Ôn tập trao đổi chất và năng lượng ở thực vật 2022 | Mytranshop.com

ÔN TẬP TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

Bài 1Rễ của thực vật ở trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng?

Trả lời

Rễ của thực vật trên cạn sinh trưởng rất nhanh, đâm sâu và lan tỏa tới hướng nguồn nước. Đặc biệt, chúng hình thành liên tục với số lượng rất lớn các lông hút, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất. Do vậy, sự hất thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi.

Bài 2: Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?

Trả lời

– Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động (theo cơ chế thẩm thấu), tức là di chuyển từ môi trương đất – nơi có nồng độ chất tan thấp (môi trường nhược trương) vào tế bào rễ – nơi có nồng độ chất tan cao (dịch bào ưu trương, áp suất thẩm thấu cao).

– Khác với sự hấp thụ nước, các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào một cách chọn lọc theo hai cơ chế:
+ Cơ chế thụ động: Các ion khoáng di chuyển từ đất (hoặc môi trường dinh dưỡng) vào rễ theo građien nồng độ. Nước đi sau từ môi trường (nơi có nồng độ ion cao) vào rễ (nơi nồng độ của ion đó thấp).
+ Cơ chế chủ động: Đối với một số ion cây có nhu cầu cao. Ví dụ, ion Kali (K+), di chuyển ngược chiều građien nồng độ. Sự di chuyển ngược chiều nồng độ như vậy đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng sinh học ATP từ hô hấp (phải dùng bơm ion, ví dụ: bơm natri: Na+ – ATPaza, bơm Kali: K+ – ATPaza,…)

Bài 3: Giải thích vì sao cây trên cạn ngập úng lâu ngày sẽ bị chết ?

Trả lời 

Đối với cây trên cạn, khi ngập úng nước ngăn cách sư tiếp xúc của không khí với mặt đất, ôxi không thâm nhập được vào đất làm rễ cây thiếu ôxi. Thiếu ôxi phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc hại dối với tế bào và làm cho long hút chết mà cũng không hình thành được lông hút mới. Không có lông hút cây sẽ không hấp thụ được nước, cân bằng nước bị phá vỡ, cây sẽ bị chết. Ngoài ra, cây bị ngấp úng so với điều kiện cạn ở ban đầu là sự thay đổi môi trường đột ngột khiến cây không kịp thích nghi với điều kiện mới.

Bài 4: Nêu các dạng nước trong cây và vai trò của các dạng nước trong đời sống của cây?

Trả lời

Nêu được hai dạng nước: nước tự do, nước liên kết và phân biệt được đặc điểm tự do, đặc điểm liên kết của hai dạng nước. Từ đó nêu vai trò của dạng nước tự do với đầy đủ vai trò của nước ở dạng phân tử, trong khi đó nước liên kết chỉ còn vai trò cấu trúc.

Bài 5: Đặc điểm cấu trúc và sinh lí của lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước?

Trả lời

– Thành tế bào mỏng, không thấm cutin

– Chỉ có một không bào trung tâm lớn chiếm gần hết thể tích tế bào

– Áp suất thẩm thấu của tế bào lông hút rất lớn vì hoạt động hô hấp luôn luôn cao.

Bài 6: Quan sát hình dưới đây, cho biết có bao nhiêu con đường hấp thụ nước từ đất vào mạch gỗ? Mô tả mỗi con đường. Hãy nêu vị trí và vai trò của vòng đai Caspari?

Trả lời

a) Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường:

– Con đường gian bào: Từ lông hút → khoảng gian bào → đai Caspari → mạch gỗ.

– Con đường tế bào chất: Từ lông hút → tế bào chất của các tế bào sống → mạch gỗ.

b) Đai caspari nằm ở phần nội bì của rễ có vai trò là kiểm soát các chất đi vào trung trụ, điều hòa vận tốc hút nước của rễ.

 Bài 7: Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che ở vật liệu xây dựng?

Trả lời 

Tại vì lá cây có quá trình thoát hơi nước làm hạ nhiệt môi trường xung quanh. Nhờ vậy ở dưới cây ta cảm giác mát hơn.

