Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 2022 | Mytranshop.com

I. Phong trào Ngũ Tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc

1. Phong trào Ngũ Tứ

* Nguyên nhân: do quyết định bất công của các nước đế quốc, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.

– Ngày 4/5/1919 học sinh, sinh viên ở Bắc Kinh biểu tình, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp khác trong xã hội đặc biệt là giai cấp công nhân.

– Từ Bắc Kinh lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước.

– Kết quả: thắng lợi.

* Nét mới và ý nghĩa của phong trào:

+ Nét mới đó là lực lượng giai cấp công nhân tham gia với vai trò nòng cốt (trưởng thành và trở thành lực lượng chính trị độc lập)

+ Mục tiêu: đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Không chỉ dừng lại chống phong kiến như cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 (đánh đổ triều đình Mãn Thanh).

+ Đánh dấu bước chuyển biến của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

2. Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (7/1921)

– Là bước chuyển biến từ cách mạng dân chủ kiểu cũ sang cách mạng dân chủ kiểu mới, mở ra thời kì mới cho cách mạng ở Trung Quốc:

+ Việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin ngày càng sâu rộng.

+ Nhiều nhóm cộng sản được thành lập. Trên sự chuyển biến mạnh mẽ của giai cấp công nhân cùng sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, tháng 7/1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập. Sự kiện này đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Trung Quốc.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Máy cưa vòng nhật bãi | Kiến Thức Xây Dựng 2022 | Mytranshop.com

+ Đồng thời mở ra thời kì giai cấp vô sản đã có chính Đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ cách mạng.

II. Ấn Độ trong những chiến năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1929)

* Nguyên nhân

+ Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất.

+ Sau chiến tranh, chính quyền Anh tăng cường bóc lột, ban hành đạo luật hà khắc.

+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ và chính quyền thực dân trở nên căng thẳng nhân dân Ấn đấu tranh chống Anh dâng cao khắp Ấn Độ trong những năm 1918 – 1922.

* Nét chính của phong trào đấu tranh thời kì (1918 – 1922) 

+ Đảng Quốc đại do M.Gan-đi lãnh đạo.

+ Phương pháp đấu tranh: hòa bình, không sử dụng bạo lực. Tẩy chay hàng Anh không nộp thuế.

+ Lực lượng tham gia: học sinh, sinh viên, công nhân lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia. Tẩy chay hàng Anh không nộp thuế.

* Cùng với sự trưởng thành của giai cấp công nhân, tháng 12/1925 Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.

Sự kiện chính của cách mạng ở Trung Quốc

Thời gian Nội dung sự kiện
4/5/1919 Phong trào Ngũ Tứ
7/1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời
12/4/1927 Tưởng Giới Thạch tiến hành tàn sát, khủng bố những người cộng sản
10/1934 Hồng quân phá vây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh.
1/1935 Hội nghị Tuân Nghĩa – Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo
7/1937 Nhật tiến hành chiến tranh, Quốc – Cộng hợp tác lần hai cùng kháng chiến chống Nhật.
Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Bản thiết kế nhà ống 1 tầng 5x20m 3 phòng ngủ 2022 | Mytranshop.com

 

Sự kiện chính của phong trào cách mạng Ấn Độ (1918 – 1939) 

  1918 – 1922 1929 – 1939
1. Vai trò lãnh đạo Đảng Quốc đại
2. Hình thức đấu tranh Hòa bình, không sử dụng bạo lực
3. Lực lượng tham gia Học sinh, sinh viên, công nhân. Lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia.
4. Sự kiện tiêu biểu – Tẩy chay hàng hóa Anh.- Không nộp thuế-Tháng 12/1925: Đảng Cộng sản ra đời. – Chống độc quyền muối.- Bất hợp tác- Mặt trận thống nhất dân tộc

 

Leave a Comment