà thơ Chính Hữu (1926-2017), tên khai sinh là Trần Đình Đắc.

– Quê: Can Lộc – Hà Tĩnh

– Bắt đầu làm thơ từ năm 1947, đề tài: người lính và chiến tranh.

– Sự nghiệp: thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc với cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.

– Năm 2000, Chính Hữu được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm

– Bài thơ Đồng Chí được sáng tác năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia xong chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947.

=> Bài thơ viết về vẻ đẹp hình tượng người lính thời kháng Pháp.

 3. Bố cục: 3 phần

– Phần 1: 7 câu đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí

– Phần 2 : 10 câu tiếp theo: Sức mạnh của tình đồng chí

– Phần 3: 3 câu còn lại: Bức tranh đẹp về hình ảnh người lính

II. Đọc – hiểu văn bản

1.  Cơ sở hình thành tình đồng chí: 7 câu đầu

 –  Cùng xuất thân nghèo khó:

+ Quê hương anh nước mặn đồng chua

   Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

– Cùng một đơn vị:

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Máy Massage Xung Điện Có Tốt Không? Lưu Ý Khi Sử Dụng? 2022 | Mytranshop.com

+ Anh với tôi đôi người xa lạ

  Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

–  Chung chiến hào, chung lí tưởng => đôi tri kỉ

+ Súng bên súng, đầu sát bên đầu

   Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

=> Cơ sở hình thành nên tình đồng chí: tự nhiên, bình dị mà sâu sắc.

–  Câu thơ thứ 7 có cấu tạo đặc biệt: Một từ : đồng chí, hai tiếng đồng- chí và dấu câu chấm cảm

+ Kiểu điểm nhấn

+ Như một sự phát hiện, một lời khẳng đinh, một kết luận

+ Tựa như cái bắt tay thân thiết kết nghĩa thân thiết gắn kết những con người từ không quen biết trở thành tri âm, tri kỉ. Tựa như bản lề gắn kết hai đoạn: một là giới thiệu cơ sở của tình đồng chí và sau là sự khẳng định với những biểu hiện cụ thể cảm động của tình đồng chí.

2. Sức mạnh của tình đồng chí: 10 câu tiếp theo

– Hiểu được tâm tư , nỗi lòng của nhau khi rời xa làng quê, gia đình để tham gia kháng chiến.

+ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

   Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

   Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

=> Người lính phải gác lại một bên chuyện gia đình, nhà cửa và những thứ quen thân gần gũi, gạt lại việc riêng đề hòa mình vào việc chung của đất nước.

– Chia sẻ sự thiếu thốn, hoạn nạn với nhau:

+ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

   Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

   Áo anh rách vai                                                                                       

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 2022 | Mytranshop.com

   Quần tôi có vài mảnh vá

   Miệng cười buốt giá

   Chân không giày

=> Nỗi khó khăn khi đối trọi với sự khắc nghiệt của thời tiết, bởi căn bệnh sốt rét, bởi sự thiếu thốn về vật chất (quần áo, giày dép), nhưng họ không cô độc  mà luôn ấm áp, nồng ấm và nhận được sự động viên, khích lệ bởi đồng đội cùng chung chiến hào: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

– Khó khăn là vậy nhưng họ vẫn luôn lạc quan, vượt lên hoàn cảnh, thông qua chi tiết: “Miệng cười buốt giá” => cách nói hình ảnh.

– Nghệ thuật tả thực: “từng cơn ớn lạnh”, “vừng trán ướt mồ hôi”, “áo rách vai”, quần “vài mảnh vá”, “chân không giày”=> đặc tả sự thiếu thốn, khó khăn của người lính trong môi trường kháng chiến.

3.  Bức tranh đẹp về người lính: 3 câu cuối

– Tiếp tục sử dụng nghệ thuật tả thực: “rừng hoang sương muối”

=> Không gian, thời gian nơi chiến hào: ban đêm, hoang vắng, giá lạnh có sương đêm -> sự khắc nghiệt của thời tiết

– Ý chí quyết tâm, bảo vệ đất nước, tất nhiên vẫn là tình đồng chí, đồng đội song hành: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”.

– Trong đêm sương lạnh giá có sự xuất hiện và tồn tại của ba hình ảnh: người lính- khẩu súng- ánh trăng.

+ Song hành vơi người lính trong đêm gác, ngoài khẩu súng là bạn đồng hành thì còn có ánh trăng. Đối chọi với sự gai góc của nơi chiến hào khó khăn, nguy hiểm, bom rơi đạn lửa, ánh trăng biểu tượng cho sự lãng mạn, thi vị, nét tính cách lạc quan của người lính.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Thế nào là nhà cấp 4 và các quy định nhà cấp 4 mới nhất 2022 | Mytranshop.com

+ Hình ảnh “đầu súng trăng treo” cũng trùng hợp rằng, đầu súng hướng lên trời, chạm vào ánh trăng trên màn đêm khiến cho thấy như ánh trăng đang được cài lên đầu súng, thi vị hơn, ánh trăng đó di chuyển lúc gần , lúc xa, lúc lên cao lúc xuống thấp so với đầu sung =>nói lên một cái gì lơ lửng ở xa chứ không phải là buộc chặt.

-> Nghệ thuật: ẩn dụ lãng mạn + tả thực.

+Hình ảnh này cũng bắt nguồn từ sự chứng kiến, quan sát có thật  và ấn tượng của nhà thơ Chính Hữu :“Đầu súng, trăng treo ngoài hình ảnh, bốn chữ này còn có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh, trong sự bát ngát”

=> sự thú vị và hình ảnh sáng tạo độc đáo của nhà thơ Hữu Chỉnh.

  • Nhận xét về bức tranh hình tượng người lính: Độc đáo, thi vị , lãng mạn, thể hiện được vẻ đẹp ý chí của người lính và tài năng nghệ thuật của nhà thơ Hữu Chỉnh.

III. Tổng kết

1. Nội dung

– Sức mạnh vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt khó khăn nơi kháng chiến. Vẻ đẹp tinh thần và sự gắn bó keo sơn tình đồng chí của người lính cách mạng.

 2. Nghệ thuật

– Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị chân thành, cô đọng, giàu sức biểu cảm

– Hình ảnh độc đáo, thú vị “đầu súng trăng treo”

=> tụ điểm tư tưởng truyền tải của tác giả.

 

Leave a Comment