Nguyên nhân, triệu chứng cách giảm đau hiệu quả 2022 | Mytranshop.com

Đau nhức cơ bắp nói chung và đau cơ bắp chân nói riêng được cho là những hiện tượng hết sức dễ gặp trong đời sống hàng ngày. Các cơn đau ấy có thể xuất hiện do va chạm, chấn thương mô mềm nhưng đôi khi cũng khởi phát do một vấn đề bệnh lý bên trong cơ thể mà chúng ta không lường trước.

Thật vậy, đau cơ bắp chân có thể là một dấu hiệu, triệu chứng cho các bệnh khác nhau, có khi liên đới đến cả hệ thống dây thần kinh của con người. Do đó, nếu bạn cũng là một trong số những người đang mắc phải những vấn đề kể trên, hãy đọc tiếp.

1. Đau cơ bắp chân là gì?

Là một bệnh suy tĩnh mạch, đau bắp chân sẽ làm bạn cảm thấy khu vực này đau nhức, nặng chân, mệt mỏi. Dấu hiệu này hay xuất hiện vào cuối ngày khi mà bạn đã vận động nhiều, nặng, lặp đi lặp lại các động tác ở chân như đi lại, đứng lên, ngồi xuống,…

Đau cơ bắp chân là một tình trạng tương đối phổ biến bởi nhiều nguyên nhân gây ra. Với hầu hết trường hợp thường thấy, chúng ta hoàn toàn có thể khắc chế triệu chứng tức thời bằng các cách chữa đau bắp chân tại nhà đơn giản. Thế nhưng, khi xu hướng của các dấu hiệu trở nên trầm trọng, bạn cần phải can thiệp y tế kịp thời để tránh các tình huống nghiêm trọng có thể xảy ra.

đau cơ bắp chân

Cấu trúc của cơ bắp chân

2. Nguyên nhân đau cơ bắp chân thường gặp phải

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cơ bắp chân, sau đây là những nguyên nhân phổ biến có thể xảy ra:

2.1. Chuột rút cơ bắp chân

Do mất nước và chất điện giải vì đổ nhiều mồ hôi mà cơ bắp chân của bạn có thể bị chuột rút. Ngoài ra, cũng có thể đó là bởi cơ bị co giãn kém hoặc cơ yếu đi. Dù chuột rút là triệu chứng tức thời, sẽ nhanh chóng qua sau một khoảng thời ngắn nhưng lại có thể gây đau đớn, khó chịu rất nhiều.

2.2. Căng cơ bắp chân

Căng cơ bắp chân xảy đến khi một phần hoặc toàn bộ các sợi cơ của bắp chân bị rách. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết rách, những cơn đau cơ bắp chân sẽ xuất hiện khá đột ngột cùng với sự nhạy cảm ở bắp chân.

đau cơ bắp chân

Đau cơ bắp chân do căng cơ

2.3. Đau cách hồi động mạch

Đau cách hồi động mạch chính là một tình trạng xảy ra do các động mạch khi mang máu đến chân bị thu hẹp hoặc bị ngăn chặn lại bởi các nguyên do khác nhau. Triệu chứng này không xảy ra khi bạn nghỉ ngơi mà thường xuất hiện phổ biến nhất khi đi bộ và chính bởi chuyển động này chưa được đáp ứng đủ lượng máu mà bắp chân cần.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Tư vấn thiết kế thi công nhà 2 tầng mái thái 500 triệu 2022 | Mytranshop.com

2.4. Đau cách hồi thần kinh

Giả sử các dây thần kinh mang chức năng kiểm soát chân đang bị chèn ép thì chúng không thể giao tiếp với phần dưới chân một cách mạch lạc, chính xác. Do đó, đau cách hồi thần kinh dẫn đến đau cơ bắp chân thường xảy ra vì hẹp cột sống khi các xương cột sống có diện tích quá khiêm tốn, dây chèn ép dây thần kinh. Việc bị đau cơ bắp chân do đau cách hồi thần kinh có thể xảy ra ngay cả lúc đang nghỉ ngơi, không vận động.