Bài 8: Cây trong vườn và trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?

Trả lời

Cây trên vườn thoát nước nhiều hơn do được sống trong môi trường có điều kiện tiếp xúc nước nhiều hơn do đó lớp cutin trên biểu bì mỏng hơn nên khản năng thoát nước mạnh hơn.

Bài 9: Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ mở của khí khổng?

Trả lời

Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. Do khi no nước vách mỏng của tế bào khí không căng làm cho vách dày cong theo.

Bài 10: Nêu ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước ở lá?

Trả lời

Thoát hơi nước ở lá sẽ:

– Giảm nhiệt độ bề mặt lá

– Lấy được CO2 phục vụ cho quá trình quang hợp

– Tạo lực hút nước từ rễ lên thân

Bài 11: Trong điều kiện đồng ruộng, tổng chiều dài hệ rễ của một cây ngô không kể lông hút là 500 – 700m. Trên 1 mm2 rễ cây ngô có tới 420 lông hút (chiều dài bình quân mỗi lông hút là 0,5mm). Cây táo 1 năm tuổi chỉ có 10 cành nhưng có tới 45000 rễ các loại.

a) Em hãy cho biết những con số trên nói lên điều gì?

b) Tính tổng chiều dài của các lông hút ở 1 mm2 rễ cây ngô. Ý nghĩa sinh học của con số đó là gì?

Trả lời  

a) Những con số nói lên khả năng đâm sâu và lan rộng của rễ, hệ thống lông hút làm tăng diện tích tiếp xúc với môi trường đất.

b) Tổng chiều dài = 420.0,5 = 210 mm/1mm2

Ý nghĩa sinh học: đảm bảo cho cây hút được nước và muối khoáng để sinh trưởng và phát triển bình thường.

Bài 12: Theo một nghiên cứu của Kixenbec ở cây ngô:

– Số lượng khí khổng trên 1 cm2 biểu bì dưới là 7684, còn trên 1cm2 biểu bì trên là 9300.

– Tổng diện tích lá trung bình (cả 2 mặt lá) ở một cây là 6100 cm2.

– Kích thước trung bình 1 khí khổng là 25,6 × 3,3 μm.

Hãy cho biết:

a) Tổng số khí khổng có ở cây ngô đó là bao nhiêu? Tại sao ở đa số các loài cây, số lượng khí khổng ở biểu bì dưới thường nhiều hơn số lượng khí khổng ở biểu bì trên mà ở ngô thì không như vậy?

b) Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là bao nhiêu?

c) Tại sao tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá rất nhỏ (dưới 1%) nhưng lượng nước bốc hơi qua khí khổng lại rất lớn (chiếm 80-90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng tự do của lá)?

Trả lời

a)  Tổng số khí khổng có ở cây ngô đó là:

(7684 +9300).6100 = 103602400

Vì lá ngô mọc đứng nên lượng khí khổng ở 2 mặt lá tương đương nhau.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Thiết kế ban công chung cư đẹp ngất ngây 2022 | Mytranshop.com

b) Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là:

103602400.25,6.3,3.10-3/ 6100.10-2 = 0,14%

c) Vì các phân tử nước ở mép khí khổng bay hơi nhanh hơn các phân tử nước ở vị trí khác (hiệu quả mép).

Bài 13: Năm 1859, Garô đã thiết kế một dụng cụ đo được lượng hơi nước thoát ra qua hai mặt lá. Sử dụng dụng cụ đó, ông đã đo được lượng hơi nước thoát ra qua hai mặt lá như bảng dưới đây:

Tên cây

Mặt lá

Số lượng khí khổng/mm2

Thoát hơi nước (mg/24 giờ)

Cây thược dược

Mặt trên

22

500

Mặt dưới

30

600

Cây đoạn

Mặt trên

200

Mặt dưới

60

490

Cây thường xuân

Mặt trên

Mặt dưới

80

180

a) Những số liệu nào trong bảng cho phép khẳng định, số lượng khí khổng có vai trò quan trọng trong sự thoát hơi nước của lá cây?

b) Số liệu về số lượng khí khổng và cường độ thoát hơi nước ở mặt trên của lá cây đoạn nói lên điều gì? Hãy giải thích.

