Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 đang tới gần, nhiều bạn thí sinh tỏ vẻ lo lắng vì không biết có làm được bài thi hay không?
Dưới đây, baitap123 xin chia sẻ cho các bạn một số mẹo chọn nhanh đáp án – 99% chọn đúng dành cho môn Hóa.
1) Khi đề hỏi kim loại hóa trị III thì nghĩ ngay đến Al. Còn kim loại chỉ có một hóa trị thì loại bỏ Fe/ Cr/ Cu. Về dãy điện hóa thì nhớ mấy cái hay gặp (thi Đại học cũng vậy) như Cu, Fe, Ag.
2) Đề cho kim loại M phản ứng với HNO3/H2SO4 đặc, sinh ra NO2 hoặc NO (hoặc SO2) thì loại trừ đáp án Al/ Mg/ Zn (vì 3 kim loại này ít gặp với dạng đề này) và các kim loại kiềm/ thổ. Ưu tiên cho đáp án Ag/ Cu/ Fe.
3) Gặp kim loại (lạ hoắc) thì loại nó đi và ưu tiên cho kim loại hay gặp. Thường gặp như phi kim: S, O, Cl, Br, F, N, P, Si, C. Kim loại: Al, Mg-Ca-Ba-Pb-Cu-H-Zn-Fe, Ag. Thường chọn cặp Na-K, Ca-Mg, Ba-Ca.
4) Nếu nói về lưỡng tính thì nghĩ đến Al (Al2O3, Al(OH)3) thường gặp, sau đó Cr, Zn.
5) Về nước cứng: chứa 2 ion Mg2+ và Ca2+
– Nước cứng tạm thời: Mg2+,Ca2+ và HCO3-
– Nước cứng vĩnh cữu: Mg2+,Ca2+ và Cl- , SO42-
– Nước cứng toàn phần: hợp 2 loại trên
Khi nói đến làm mềm nước cứng, 2 chất ưu tiên trên hết: Na2CO3 và Na3PO4 (hay K2CO3 và K3PO4).
Thường gặp các đáp án: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Na2CO3, K2CO3 (chưa ra thi)
6) Khi đề cập kim loại kiềm hãy chọn những gì liên quan đến số 1 (như nhóm IA), kim loại kiềm thổ thì chọn đáp án liên quan số 2. Còn Al thì liên quan đến số 3 và bốn số 2,7g; 5,4g. Tương tự Fe, Cu,….
7) Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa đạt điểm cao với thần chú:
– Li K Na Mg Ca Ba: khi nào má cần ba
– Mg Ca Ba Pb Cu Hg Cr Zn Fe: má cản ba phá cửa hang Crom kẽm sắt (kim loại hóa trị II hay gặp).
Các kim loại kiềm và Ag có duy nhất hóa trị I. Còn Al chỉ có duy nhất có hóa trị III.
– 10 nguyên tố đầu: H He Li Be B C N O F Ne: hoa héo li bể ba cằn nhằn ông phải né
8) Câu dài nhất là câu đúng nhất (thường gặp với những môn học bài, lí thuyết). Câu nào có “tất cả”, “hầu hết”, “mọi trường hợp” thường hay sai.
9) Chọn số đẹp (lấy m(g) đề cho, chia M các chất trong đáp án. Ra số ko lẻ, gọn => đáp án). Chiêu này rất hiệu quả khi tìm CTPT HCHC
Vd: Đề cho 3.9g hay 7.8g, 1.95g thì các bạn hãy quan sát đáp án, và chú ý là 3 số này đều chia hết cho 39, 39 là K nên đáp án sẽ có K hoặc 5.6g, 11.2g, 2.8g,… là liên quan đến Fe.
Tương tự, các bạn có thể suy luận cách này, tự lấy số mol (đẹp một chút như 0,1; 0,05; 0,025;…) rồi nhân với M (PTK của hợp chất/ phân tử đó) để ra con số m(g), từ đó khi bạn gặp mấy con số này, bạn sẽ biết đáp án.
10) Một vài con số cần nhớ: Các phản ứng tạo NH3, dù trong điều kiện tốt nhất thì hiệu suất cao nhất vẫn là 25% (H=25%) (câu này có trong phần đọc thêm SGK Hóa 11 và đã ra thi trong đề khối A 2010), nồng độ dung dịch fomon (HCHO) dùng để ướp xác là khoảng 37– 40%
Tìm CTPT Amin/ HCHC trong các BT đốt cháy
Dùng công thức tỉ lệ:
Số C : số H : số N = n(CO2) : 2nH2O : 2nN2.
ĐH 2007 →2010 đều có dạng dùng công thức này.
Vd1): (ĐH A2007) Đốt cháy hoàn toàn 5,9g một HCHC đơn chức X thu được 6,72 lit CO2; 1,12 lit N2 (đktc); 8,1g H2O. Lập CTPT của X.
A. C3H6O B. C3H5NO3 C. C3H9N D. C3H7NO2
Lập tỉ lệ: Số C : Số H : Số N = 6,72/22,4 : 2.(8,1/18) : 2.(1,12/22,4)= 0,3 : 0,9 : 0,1 = 3: 9 : 1
→ Đáp án C
Vd2) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin bậc 1, mạch hở, no, đơn chức kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng thu được CO2 và H2O với tỉ lệ nCO2/nH2O = 1 : 2. Hai amin có cùng CTPT là
A. C2H5NH2 và C3H7NH2 B. C3H7NH2 và C4H9NH2
C. CH3NH2 và C2H5NH2 D. C4H9NH2 và C5H11NH2
Lập tỉ lệ: tổng số C/tổng số H = 1/ (2.2) = 1/4. Để chọn đáp án, tính tổng số C và số H của cả hai chất, sau đó loại trừ (nếu không đúng tỉ lệ).
a) Tỉ lệ 5/16 # 1/4 → loại
b) 7/20 # 1/4 → loại
c) Tỉ lệ (1+2)/(3+2+5+2) = 3/13 = 1/4 → đúng → C
Câu d chắc chắc không đúng tỉ lệ.
Hy vọng những bí quyết trên giúp các bạn có thể nhanh hơn trong việc lựa chọn đáp án phù hợp và chính xác nhất. Hơn nữa, bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết về tổng hợp kiến thức nhận biết các chất Hóa học lớp 12 trên ngay hệ thống bài tập trắc nghiệm online. Chúc các bạn thi tốt!
Tổng hợp