đau cơ bắp chân

Đau cách hồi thần kinh

2.5. Viêm gân Achilles

Có thể bạn chưa biết, dây chằng Achilles chính là bộ phận nối bắp chân với xương gót chân như một dải băng. Đau cơ bắp chân có thể xảy ra khi bắp thịt bị xiết quá chặt rồi gây ra áp lực lên gân này. Đau đớn do viêm gân Achilles có thể xuất hiện khi bạn vừa làm quen một bộ môn thể thao mới hoặc tập luyện các bài tập lặp đi lặp lại nhiều lần.

đau cơ bắp chân

Viêm gân Achilles ảnh hưởng đến cơ bắp chân

2.6. Hội chứng chèn ép khoang

Hội chứng này xảy ra khi máu thừa hoặc dịch bị tích tụ bên dưới một dải mô cứng, gây ra áp lực lên dây thần kinh cũng như mạch máu tại bắp chân. Bạn sẽ cảm thấy đau, sưng, tê, ngứa ran,…. Không những thế, hội chứng chèn ép khoang mức độ mãn tính còn có thể gây đau đớn khi đang tập thể dục. Các dấu hiệu ấy chính là khi bạn bị tê, các cơ sưng lên, nhìn thấy được bằng mắt thường và khó di chuyển được bàn chân.

2.7. Mắc phải bệnh thần kinh do đái tháo đường

Đau cơ bắp chân do mắc phải bệnh thần kinh xảy ra do đái tháo đường cũng là một vấn đề khá phổ biến. Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây tổn thương lên các dây thần kinh của cơ thể. Khả năng này hay xảy ra nhất với bàn tay và bàn chân cùng triệu chứng đau đớn, ngứa ran, tên tái.

Điều này xảy ra khi tổn thương dây thần kinh liên quan đến bệnh nhân bị tiểu đường. Lượng đường trong máu cao gây tổn thương các dây thần kinh trong cơ thể. Điều này thường bắt đầu ở bàn tay và bàn chân. Các triệu chứng gồm đau đớn, ngứa ran và tê.

3. Hướng dẫn cách giảm đau cơ bắp chân hiệu quả tức thì

3.1. Nghỉ ngơi hợp lý 

Khi bị đau cơ băp chân cách đơn giản nhất phải phải ngưng hoạt động và nghỉ ngơi ngay lập tức. Phần lớn  những người bị đau nhức cơ bắp thường nghỉ ngơi kết hợp với tập thể dục thể dục nhẹ trong vòng 5–7 ngày sẽ khôi phục. Một số hoạt động đơn giản khác giúp giảm đau cơ khác như: Xoa bóp cơ, ngâm nước nóng, đi bơi thư giãn …

3.2. Chườm lạnh chỗ đau

Một cách khác cũng được nhiều người áp dụng điều trị đau cơ đó là chườm nước đá. Phương pháp này giúp mang hiệu quả nhất khi bắt đầu bị đau. 

Chườm lạnh thường có hiệu quả giảm đau nhức cơ trong vòng 48 giờ đầu tiên. Vì thế, sau khi khi tập luyện thể thao hay vận động mạnh hãy xoa bóp tại chỗ trong vòng 20 phút. Nếu sau một thời gian cách này kém hiệu quả hãy chuyển sang chườm nóng.