Trả lời

a) Mặt dưới có nhiều khí khổng hơn mặt trên và có tốc độ thoát hơi nước cao hơn. => tốc độ thoát hơi nước tỉ lệ thuận với số lượng khí khổng.

b) Ngoài khí khổng còn có thoát hơi nước qua cutin.

Bài 14: Khi nghiên cứu chiều dài của rễ một số loài cây, người ta thu được số liệu: đậu côve 0,8-0,9m; cỏ ba lá 1-3m; kê 0,8-1,1m; khoai tây 1,1-1,6m; ngô 1,1-2,6m; nhiều cây bụi ở sa mạc trên 10m.

a) Các con số trên chứng minh điều gì?

b) Tại sao cây bụi ở sa mạc lại có rễ trên 10m?

Trả lời

a) Những con số nói lên khả năng đâm sâu và lan rộng của rễ, hệ thống lông hút làm tăng diện tích tiếp xúc với môi trường đất.

b) Thích nghi với hấp thụ nước ở sâu trong đất.

Bài 15: Hãy mô tả con đường vận chuyển nước, chất khoáng hòa tan và chất hữu cơ trong cây? Vẽ hình minh họa.

Trả lời

Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau:

* Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.

* Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ được quang hợp từ lá đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả …

Bài 16: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là gì? Tại sao các nguyên tố vi lượng chỉ cần 1 lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu đối với sự sinh trưởng – phát triển của thực vật?

Trả lời

a) Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:

+ Nếu thiếu cây không hoàn thành được chu trình sống.

+ Không thay thế bằng nguyên tố khác.

+ Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.

b) Vì vai trò của các nguyên tố vi lượng trong cây không phải là vai trò cấu trúc mà chủ yếu là vai trò hoạt hóa enzim trong các quá trình trao đổi chất nên chúng chỉ cần 1 lượng rất nhỏ.

Đồng thời, do chúng còn liên kết với các chất hữu cơ tạo thành hợp chát hữu cơ trong hoạt hóa enzim, giúp tăng tốc độ các phản ứng sinh hóa.

Bài 17: Tai sao khi cây thiếu nguyên tố Mg thì lá cây mất màu xanh?

Trả lời

Màu xanh của lá mà chúng ta nhìn được là do trong lá cây có diệp lục. Mà Mg là nguyên tố tham gia vào cấu trúc của phân tử diệp lục. Vì vậy  khi cây thiếu Mg, diệp lục không được hình thành, lá mất màu xanh lục

Bài 18: Trong sản xuất cần có những biện pháp gì để hạn chế tình trạng thiếu khoáng của cây?

 Trả lời

Những biện pháp để hạn chế tình trạng thiếu khoáng của cây:

– Phải nắm được:

+ Nhu cầu dinh dưỡng của cây

+ Khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất.

+ Hệ số sử dụng phân bón.

– Thường xuyên thực hiện các biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây:

+ Làm cỏ sục bùn, cày ải phơi đất

+ Phá váng trên mặt đất sau mưa.

+ Bón vôi cho đất chua

– Kiểm tra thường xuyên, phát hiện những biểu hiện của lá và phải cung cấp khoáng kịp thời và đúng nhu cầu.

Bài 19: Hãy liên hệ với thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các chất khoảng ở trong đất từ đạm không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây?

Trả lời

Các biện pháp giúp cho các quá trình chuyển hóa các hợp chẩt khoáng khó tan cây không hấp thụ được thành dạng ion cây dễ hấp thụ là: làm cỏ sục bùn, phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đấu cày lật úp rạ xuống, bón vôi cho đất chua…

Bài 20: Rễ cây hấp thụ nitơ ở dạng NH4 +(dạng  khử) và NO3 -(dạng ở xi hóa) từ đất, nhưng nitơ trong các hợp chất hữu cơ cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng khử. Từ đó, hãy giả thiết phải có quá trình gì xảy ra trong cây?

