Tinh bột- Xenlulozơ, trắc nghiệm hóa học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

1. Tinh bột

 

1.1. Tính chất vật lí

– Chất rắn (bột) vô định hình, màu trắng. Tinh bột có nhiều trong ngũ cốc, các loại củ.

– Không tan trong nước lạnh, tan trong nước nóng tạo hồ tinh bột.

Hình 1: Ngô và khoai có chứa nhiều tinh bột

1.2. Cấu trúc phân tử

– CTPT: (C6H10O5)n

– Gồm nhiều gốc α-glucozơ liên kết với nhau tạo thành 2 dạng: amilozơ (cấu tạo mạch không phân nhánh) và amilopectin (cấu tạo mạch phân nhánh).

1.3. Tính chất hóa học

a. Phản ứng thủy phân

– Tinh bột bị thủy phân trong môi trường axit, đun nóng hoặc có enzim thu được gluczơ

(C6H10O5)n + nH2O xrightarrow{H^+,,t^o} nC6H12O6 (glucozơ)

b. Phản ứng màu với Iot

Hồ tinh bột + dung dịch I2  → có màu xanh tím

– Dung dịch iot được dùng làm thuốc thử để nhận biết tinh bột và ngược lại.

1.4. Ứng dụng

– Dùng làm lương thực, thực phẩm.

– Nguyên liệu sản xuất saccacrozơ, glucozơ, hồ dán.

1.5. Tổng hợp tinh bột

– Tinh bột được tổng hợp trong thực vật nhờ diệp lục và ánh sáng mặt trời

6nCO2 + 5nH2O xrightarrow{as,,dl} (C6H10O5)n + 6nO2

2. Xenlulozơ

 

2.1. Tính chất vật lí

– Chất rắn, dạng sợi, màu trắng, không mùi vị, không tan trong nước và các dung môi nhưng tan trong dung dịch Svayde [Cu(OH)2 + NH3].

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Tắm bằng muối ăn được không? Tắm bằng muối có tác dụng gì? 2022 | Mytranshop.com

– Xenlulozơ có nhiều trong gỗ, bông,… là thành phần chính của tế bào thực vật.

Hình 2: Thân cây có chứa nhiều Xenlulozơ

2.2. Cấu trúc phân tử

– CTPT: (C6H10O5)n hay (C6H7O2(OH)3)n

– Gồm nhiều gốc β-glucozơ liên kết với nhau thành mạch dài, không nhánh, không xoắn.

2.3. Tính chất hóa học

a. Phản ứng thủy phân

– Xenlulozơ thủy phân trong môi trường axit đặc, đun nóng hoặc enzim thu được glucozơ

(C6H10O5)n + nH2O xrightarrow{H^+,,t^o} nC6H12O6 (glucozơ)

b. Phản ứng với axit nitric

– Đun nóng xenlulozơ với axit nitric và axit sunfuric đặc:

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 xrightarrow{H_2SO_4,d,,t^o} [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

Sản phẩm sinh ra là xenlulozơ trinitrat được sử dụng làm thuốc súng không khói. 

[C6H7O2(OH)3]n + 2nHNO3 xrightarrow{H_2SO_4,d,,t^o} [C6H7O2(ONO2)2OH]n + 2nH2O

Sản phẩm sinh ra là xenlulozơ đinitrat.

c. Phản ứng với anhiđrit axetic:

[C6H7O2(OH)3]n + 2n(CH3CO)2O xrightarrow{H_2SO_4,d,,t^o} [C6H7O2(OCOCH3)2OH]n + 2nCH3COOH

                                                                        Xenlulozơ điaxetat

[C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O xrightarrow{H_2SO_4,d,,t^o} [C6H7O2(OCOCH3)3]n + 3nCH3COOH

                                                                       Xenlulozơ triaxetat

Các sản phẩm trên được sử dụng làm tơ axetat.

2.4. Ứng dụng

Sản xuất giấy, điều chế tơ nhân tạo như tơ visco, tơ axetat, chế tạo thuốc súng không khói… 

 

Leave a Comment