Hướng dẫn giải bài tập ancol, trắc nghiệm hóa học lớp 11 2022 | Mytranshop.com

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP ANCOL

1. Dạng 1: Viết đồng phân, gọi tên ancol

– Có 2 cách gọi tên ancol

Tên gốc – chức

“Ancol” + tên gốc hidrocacbon + “ic”

VD: CH3CH2OH là ancol etylic

Tên thay thế

Tên hidrocacbon + số chỉ vị trí nhóm OH + “ol”

VD: CH3CH2OH là etanol

– Các ancol có tên gọi thông thường phổ biến nhất là

CH2OH-CH2OH : Etilen glicol

CH2OH-CHOH-CH2OH: Glixerol hoặc glixerin

– Chú ý:

(CH3)2CH2- là gốc isopropyl

CH2=CH-CH2- là gốc anlyl

C6H5CH2- là gốc benzyl

VD1: Gọi tên các ancol sau theo tên thông thường:

CH3OH, C6H5CH2OH, CH2=CH-CH2OH, CH3CH2CH2OH

Giải

CH3OH : Ancol metylic

C6H5CH2OH : Ancol benzylic

CH2=CH-CH2OH : Ancol anlylic

CH3CH2CH2OH : Ancol propylic

VD2: Viết các đồng phân ancol ứng với CTCT C4H10O và gọi tên theo tên thay thế?

Giải

Có 4 đồng phân ancol:

CH3CH2CH2-OH : butan-1-ol

CH3CH2CHOHCH3 : butan-2-ol

(CH3)2CHCH2-OH : 2-metylpropan-1-ol

(CH3)3C-OH : 2-metylpropan-2-ol

2. Dạng 2: Xác định CTPT của ancol

VD1: Cho Na phản ứng hoàn toàn với 18,8 gam hỗn hợp hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của ancol etylic, thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Xác định CTPT của hai ancol?

Lời giải

Gọi n là số nguyên tử C trung bình của 2 ancol

Ta có: 2CnH2n+1OH + 2Na → 2CnH2n+1ONa + H2

n_{hh} = 2n_{H_2} = 2.frac{5,6}{22,4} = 0,5,mol Rightarrow M = frac{18,8}{0,5} = 37,6 ⇒ n = 1,4

⇒ CTPT của 2 ancol là CH3OH và C2H5OH

VD2: Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Xác định CTPT của hai ancol?

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Giao thoa sóng, trắc nghiệm vật lý lớp 12 2022 | Mytranshop.com

Lời giải

Gọi n là số nguyên tử C trung bình của 2 ancol

Ta có: 2CnH2n+1OH + 2Na → 2CnH2n+1ONa + H2

Bảo toàn khối lượng có mancol + mNa = mrắn + m_{H_2} ⇒ m_{H_2} = 15,6 + 9,2 – 24,5 = 0,3 gam

⇒ n_{H_2} = 0,15 mol ⇒ nancol = 2n_{H_2} = 0,3 mol

Rightarrow M = frac{15,6}{0,3} = 52 ⇒ n = 2,43 

 ⇒ CTPT của 2 ancol là C3H7OH và C2H5OH

3. Dạng 3: Phản ứng ete hóa và đehiđrat hóa.

Phương pháp:

* Phản ứng 2 ancol tách 1 nước tạo ete: ROH + R’OH → R-O-R’ + H2O

Điều kiện: H2SO4 đặc, to (khoảng 140oC)

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mROH = mete + mnước

Theo PTHH ta có: n_{R_2O} = n_{H_2O} = frac{n_{ROH}}{2}

* Phản ứng 1 ancol tách 1 nước: CnH2n+1OH → CnH2n + H2O

Điều kiện: H2SO4 đặc, to (khoảng 170oC)

Theo định luật bảo toàn khối lượng: m_{C_nH_{2n+1}OH} = m_{C_nH_{2n}} + m_{H_2O}

Theo PTHH ta có: n_{C_nH_{2n}} = n_{C_nH_{2n+1}OH} = n_{H_2O}

Nếu sau phản ứng tách nước thu được anken thì ancol ban đầu là ancol no đơn chức mạch hở

* Khi đun nóng ancol A với H2SO4 đặc (phản ứng tách nước), thu được chất hữu cơ B có tỉ khối hơi so với A là {{d}_{{}^{B}!!diagup!!{}_{A};}}

Nếu {{d}_{{}^{B}!!diagup!!{}_{A};}} > 1 ⇒ phản ứng 2 ancol tách 1 nước tạo ete

Nếu {{d}_{{}^{B}!!diagup!!{}_{A};}} < 1 ⇒ phản ứng 1 ancol tách 1 nước

VD1: Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 ở 140oC. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 6 gam hỗn hợp gồm 3 ete và 1,8 gam nước. Xác định CTPT của 2 ancol?