Trả lời

Dạng nitơ hấp thụ từ môi trường vào gồm hai dạng: NH4+ và NO3- . Trong đó nitơ trong NO3- ở dạng ôxi hóa. Nitơ trong các hợp chất hữu cơ trong cơ thể thực vật tồn tại ởdạng khử như NH4+ và NO3-. Do vậy, cần phải có quá trình chuyển Nitơ ở dạng ôxi hóa thành dạng khử, nghĩa là phải có quá trình khử nitrat.

Bài 21: NH3 tích lũy lại nhiều trong mô sẽ gây độc cho tế bào nhưng khi cây sinh trưởng mạnh thì lại thiếu hụt NH3. Vậy cơ thể thực vật giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào?

Trả lời

Khi NH3 , tích lũy nhiều trong mô sẽ gây độc cho tế bào nên cơ thể thực vật giải quyết bằng sự hình thành amit để giải độc NH3. Amit lại là nguồn dự trữ NH3 cung cấp khi cây sinh trưởng mạnh thiếu hụt NH3.

Bài 22: Nêu các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được?

 Trả lời

– Các dạng nitơ có trong đất là nitơ vô cơ trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (vi sinh vật, thực vật, động vật).

– Dạng nitơ cây hấp thụ được: NH4+ và NO3-

Bài 23: Trình bày vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng của thực vật?

 Trả lời

– Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển nhưng thực vật không hấp thụ được thành dạng nitơ khoáng NH3 (NH4+ trong môi trường nước) cây dễ dàng hấp thụ.

– Quá trình thực hiện nhờ vi khuẩn tự do (vi khuẩn lam) hoặc vi khuẩn nốt sẫn trong rễ cây họ đậu. Chúng có khả năng bẻ gãy liên kết ba trong phân tử N2 là do có enzim nitrogenaza.

– Nhờ có quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học xảy ra ở điều kiện bình thường hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất mà lượng nitơ bị mất hàng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cung câp dinh dưỡng nitơ bình thường của cây.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Top 5 Mẫu Giày Cầu Lông Kumpoo Đẹp Nhất Nên Có 2022 | Mytranshop.com

Bài 24: Thế nào là bón phân hợp lí và tác dụng của biện pháp đó đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường?

Trả lời

a) Bón phân hợp lí cho cây trồng:

– Lượng phân bón hợp lí: phải căn cứ vào:

+ Nhu cầu dinh dưỡng của cây

+ Khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất.

+ Hệ số sử dụng phân bón

– Thời kì bón phân: phải căn cứ vào các giai đoạn trong quá trình sinh trưởng của mỗi loài cây. Nhận biết dấu hiệu bên ngoài của lá cây để biết rõ thời điểm cần bón phân.

– Cách bón phân: bón lót hoặc bón thúc; bón qua lá hoặc bón qua rễ.

– Loại phân bón: dựa vào từng loại cây trồng và giai đoạn phát triển của cây.

b) Tác dụng của bón phân hợp lí với cây trồng và bảo vệ môi trường là giúp tăng năng suất, không ô nhiễm môi trường và hiệu quả về đầu tư kinh tế. Bón phân không đúng, năng suất sẽ thấp, hiệu quả kinh tế thấp. Bón phân vượt quá liều lượng cần thiết sẽ làm giảm năng suất. Chi phí phân bón cao dẫn tới hiệu quả kinh tế thấp và gây ô nhiễm nông phẩm, môi trường, đe dọa sức khỏe của con người.

Bài 25: Quang hợp ở thực vật là gì ? Viết phương trình quang hợp tổng quát. Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất ?

 Trả lời

– Quang hợp ở cây xanh là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng Mặt Trời được diệp lục trong lục lạp hấp thụ để tạo ra cacbonhiđrat và ôxi từ khí cacbonic và nước.

– Phương trình tổng quái về quang hợp: 6CO2 + 12H2O → C6Hl2O6+ 6 O2 + 6 H2O

– Vì sản phẩm của quang hợp là nguồn khởi nguyên cung cấp thức ăn, năng lượng cho sự sống trên Trái Đất và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho con người.