3.3. Kéo giãn cơ nhẹ nhàng

Các nghiên cứu cho thấy rằng thực hiện giãn cơ đôi khi sẽ không mang lại hiệu quả nào trong việc ngăn ngừa hay giảm đau cơ bắp. Tuy nhiên, cũng có ghi nhận rằng giãn cơ nhẹ nhàng giúp hồi phục nhanh chóng và để lại tác động xấu, giảm gây đau nhức cơ bắp hơn. Vì thế, hãy thử giãn cơ nhẹ nhàng để giảm đau cơ sau khi chơi thể thao hoặc khi cơ đau cơ xuất hiện.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Flo-Brom-Iot, trắc nghiệm hóa học lớp 10 2022 | Mytranshop.com

3.4. Ăn nhiều thực phẩm tăng khả năng kháng viêm

Mặc dù cần có nhiều nghiên cứu hơn, một số bằng chứng cho thấy bạn có thể giảm đau cơ bằng việc ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Ví dụ theo một nghiên cứu thực hiện vào năm 2013, 2017, dưa hấu có chứa 1 axit amin với tên gọi là L-citrulline có khả năng phục hồi nhịp tim và giảm đau cơ.

Curcumin là một hợp chất được tìm thấy trong củ nghệ có khả năng chống oxy hóa cao và tác dụng kháng viêm mạnh. Do đó, curcumin đã được chứng minh là giúp giảm đau trong cơn đau nhức cơ bắp trì hoãn khởi phát (DOMS) và tăng tốc độ hồi phục sau khi tập thể dục.

Một vài thực phẩm kháng viêm khác cho thấy nhiều tiềm năng trong việc giảm đau cơ bắp là:

Nước quả anh đào (cherry)
Trái dứa (thơm)
Gừng

3.5. Bổ sung đạm sữa cô đặc (milk protein)

Nên bổ sung đạm sữa cô đặc vì trong sữa đặc có chứa 40 – 90% protein có khả năng giảm đau cơ. Đồng thời, giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp trong các chấn thương. Sữa cô đặc thường được dùng trong thực phẩm để hỗ trợ tăng cường protein. Sữa cô đặc có thể có nhiều dạng và có thể mua ở được ở nhiều cửa hàng sữa tiện lợi. 

3.6. Tắm nước ấm với muối Epsom

Dùng muối Epsom để ngâm mình có thể mang lại tác dụng giảm đau cơ và viêm hiệu quả gấp đôi. Nhiệt và hơi ẩm của nước ấm và muối giúp hệ tuần hoàn lưu thông tốt hơn.

3.7. Giảm đau nhức bằng châm cứu

Châm cứu để làm giảm đau là phương pháp y học cổ truyền Trung Quốc. Cách này giúp cân bằng năng lượng tự nhiên trong cơ thể. Khi châm cứu kim mảnh được sử dụng xuyên vào da và các huyệt đạo làm giảm đau. Châm cứu giúp giải phóng serotonin, dẫn truyền thần kinh làm giảm cảm giác đau nhức.

3.8. Sử dụng máy massage chân hoặc ghế massage

Đây là một thiết bị massage giúp tự massage đã thông kinh mạch giúp lưu thông máu. Massage còn làm giúp tăng khả năng làm giảm đau nhức và trì hoãn khởi phát.  Bạn có thể dễ dàng mua máy massage chân hoặc ghế massage tại các cửa hàng của Elipsport. Ở đây, các bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng như một chuyên gia trị liệu tuyệt vời. Chỉ với vài phút mỗi ngày cùng máy massage chân hoặc ghế massage sẽ giảm hiệu quả các cơn đau nhức.

3.9. Sử dụng một số thuốc không kê đơn

Để giảm đau nhức sử dụng thuốc giảm đau được sử dụng rất phổ biến. Các loại thuốc giảm đau thường được sử dụng như: Paracetamol, Ibuprofen, Hapacol. Các thành phần chính trong các loại thuốc này có tác dụng giảm đau, kháng viêm vô cùng hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, sử dụng nhiều lâu dài cũng mang đến những tác dụng phụ. Hãy sử dụng khi thật cần thiết hoặc sử dụng theo đơn của bác sĩ khuyên dùng.

