Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp 2022 | Mytranshop.com

I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

– Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động.

– Nước đang phát triển: Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

II. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1. Điểm công nghiệp

– Là hình thức tổ chức đơn giản nhất, đồng nhất với một điểm dân cư.

– Đặc điểm:

+ Gồm 1 – 2 xí nghiệp gần nguồn nguyên, nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản.

+ Giữa các xí nghiệp ít hoặc không có mối liên hệ.

+ Phân công lao động về mặt địa lí, độc lập về kinh tế, công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh.

2. Khu công nghiệp tập trung

– Đặc điểm:

+ Khu vực lãnh thổ có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi.

+ Không có dân cư sinh sống.

+ Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao.

+ Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ.

+ Sản phẩm vừa phục vụ trong nước, vừa xuất khẩu.

Ví dụ: Khu công nghiệp Bắc Thăng Long…

3. Trung tâm công nghiệp

– Đặc điểm:

+ Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Dụng Cụ Tập Gym Tại Nhà Cho Nam Và Nữ Giá Rẻ 2022 | Mytranshop.com

+ Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

+ Có các xí nghiệp hạt nhân (thể hiện hướng chuyên môn hóa).

+ Có các xí nghiệp bổ trợ, phục vụ.

Ví dụ: TP.HCM, Hà Nội, Thái Nguyên..

4. Vùng công nghiệp

– Đây là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

– Đặc điểm:

+ Gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ sản xuất và nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.

+ Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.

+ Có các ngành phục vụ, bổ trợ.

Ví dụ: Vùng Loren (Pháp), vùng Đông Bắc của Hoa Kì…

Leave a Comment