Mạch điện sao tam giác dùng 2 contactor tối ưu về rơ le thời gian

Bài viết hôm nay sẽ trình bày sơ đồ nguyên lý mạch điện sao tam giác dùng 2 contactor. Khác với mạch dùng 3 contactor thì mạch 2 contactor vẫn đáp ứng việc khởi động sao tam giác, nhưng không được sử rộng rãi. Hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao và nguyên lý của mạch dùng 2 contactor

1. Sơ đồ mạch điện sao tam giác dùng 2 contactor

1.1 Mạch động lực:

Sử dụng 2 contactor K1 cho chế độ sao, và contactor K2 cho chế độ tam giác. Do động cơ sau khi khởi động sẽ chạy lâu dài ở chế độ tam giác nên chỉ gắn 1 rơ le nhiệt với contactor K2.

mạch điện sao tam giác dùng 2 contactor

Mạch động lực mạch điện sao tam giác dùng 2 contactor

Đấu 3 đầu dây đầu của cuộn dây động cơ U1, V1, W1 nối trực tiếp với nguồn phía dưới MCB. 3 đầu dây còn lại của động cơ được nối với tiếp điểm bên dưới của contactor K1, tiếp điểm trên của contactor K1 nối thành một điểm.

Tiếp điểm bên trên của contactor K2 được nối với 3 đầu dây theo thứ tự U1, V1, W1. 3 điểm cuối của cuộn dây W2, U2, V2 được nối với tiếp điểm bên dưới của contactor K2 thông qua rơ le nhiệt. Nghĩa là thứ tự các đầu dây được mắc sao cho khi K2 đóng thì đầu cuộn dây này nối với điểm cuối cuộn dây kia: U1 nối với W2, V1 nối với U2, W1 nối với V2.

Qua đây ta thấy có 3 đầu dây của động cơ luôn được nối với nguồn điện 3 pha. Do đó để an toàn người ta sẽ sử dụng thêm một contactor để ngắt điện khỏi động cơ (mạch 3 contactor). Vì thế mạch điện sao tam giác dùng 2 contactor ít được sử dụng hơn mạch 3 contactor.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Phân tích 3 sơ đồ mạch on off 2 nút nhấn và mạch dùng công tắc 2 vị trí

1.2 Mạch điều khiển mạch điện sao tam giác dùng 2 contactor

mạch điều khiển

Mạch điều khiển mạch 2 contactor

Mạch điều khiển mạch điện sao tam giác dùng 2 contactor sử dụng 1 nút nhấn ON thường hở nối tiếp với nút nhấn OFF thường đóng. Tiếp điểm thường hở (1, 3) của T không phụ thuộc vào thời gian cài đặt, khi timer T được cấp điện thì tiếp điểm (1, 3) ngay lập tức đóng lại để duy trì trạng thái cho nút nhấn ON.

Cuộn dây của contactor K1 nối tiếp với tiếp điểm thường đóng của Timer T, tiếp điểm này sẽ mở ra khi timer đếm đến thời gian đặt trước. Cuộn dây của K2 nối tiếp với thường hở của timer T, khi timer đếm đủ thời gian thì tiếp điểm đóng lại, contactor K2 hút.

     Hai tiếp điểm thường đóng K1, K2 giữ vai trò khóa chéo, khi K1 đóng thì K2 không thể đóng. Ngược lại khi K2 đang đóng thì nhấn nút ON K1 cũng không thể đóng, tránh xảy ra ngắn mạch do lỗi người điều khiển.               

2. Nguyên lý hoạt động của mạch

Khi nhấn nút ON thì contactor K1 hút, 3 điểm đầu của cuộn dây động cơ nối với nguồn và 3 điểm cuối được nối thành một điểm nên động cơ chạy chế độ sao. Đồng thời Timer T cũng được cấp điện nên bắt đầu đếm thời gian và tiếp điểm thường hở (1, 3) đóng lại, tự giữ cho nút nhấn ON.

Sau một thời gian chạy chế độ sao, khi timer đếm đến thời gian cài trước thì tiếp điểm thường mở của T mở ra ngắt điện contactor K1. Và ngay lập tức tiếp điểm thường hở của T cũng đóng lại nên contactor K2 hút.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Nguyên lý của 2 sơ đồ mạch điện chạy luân phiên 2 timer và 1 timer

Khi K2 hút tiếp điểm thường đóng K2 mở ra nên timer bị ngắt điện, tiếp điểm T (1, 3) mở ra. Nên cần một tiếp điểm thường hở K2 nối lên trên nút nhấn ON để K2 vẫn hút khi ngắt điện timer.

  Tham khảo video hướng dẫn mạch sao tam giác

>>> Xem thêm:

Top 4 loại contactor 3 pha, nên sử dụng loại nào

Phân tích ưu, nhược điểm 4 sơ đồ mạch điều khiển sao tam giác

Leave a Comment