Đau cơ bắp chân

Sử dụng thuốc giảm đau

4. Lời khuyên của bác sĩ phòng ngừa đau cơ bắp chân

4.1. Bỏ hút thuốc ngay

Thống kê chứng minh rằng, cứ 100 người bị đau cơ bắp chân, có hơn 80 người nghiện hút thuốc lá. Khi hút thuốc, máu có chứa ít dưỡng khí, nhiều thán khí. Chất nicotine trong thuốc lá sẽ khiến cho các mạch máu trong cơ thể, khó lưu thông. Vì thế, lượng dưỡng khí đi nuôi cơ thể như bắp tay, bắp chân rất ít, gây ra chứng đau nhức cơ chân.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Điều trị sẹo rỗ hết bao nhiêu tiền? Bảng giá trị sẹo mới nhất 2021 2022 | Mytranshop.com

4.2. Tập thể dục thường xuyên

Hãy luyện tập đi bộ mỗi ngày với tốc độ tương đối  và dần dần tăng tốc độ nhanh hơn. Tập đi cho cho đến khi bắp chân các bắp chân bắt đầu đau lên. Đừng dừng lại mà vẫn tiếp tục đi thêm cho đến khi bạn cảm thấy không còn đi được nữa và phải nghỉ. Hãy nghỉ một vài phút cho sự đau nhức giảm xuống, sau đó tiếp tục đi bộ. Luyện tập cách này mỗi ngày chừng vài tiếng đồng hồ bạn sẽ cải thiện được tình trạng đau nhức cơ. 

Nếu thời tiết không cho phép bạn đi bộ ngoài trời, bạn nên mua một máy máy chạy bộ điện hoặc  tập thể dục loại đạp xe tập.

đau cơ bắp chân

Vận động mỗi ngày để giúp cho cơ bắp chân chắc khỏe

4.3. Theo dõi huyết áp và mức cholesterol

Một trong những nguyên nhân khiến đau cơ đó chính là do bệnh huyết áp và cholesterol trong cơ thể cao. Người đang mắc bệnh về máu đều có liên quan đến huyết áp và cholesterol. Vì thế, nên thường xuyên tại nhà và thăm khám theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Đau cơ bắp chân

Gặp bác sĩ điều trị

Trên đây là các bệnh lý có thể là yếu tố nguy cơ cho việc bạn bị đau cơ bắp chân. Để có thể giúp cho cơ bắp chân cũng như các vùng cơ xương khớp khác được khỏe mạnh, dẻo dai, bền bỉ, tốt hơn hết bạn cần phải chú ý vận động đều đặn và đúng mực mỗi ngày. Với rất nhiều dòng máy chạy bộ, xe đạp tập,… chuyên dụng, cao cấp – Tập đoàn Thể thao Elipsport luôn mong muốn mang đến cho người Việt một sức khỏe vàng, một bản lĩnh chiến binh để có thể đối chọi được với mọi nguy cơ bệnh tật ngoài mong muốn. Vận động ngay từ hôm nay để bảo vệ chính mình sau này – gọi ngay đến số hotline 1800 6854 để được tư vấn miễn phí bạn nhé!

Kiddo Nguyễn

Bảo vệ đôi chân, cánh tay của bạn một cách chu toàn, cho chúng được massage, thư giãn trên ghế massage Elip cũng là cách hỗ trợ bảo vệ chúng. Bên cạnh đó bạn hãy vận rèn luyện thể dục đôi chân cánh tay của mình với may chạy bo dien, xe đạp tập,… của Tập đoàn thể thao Elipsport để có được đôi chân mạnh khỏe trong việc đi lại dễ dàng, cánh tay khoẻ mạnh có thể cầm và giữ đồ vật thoải mái.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Khi đau cơ có thể uống Paracetamol, Ibuprofen Hapacol giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả.

Chườm lạnh giảm đau nhức cơ có hiệu quả trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi tập luyện. Nếu tình trạng đau không giảm nên đến gặp bác sĩ để thăm khám.

Những người chơi thể thao, vận động mạnh như cầu thủ, vận động viên điền kinh …

Đau cơ bắp chân khá phổ biến do chơi thể thao. Nếu đau thường xuyên, dai dẵng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn bệnh lí về tĩnh mạch.

Leave a Comment