Mẹo trị móng chân có mùi hôi cho hiệu quả nhanh chóng 2022 | Mytranshop.com

Móng chân có mùi hôi là điều không ai mong muốn bởi nó sẽ khiến cho bạn cảm thấy tự ti khi xuất hiện trước đám đông. Những thông tin được tổng hợp trong bài viết này sẽ giúp bạn xử lý khi rơi vào trường hợp khó xử trên.

Nếu móng chân đột nhiên bốc mùi khó chịu thì bạn chẳng những tự ti trong đời sống sinh hoạt mà còn gặp phải nhiều phiền toái. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này kéo dài có thể chuyển biến xấu đi nếu không được điều trị. Bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân của hiện tượng móng chân có mùi hôi để có cách xử lý phù hợp.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng móng chân có mùi hôi

móng chân có mùi hôi

Có nhiều nguyên nhân khiến cho móng chân có mùi hôi

Các chuyên gia về sức khỏe cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng móng chân có mùi hôi chẳng hạn như:

  • Bàn chân tăng tiết mồ hôi: Mồ hôi giúp cân bằng độ pH trên bề mặt da, cân bằng nội môi, dưỡng ẩm và kháng khuẩn. Mồ hôi có bản chân không mùi nhưng do bàn chân là nơi tiết nhiều mồ hôi nhất, nếu chân trong môi trường ẩm, vì khuẩn phát triển trên da thì sẽ sinh ra mùi hôi.
  • Vi nấm: Đặc trưng của vi nấm là ưa thích môi trường ẩm ướt và độ pH trung tính ở da. Vi nấm sẽ phá hủy lớp tế bào sừng sau khi xâm nhập vào móng chân bằng cách tiết ra enzyme phân giải protein. Các gốc lưu huỳnh sinh sản bởi vi khuẩn hoặc do sản phẩm chuyển hóa từ mồ hôi sẽ sinh ra mùi hôi.
  • Bệnh nấm móng với các biểu hiện như đỏ da, vùng quanh chân, móng chân đóng nhiều vảy trắng, dịch mủ xuất tiết ở kẽ ngón chân, móng chân bị hôi, ngứa ngáy hoặc đau rát, vùng da xung quanh móng chân, bàn chân bị nhiễm trùng.
  • Các bệnh lý mãn tính như bệnh mạch máu, đái tháo đường, mô hoại tử… Khi mắc những căn bệnh kể trên, vết thương trên vùng da ở bàn chân khá lâu lành, dễ bị viêm nhiễm, tạo thành môi trường thuận lợi khiến cho vi khuẩn tăng sinh gây mùi khó chịu dẫn đến hiện tượng móng chân bốc mùi hôi thối.

  2. Cách trị hôi móng chân như thế nào?

Các chuyên gia sức khỏe đã cho ý kiến rằng, nếu phát hiện móng chân có mùi hôi hoặc kẽ móng chân bị hôi, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để việc điều trị được hiệu quả và dứt điểm.

2.1. Điều trị móng chân có mùi hôi do thói quen sống

móng chân có mùi hôi

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để chân và móng chân không có mùi hôi

  • Thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh, có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vệ sinh cá nhân, tắm gội sạch sẽ mỗi ngày.
  • Nếu chân bị phong thấp thì bạn có thể kết hợp dùng thêm xà phòng hoặc dung dịch kháng khuẩn để rửa chân.
  • Bạn hãy giữ cho các khóe móng chân và bàn chân luôn khô ráo trước khi đi ngủ.
  • Luôn cắt móng chân được sạch sẽ, gọn gàng để vi khuẩn không có môi trường trú ngụ.
  • Mang vớ, giày dép cho vừa vặn với bàn chân, không mang giày quá bó sát gây ẩm bí, hạn chế mang giày dép hoặc vớ kín hơi để tránh tăng tiết mồ hôi, vi khuẩn sẽ có điều kiện sinh sôi, phát triển.

2.2. Áp dụng phương pháp dân gian khử mùi hôi móng chân

Bạn hãy dùng những chất có công dụng khử mùi hôi tự nhiên như lá trà xanh hoặc phèn chua. Đây được xem là một mẹo vặt được ông bà ta sử dụng từ lâu. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn hãy ngâm chân với nước ấm có pha một chút muối. Sau một thời gian kiên trì, tình trạng mùi hôi sẽ thuyên giảm, lúc ấy, bạn có thể giảm tần suất ngâm chân xuống dần còn vài lần mỗi tuần. Tuy nhiên, một số người có cơ địa nhạy cảm có khả năng bị kích ứng bởi các thành phần trên. Bạn cần ngưng áp dụng ngay nếu thấy chân có hiện tượng sưng đỏ, ngứa hoặc chảy dịch khóe móng.