Lời giải

Đặt công thức trung bình của 2 ancol là ROH

Phản ứng: 2ROH → ROR + H2O

Bảo toàn khối lượng có mROH = mete + mnước = 7,8 gam

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Kỹ năng và kinh nghiệm khi làm tư vấn giám sát thi công 2022 | Mytranshop.com

Mà nROH = 2n_{H_2O} = 0,2 mol ⇒ MROH = 39 ⇒ MR = 21

Như vậy một trong hai ancol có gốc hidrocacbon < 21 ⇒ chỉ có CH3OH

Mà 2 ancol đồng đẳng kế tiếp ⇒ ancol còn lại là C2H5OH.

VD2: Thực hiện phản ứng tách nước một ancol đơn chức, mạch hở A ở điều kiện thích hợp. Sau phản ứng thu được chất hữu cơ B có tỷ khối so với A là 1,7. Xác định CTPT của ancol A?

Lời giải

{{d}_{{}^{B}!!diagup!!{}_{A};}} = 1,7 ⇒ phản ứng 2 ancol tách 1 nước tạo ete

Đặt công thức của A là ROH

2ROH → R2O + H2O

{{d}_{{}^{B}!!diagup!!{}_{A};}} = frac{M_{R_2O}}{M_{ROH}} = frac{2M_R+16}{M_R+17} = 1,7 ⇒ MR = 43

⇒ CTPT của ancol là C3H7OH

4. Dạng 4: Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn của ancol

Khi đun nóng với CuO thì:

– Ancol bậc I bị oxi hóa thành anđehit.

– Ancol bậc II bị oxi hóa thành xeton.

– Ancol bậc III không bị oxi hóa.

Với ancol no, đơn chức mạch hở ta có thể viết dưới dạng:

CnH2n+2O + CuO xrightarrow{t^o} CnH2nO + Cu + H2O

VD1: Cho m gam hơi ancol no, đơn chức mạch hở X đi qua bình đựng CuO dư, nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy có 1,6 gam CuO đã phản ứng. Hỗn hợp hơi Y sau phản ứng có tỷ khối so với H2 là 15,5. Xác định CTPT của X?

Lời giải

Đặt công thức phân tử của X là CnH2n+2O. Do CuO dư nên ancol phản ứng hết

Phản ứng: CnH2n+2O + CuO xrightarrow{t^o} CnH2nO + Cu + H2O

Theo phương trình: n_{C_nH_{2n}} = n_{H_2O} = nCuO = 0,02 mol

⇒ nY = n_{C_nH_{2n}} + n_{H_2O} = 0,04 mol

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  1 quả chuối bao nhiêu calo? Bật mí bí quyết giảm cân nhờ chuối 2022 | Mytranshop.com

Mà {{d}_{{}^{Y}!!diagup!!{}_{H_2};}} = 15,5 ⇒ MY = 31 ⇒ mY = 1,24 gam

Có mY = m_{C_nH_{2n}} + m_{H_2O} = (14n + 16).0,02 + 18.0,02 = 1,24 gam

⇒ n = 2. Công thức phân tử của X là C2H6O.

5. Dạng 5: Phản ứng oxi hóa hoàn toàn

Phản ứng đốt cháy ancol:

 CnH2n+1OH + frac{3n}{2}O2 xrightarrow{t^o} nCO2 + (n+1)H2O

* Lưu ý:

– Đôt cháy ancol X thu được số mol CO2 < số mol H2O ⇒ ancol no mạch hở

– Số mol ancol = số mol H2O – số mol CO2

VD1: Đốt cháy hoàn toàn ancol X thu được hỗn hợp V lít(đktc) CO2 và 1,08 gam H2O. Dẫn toàn bộ lượng CO2 này vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch NaOH có nồng độ là 0,05M. Xác định công thức dãy đồng đẳng X, biết X là ancol đơn chức.

Lời giải

Sau phản ứng NaOH dư nên tạo muối Na2CO3

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

nNaOH phản ứng = nNaOH ban đầu – nNaOH còn lại = 2.0,1 – 2.0,05 = 0,1 mol

⇒ n_{CO_2} = 0,05 mol < n_{H_2O} = 0,06 mol

⇒ ancol no đơn chức mạch hở ⇒ CnH2n+2O

VD2: Đốt cháy hoàn toàn 1 ancol X, thu được CO2 và H2O có tỷ lệ số mol tương ứng là 3:4. Thể tích khí O2 cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích CO2 thu được ở cùng điều kiện. Xác định CTPT của X?

Lời giải

frac{n_{CO_2}}{n_{H_2O}} = frac{3}{4}  Rightarrow n_{CO_2} < n_{H_2O} ⇒ X là ancol no, mạch hở.

Phương trình phản ứng

C_nH_{2n+2}O_a + frac{3n+1-a}{2}O_2 xrightarrow{t^o} nCO_2 + (n+1)H_2O

frac{n_{CO_2}}{n_{H_2O}} = frac{3}{4} = frac{n}{n+1} Rightarrow n = 3

frac{n_{O_2}}{n_{CO_2}} = frac{V_{O_2}}{V_{CO_2}} = frac{frac{3n+1-a}{2}}{n} = 1,5 Rightarrow a = 1

Vậy công thức phân tử của X là C3H8O.

Leave a Comment