Bài 26: Nêu đặc điểm của lá cây xanh thích nghi với chức năng quang hợp?

 Trả lời

Lá cây xanh đã có cấu tạo bên ngoài và bên trong thích nghi với chức năng quang hợp như sau:

–  Bên ngoài:

+ Diện tích bề mặt lớn để hấp thụ các tia sáng.

+ Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.

+ Trong lớp biểu bì cùa mặt lá có khí khổng để cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

–  Bên trong:

+ Tế hào mô giậu chứa nhiều diệp lục phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá dể trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên mặt trên của lá.

+ Tế bào mô khuyết chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu, nằm phía mặt dưới của phiến lá. Trong mô khuyết có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí O2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.

+ Hệ gân lá tủa đến tận từng tế bào nhu mô của lá, chứa các mạch gỗ là con đường cung cấp nước cùng các ion khoáng cho quang hợp và mạch libe là con đường dẫn sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.

+ Trong lá có nhiều tế bào chứa lục lạp (với hệ sắc tố quang hợp bên trong) là bào quan quang hợp.

Bài 27: Nêu thành phần của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh và chức năng của chúng? 

Trả lời

Hệ sắc tố quang hợp gồm diệp lục và carôtenôit.

Diệp lục gồm diệp lục a và diệp lục b. Diệp lục là sắc tố chủ yếu của quang hợp, trong đó diệp lục a (P700 và P680) tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. Các phân tử diệp lục b và diệp lục a khác hấp thụ năng lượng; ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục a (P700 và P680) ở trung tâm phản ứng quang hợp.

Các carôtenôit gồm carôten và xantôphin là các sắc tố phụ quang hợp (sắc tố phụ quang hợp ở tảo là phicôbilin). Chức năng của chúng là hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục a và b để diệp lục này truyền tiếp cho diệp lục a. Ngoài ra. carôtenôit còn có chức năng bảo vệ bộ máy quang hợp và tế bào khỏi bị nắng cháy khi cường độ ánh sáng quá cao. 

 Bài 28: Phân biệt thực vật C3, C4, CAM?

Trả lời

Điểm

so sánh

C3

C4

CAM

Điều kiện sống

Sống chủ yếu ở vùng ôn đới á nhiệt đới.

Sống ở vùng khí hậu nhiệt đới.

Sống ở vùng sa mạc, điều kiện khô hạn kéo dài.

Hình thái giải phẫu lá

– Lá bình thường

– Có một loại lục lạp ở tế bào mô dậu.

– Lá bình thường

– Có 2 loại lục lạp ở tế bào mô dậu và tế bào bao bó mạch.

– Lá mọng nước

– Có một loại lục lạp ở tế bào mô dậu.

Cường độ quang hợp

Trung bình

Cao

Thấp

Nhu cầu nước

Cao

Thấp, bằng 1/2 thực vật C3

Thấp

Hô hấp sáng

Không

Không

Năng suất sinh học

Trung bình

Cao

Thấp

Bài 29:  Bảng so sánh quá trình quang hợp ở các nhóm  thực vật C3 , C4 , CAM?

Trả lời

Điểm so sánh

C3

C4

CAM

Chất nhận CO2 đầu tiên

RiDP (Ribulôzơ 1,5 diphôtphat).

PEP (phôtpho enol pyruvat).

 

Enzim cố định CO2

 

PEP-cacboxilaza

và Rubisco.

PEP-cacboxilaza

và Rubisco.

Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên

APG (axit 

phôtpho glixeric)

AOA (axit oxalo axetic).

AOA → AM

Chu trình Canvin

Có.

Có.

Có.

Không gian thực hiện

Lục lạp tế bào mô giậu.

Lục lạp tế bào mô giậu và lục lạp tế bào bao bó mạch.

Lục lạp tế bào mô dậu.

Thời gian

Ban ngày.

Ban ngày.

Cả ngày và đêm

Năng suất sinh học

Trung bình

Cao

Thấp

Bài 30: Nêu khái niệm và điều kiện cần có của pha sáng trong quang hợp và cho biết sản phẩm của pha sáng là gì?

 Trả lời

-Pha ánh sáng của quang hợp là pha chuyển hoá năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.

-Pha sáng chỉ xảy ra ở tilacôit khi có ánh sáng chiếu vào diệp lục.

-Sản phẩm của pha sáng là: ATP, NADPH, O2.

Bài 31: Ôxi trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu? Những hợp chất nào mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbohiđrat?

Trả lời

– Oxi trong quang hợp có nguồn gốc từ nước.

-Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbohiđrat là: ATP và NADPH.

Bài 32: Nước có vai trò gì đối với quang hợp?  Vai trò của nước trong pha sáng của quang hợp?

Trả lời

1.Vai trò của nước đối với quang hợp là: Nước là yếu tố quan trọng đối với quang hợp (nguyên liệu, môi trường, điều tiết khí khổng và nhiệt độ của lá).

2.Vai trò của nước trong pha sáng:

–  Nước là nguyên liệu cho quá trình phân li nước trong pha sáng của quang hợp.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  5 cách bố trí văn phòng làm việc hiệu quả và 5 yếu tố quan trọng 2022 | Mytranshop.com

–  Nước tham gia vào các phản ứng trong pha tối cùa quang hợp.

–  Nước là tác nhân trực tiếp điều tiết độ mở của khí khổng cho CO2 khuếch tán vào lá đến lục lạp để pha tối quang hợp có thể xảy ra.

–  Nước là môi trường duy trì điều kiện bình thường cho toàn bộ bộ máy quang hợp hoạt động.

Bài 33: Cường độ ánh sáng  ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?

Trả lời

Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2:

+ Khi nồng độ CO2 thấp, tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng không nhiều, nhưng khi nồng độ CO2; tăng lên thì tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng lên rất mạnh.

+ Tại trị số nồng độ CO2 thích hợp, khi cường độ ánh sáng đã vượt qua điểm bù. Cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến điểm no ánh sáng. Tại diểm no ánh sáng, nếu tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng.

+ Ngoài ra mối phụ thuộc cùa quang hợp vào cường độ ánh sáng còn phụ thuộc vào đặc trưng sinh thái của loài cây (cây ưa sáng, cây chịu bóng…)

Bài 34: Trình bày sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ?

 Trả lời

Nhiệt độ ảnh hường đến các phản ứng enzim trong quang hợp.

Các nhiệt độ như cực tiểu và cực đại đối với quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm sinh thái, xuất xứ, pha sinh trưỏng, phát triển của loài cây.

Trong giới hạn nhiệt độ sinh học đối với từng giống, loài cây, pha sinh trưởng và phát triển, cứ tăng nhiệt độ thêm 10oC thì cường độ quang hợp tăng lên 2 – 2.5 lần.

Bài 35: Cho ví dụ về vai trò của các nguyên tố khoáng trong hệ sắc tố quang hợp.

 Trả lời

Ví dụ: Fe tham gia vào quá trình tổng hợp poclirin nhân diệp lục. Mg, N tham gia vào cấu trúc của phân tử diệp lục.

Bài 36: Tại sao nói quang hợp quyết định năng suất thực vật? Tại sao tăng diện tích lá làm tăng năng suất cây trồng?

Trả lời

1.Vì 90 – 95% tổng sản lượng chất hữu cơ trong cây là sản phẩm của quang hợp.

2.Vì lá là cơ quan quang hợp (bài số 8 mục II). Trong lá có lục lạp với hệ sắc tố quang hợp hấp thụ nắng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã được hấp thụ đến pha cố định CO2 tạo vật chất hữu cơ cho cây. Do vậy, tăng diện lích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây. tăng năng suất cây trồng. 

Bài 37: Phân biệt năng suất sinh học với năng suất kinh tế? Nêu các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển của quang hợp?

 Trả lời

1.Phân biệt năng suất sinh học với năng suất kinh tế:

+ Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô lích lũy được trong 1 ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suối thời gian sinh trưởng.

+ Năng suấi kinh tế chỉ là một phần của năng suất sinh học chứa trong các cơ quan có giá trị kinh tế như hạt, củ, quả, lá… tùy vào mục đích đối với từng loại cây trồng.

2.Các biện pháp: Cung cấp nước, phân bón hợp lí, tuyển chọn giống cây có cường độ quang hợp cao.

Bài 38: Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí?

 Trả lời

Hô hấp hiếu khi tạo ra nhiều năng lượng hơn, gấp 19 lần so với năng lượng do hô hập kị khí tạo ra, giúp đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cần sử dụng của tế bào và cơ thể. Đồng thời, hô hấp kị khí còn tạo ra 1 số axit được coi là chất độc đối với cơ thể thực vật => hô hấp hiếu khí có lợi thế hơn so với hô hấp kị khí

Bài 39: Tính năng lượng thu được trong các giai đoạn của hô hấp khi oxy hóa hết 18g glucôzơ?

 Trả lời

Ta có: 18g glucozơ tương ứng với 0,1 mol => có 0,1 x 6,023 x 1023 = 6,023 x 1022

Biết 1 phân tử glucozơ qua phân giải kị khí giải phóng 2ATP, qua phân giải hiếu khí giải phóng 38ATP

=>Năng lượng thu được từ 18g glucozơ là:

+ Phân giải kị khí: 2 x 6,023 x 1022 (ATP)

+ Phân giải hiếu khí: 38 x 6,023 x 1022 (ATP)

Bài 40: Hãy mô tả cấu tạo ti thể là bào quan hô hấp hiếu khí?

 Trả lời

Ti thể được bao bọc hỏi màng kép. Màng ngoài nhân, được tạo thành lừ mạng lưới nội chất trơn. Màng trong gấp nếp tạo thành nhiều mào (crista) ngăn ti thể thành 2 xoang: xoang trong và xoang ngoài. Xoang trong chứa chất nền (matrix) dạng bán lỏng và có nhiều enzim của chu trình Crep. Xoang ngoài nằm giới hạn giữa hai lớp màng của ti thể là kho chứa các ion H+ . Trên bề mặt của màng trong đính các hạt cực nhỏ có chứa các enzim tham gia vào hệ thống truyền điện tử, tức là các enzim có vai trò quan ưọng trong việc biến đổi năng lượng dự trữ trong các nguyên liệu hô hấp (glucôzơ) thành năng lượng ATP cho tế bào.

Bài 41: Dựa vào kiến thức về hô hấp hãy nêu:

1. Vai trò của ôxi đối với hố hấp của cây?

2. Một số biện pháp bảo quản nông phẩm dựa trên mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường?

Trả lời

1.Có ôxi mới có hô hấp hiếu khí. Hô hấp hiếu khí bảo đảm cho quá trình phân giải hoàn toàn nguyên liệu hô hấp giải phóng ra CO2 và nước, tích lũy nhiều năng lượng hơn so với phân giải kị khí.

2.Một số biện pháp:

+ Bảo quản khô: Biện pháp bảo quản này thưởng sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 – 16° tùy theo từng loại hạt.

+ Bảo quản lạnh: Phần  lớn các loại thực phẩm, rau quả được bảo quản bằng phương pháp này. Chúng được giữ trong các kho lạnh, của lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau. Ví dụ: khoai tây ở 4°C, cải hắp ở l°C, cam chanh ở 6°C, các loại rau khác là 3 – 7°C.

+ Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao gây ức chế hô hấp: Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thưởng sử dụng trong các kho kín có nồng độ CO2 cao hoặc đơn giản hơn là các túi pôliêtilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ CO2 thích hợp là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản.

Bài 42: Dựa vào kiến thức về quang hợp và hô hấp, hãy chứng minh quang hợp là tiền đề cho hô hấp và ngược lại?

 Trả lời

Sản phẩm của quang hợp (C6H12O6 và O2) là nguyên liệu của hô hấp và chất ôxi hóa trong hô hấp. Ngược lại, sản phẩm của hô hấp là O2 và H2O lại là chất xuấi phát để tổng hợp nên và giải phóng ra ôxi trong quang hợp.

Leave a Comment