2.3. Điều trị hôi móng chân với phương pháp y khoa

móng chân có mùi hôi

Thuốc bôi sẽ được chỉ định để điều trị bệnh hôi móng chân

Nếu móng chân có mùi hôi xảy ra là do bệnh lý thì tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, cụ thể là:

  • Phương pháp điện di, dùng dòng điện để đẩy ion cơ chất có hoạt tính vào da bàn chân, xung quanh vùng móng chân.
  • Phương pháp sử dụng botulinum toxin kết hợp phẫu thuật cắt hạch giao cảm.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh bôi tại chỗ hoặc dung dịch kháng khuẩn ngâm chân. Đây là phương pháp điều trị tình trạng nhiễm khuẩn gây bong sừng da dạng lỗ hoặc chân nhiễm nấm.
  • Nếu móng chân hôi do chân có vết thương hở kèm theo các bệnh lý mạch máu, bệnh tiểu đường thì bệnh nhân cần được điều trị chuyên sâu kết hợp với phác đồ từ bác sĩ.

3. Phòng tránh tình trạng móng chân có mùi hôi như thế nào?

móng chân có mùi hôi

Bạn hãy chăm sóc da chân thường xuyên để móng chân không có mùi hôi

  • Thường xuyên cắt móng chân để giữ cho móng luôn chắc chắn và khỏe mạnh. Nếu như cắt móng không đúng cách, cắt móng quá ngắn thì móng chân của bạn có thể mọc ngược, đau và tổn thương, nhiễm trùng lòng móng.
  • Chọn giày vừa chân, thoải mái, thông thoáng, không nên mang giày quá rộng để tránh tình trạng móng chân ghim vào mũi giày và không nên mang giày quá chật để tránh đè ép vào ngón chân.
  • Thường xuyên tẩy da chết cho chân, làm khô chân thật kỹ sau khi tắm để tránh làm nước ẩm kẹt giữa kẽ ngón chân.
  • Nếu đôi giày hôm trước bạn mang bị đổ mồ hôi thì không nên mang lại vào ngày hôm sau.
  • Dùng nước nóng ngâm chân để loại bỏ vi khuẩn và da chết.
  • Luôn giữ cho giày dép sạch sẽ, thường xuyên mua giày dép mới để mồ hôi và vi khuẩn không bám lâu ngày trong giày dép.
  • Dùng phấn khử mùi hôi chân.
  • Giữ cho chân luôn khô thoáng, sạch sẽ, thường xuyên thay tất khi ra nhiều mồ hôi chân để tránh cho chân bị ẩm ướt dẫn đến phát triển bệnh nấm chân.
  • Nếu bạn tắm ở nơi công cộng hoặc trong phòng của người khác thì hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa để không bị lây bệnh nấm chân từ người khác. Phòng tắm là một môi trường ẩm ướt chứa vi khuẩn và nấm, do đó bạn hãy bảo vệ cho đôi chân của mình được an toàn.

Nếu chẳng may móng chân có mùi hôi, bạn cần tìm cách chữa trị nhanh chóng để sớm thoát khỏi tình trạng này. Nó chẳng những khiến hình ảnh của bạn bị giảm trong mắc người đối diện mà còn có nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh khác nghiêm trọng hơn. Bạn hãy chăm sóc để bảo vệ tốt cho đôi chân hơn, từ đó lấy lại sự tự tin khi mang những đôi giày mình yêu thích!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Có nhiều nguyên nhân khiến cho móng chân có mùi hôi như: Bàn chân tăng tiết mồ hôi; Vi nấm; Bệnh nấm móng; Các bệnh lý mãn tính như bệnh mạch máu, đái tháo đường, mô hoại tử…

Bạn hãy thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh, có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vệ sinh cá nhân, tắm gội sạch sẽ mỗi ngày; Nếu chân bị phong thấp thì bạn có thể kết hợp dùng thêm xà phòng hoặc dung dịch kháng khuẩn để rửa chân; Bạn hãy giữ cho các khóe móng chân và bàn chân luôn khô ráo trước khi đi ngủ; Luôn cắt móng chân được sạch sẽ, gọn gàng để vi khuẩn không có môi trường trú ngụ; Mang vớ, giày dép cho vừa vặn với bàn chân, không mang giày quá bó sát gây ẩm bí, hạn chế mang giày dép hoặc vớ kín hơi để tránh tăng tiết mồ hôi, vi khuẩn sẽ có điều kiện sinh sôi, phát triển.

Bạn hãy dùng những chất có công dụng khử mùi hôi tự nhiên như lá trà xanh hoặc phèn chua. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn hãy ngâm chân với nước ấm có pha một chút muối. Sau một thời gian kiên trì, tình trạng mùi hôi sẽ thuyên giảm, lúc ấy, bạn có thể giảm tần suất ngâm chân xuống dần còn vài lần mỗi tuần.

Nếu móng chân có mùi hôi xảy ra là do bệnh lý thì tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, chẳng hạn như dùng phương pháp điện di, phương pháp sử dụng botulinum toxin kết hợp phẫu thuật cắt hạch giao cảm, sử dụng thuốc kháng sinh bôi tại chỗ hoặc dung dịch kháng khuẩn ngâm chân…

Bạn hãy thường xuyên cắt móng chân; Chọn giày vừa chân, thoải mái, thông thoáng; Thường xuyên tẩy da chết cho chân; Dùng nước nóng ngâm chân; Giữ cho chân luôn khô thoáng, sạch sẽ.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Bài tập yoga giảm mỡ đùi đơn giản mà hiệu quả 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment