4 loại công tắc wifi Sonoff bán chạy nhất và hướng dẫn sử dụng

Kết nối thiết bị điện trong gia đình bạn với điện thoại thông minh và điều khiển ở mọi nơi với công tắc wifi Sonoff. Công tắc Sonoff được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng cho hầu hết các thiết bị điện trong gia đình như quạt, đèn, tivi…

Tùy mục đích sử dụng mà công tắc Sonoff còn được sử dụng cho hệ thống chiếu sáng, tưới tự động, khóa cửa tự động hay các thiết bị cảnh báo.

Công tắc thông minh Sonoff điều khiển qua wifi là gì

Công tắc sonoff là công tắc thông minh kết nối với điện thoại để điều khiển các thiết bị qua internet ở bất cứ nơi nào và bất cứ đâu. Điều khiển và giám sát thiết bị trong thời gian thực. Cho phép cài chính xác thời gian bật và tắt thiết bị và có đặt lịch theo từng ngày và giờ cụ thể.

Với ưu điểm là giá thành rẻ, kiểu dáng màu trắng đẹp, kích thước nhỏ gọn. Tùy theo ứng dụng mà có các dòng công tắc với 1 – 4 ngỏ ra, kết nối với các thiết bị cực kỳ dễ dàng không cần lập trình. Có thể kết hợp với rơ le hay contactor để điều khiển các loại tải có công suất lớn hơn.

công tắc sonoff wifi là gì

Công tắc công minh wifi Sonoff  là gì

1. Thông số kỹ thuật chung

– Thông số ngõ vào yêu cầu: 100 – 240V AC 50/60 Hz, 10A

– Thông số ngõ ra: 100 – 240V AC 50/60Hz, dòng tải lớn nhất 10A, dễ dàng mở rộng công suất cho các ứng dụng tải lớn.

– Số kênh ngỏ ra điều khiển từ 1 – 4 kênh tùy model sản phẩm

– Ứng dụng eWeLink tương thích trên các hệ điều hành Android và IOS

– Điều khiển bằng internet sử dụng trên toàn cầu, mọi lúc trên điện thoại. Có thể sử dụng được cho mạng LAN hay mạng cục bộ.

– Chức năng hẹn giờ, đặt lịch biểu theo từng giờ, từng ngày trong tuần, bộ đếm xuống.

– Điều khiển độc lập, điều khiển bằng giọng nói.

– Chia sẽ quản lý, đồng bộ trạng thái thực.

2. Cấu tạo và nguyên lý của công tắc sonoff

Cấu tạo của công tắc sonoff là một mạch điện tử sử dụng chíp vi xử lý thuộc họ ESP82XX, nhận lệnh và xử lý dữ liệu thông qua wifi. Chip xử lý sẽ thông qua mạch điện tử điều khiển trạng thái đóng ngắt của rơ le, tải sẽ được kết nối với tiếp điểm của rơ le này.

Cấu tạo công tắc sonoff

Cấu tạo mạch bên trong công tắc sonoff R2 1 kênh

Nguyên lý hoạt động như sau:

Nguồn điện 220V AC cấp cho mạch hoạt động. Tiếp điểm thường hở rơ le được mắc nối tiếp với tải và nối với nguồn AC. Khi người sử dụng bấm nút bật, tắt trên điện thoại thì dữ liệu được gửi đến lưu trữ đám mây.

Vi xử lý ESP8266 theo chu kỳ sẽ quét nhận và gửi dữ liệu phản hồi lên lưu trữ đám mây này. Khi nhận được lệnh điều khiển bật thiết bị sẽ điều khiển kích đóng rơ le, tiếp điểm thường hở chuyển thành thường đóng. Do đó mạch kín và tải được cấp điện để hoạt động.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  TOP 4 loại công tắc wifi 4 kênh khuyên dùng - Hướng dẫn cài đặt

nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của công tắc sonoff

4 loại công tắc wifi sonoff thông dụng, bán chạy nhất

1. Công tắc Sonoff 1 kênh BASIC R2/ RFR2

Đây là dòng công tắc được bán chạy nhất trên thị trường, do thiết kế tinh tế, nhỏ gọn, giá thành cực rẻ nhưng phù hợp với nhiều ứng dụng.

công tắc wifi sonoff basic r2 1 kênh

Dòng sonoff Basic 1 kênh

– Số kênh ngõ ra: 1 kênh

– Công suất tối đa 10A/2200W

– Chíp vi xử lý: ESP8285/8266

– Kích thước: 88 x 39 x 24mm

– Chức năng khác: Điều khiển bằng sóng RF 433MHz với RFR2

– Giá bán công tắc 1 kênh Basic R2 chỉ từ 88.000đ

Xem các sản phẩm BASIC R2 ở Shopee

– Dòng công tắc Sonoff BASIC R3 1 kênh phiên bản được nâng cấp giá từ 110.000

Xem các sản phẩm BASIC R3 ở Shopee

2. Công tắc Sonoff 1 kênh TH10/ TH16 có theo dõi nhiệt độ, độ ẩm

Loại công tắc TH10/ Th16 này rất thích hợp và vô cùng tiện lợi cho các ứng dụng điều khiển có giám sát nhiệt độ ấp trứng, trồng cây, lò sưởi.

công tắc sonoff Th10/TH16

Dòng Sonoff TH10/ Th16 và cảm biến

– Số kênh ngõ ra điều khiển: 1 kênh

– Dòng tải tối đa:

+ Đối với dòng TH10: 10A/2200W

+ Đối với dòng TH16: 15A/3500W

– Vi xử lý: ESP8266

– Kích thước: 114 x 51 x 32mm

– Chức năng khác: Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm nơi đặt công tắc khi kết nối với cảm biến đi kèm.

– Cảm biến thường được sử dụng:

+ Cảm biến Si7021, AM2301: thu thập nhiệt độ và độ ẩm cho độ chính xác cao

+ Cảm biến DS18B20 đầu dò nhiệt làm bằng thép không rỉ cùng với khả năng chống nước.

– Giá bán công tắc dao động từ 170.000đ và giá các cảm biến chỉ từ 53.000đ

Xem các sản phẩm TH10, TH16 ở Shopee

3. Công tắc Sonoff 2 kênh ngõ ra DUAL R2

Công tắc sonoff 2 kênh dual r2

Dòng công tắc wifi sonoff 2 kênh DUAL R2

– Điều khiển độc lập tối đa 2 thiết bị.

– Dòng điện tối đa khi 2 kênh hoạt động 15A, dòng tối đa cho mỗi kênh là 10A.

– Chíp vi xử lý ESP8285

– Kích thước 144.5 x 52 x 32mm

– Giá bán Sonoff DUAL R2 dao động từ 188.000 – 360.000

Xem các sản phẩm DUAL R2 ở Shopee

4. Công tắc Sonoff 4 kênh 4CHR3/ 4CHPROR3

công tắc sonoff 4 kênh 4ch

Dòng công tắc sonoff 4 kênh 4CH PROR3

– Số kênh ngõ ra điều khiển độc lập: 4 kênh.

– Công tắc Sonoff 4 kênh có 2 phiên bản:

+ Loại 4CHR3

  • Điện áp ngỏ vào 100 – 240V AC
  • Dòng ra 10A mỗi kênh và tối đa 16A cho tất cả các kênh khi cùng hoạt động.

+ Loại 4CH PROR3

  • Điện áp ngỏ vào 100 – 240V AC hoặc 9 – 23V DC
  • Dòng ra 10A cho mỗi kênh và tối đa 40 A cho 4 kênh.
  • Hỗ trợ điều khiển bằng sòng RF 433Mhz

Vi xử lý điều khiển là ESP8285

– Kích thước: 145 x 90 x 34mm

– Yêu cầu hệ điều hành trên điện thoại:  Android 4.1 và IOS 9.0 hoặc cao hơn

– Giá bán của công tắc 4 kênh có giá từ 350.000

Xem các sản phẩm CH4/CH4PRO ở Shopee

Hướng dẫn kết nối công tắc wifi sonoff

1. Kết nối phần cứng

a. Công tắc wifi Sonoff 1 kênh

Sơ đồ kết nối phần cứng không thể đơn giản hơn, ngỏ vào sẽ kết nối với nguồn điện 220, ngỏ ra kết nối trực tiếp với tải ví dụ bóng đèn, động cơ, quạt gió. Cần lưu ý cấp đúng thứ tự cho ngỏ vào và ngỏ ra để tránh gây hư hỏng cho mạch điện.

Sơ đồ kết nối sonoff 1 kênh

Sơ đồ kết nối công tắc thông minh Sonoff với bóng đèn

Tuy nhiên chỉ có thể kết nối trực tiếp ngỏ ra với các loại tải nhỏ hơn 10A. Trong trường hợp tải có công suất lớn hơn như các loại bếp điện cần kết hợp với contactor 1 pha. Sơ đồ kết nối với contactor như sau:

mạch điều khiển tải công suất

Mạch dùng công tắc sonoff điều khiển tải công suất

>>> Contactor 1 pha giá rẻ nhất: Xem các loại Contactor 1 pha ở Shopee

b. Công tắc Sonoff 2 kênh

Sơ đồ đấu dây tương tự so với công tắc 1 kênh, cần lưu ý khi hoạt động riêng lẽ thì dòng tối đa cho mỗi ngõ ra lên đến 10A. Nhưng dòng tải tổng tối đa của công tắc chỉ là 15A khi tải ở 2 ngõ ra hoạt động cùng lúc. Nếu dòng tổng lớn hơn giá trị này thì cầu chì sẽ đứt để bảo vệ mạch.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Top 3 loại công tắc wifi tuya và hướng dẫn kết nối

Hình bên dưới là ví dụ cho điều khiển 2 quạt, quạt 1 nối với OUT1 quạt 2 nối với OUT2, hai chân còn lại của hai quạt được nối chung với nhau và nối với chân N.

sơ đồ đấu dây công tắc 2 kênh

Sơ đồ đấu dây cho công tắc sonoff 2 kênh

c. Công tắc Sonoff wifi 4 kênh

Công tắc Sonoff 4 kênh điều khiển cùng lúc 4 ngõ ra độc lập. Với công tắc 4CH PRO còn hỗ trợ hai chế độ đầu vào là xoay chiều hoặc một chiều: 90 – 240V AC 50/60 Hz hoặc 9 – 23V DC.

– Công tắc 4 kênh 4CH

Ngõ ra của loại này chỉ áp dụng cho tải xoay chiều, sơ đồ đấu dây như hình bên dưới. Một đầu của bóng đèn được nối với nguồn (N) và đầu còn lại nối với ngỏ ra lần lượt là OUT1, OUT2, OUT3, OUT3.

sơ đồ đấu dây công tắc 4 kênh ch

sơ đồ đấu dây công tắc sonoff  4 kênh 4ch

– Công tắc Sonoff 4 kênh 4CH PRO

Ngõ ra của công tắc 4 kênh 4CH PRO là dạng tiếp điểm rơ le không phải dạng điện áp xoay chiều, do đó ngõ ra gồm 3 chân theo thứ tự từ trái qua phải là : thường hở (NO), chân chung (COM), thường đóng (NC).

+ Đối với tải xoay chiều:

Hình bên dưới là ví dụ cho trường hợp điều khiển tải là bóng đèn xoay chiều 220V. Một đầu của bóng đèn sẽ được nối với nguồn (L), đầu còn lại của đèn được nối chân thường hở (NO) của rơ le. Các chân chung (COM) của các rơ le được nối chung với nhau và nối với cực còn lại của nguồn điện (N).

Khi ngõ ra được bật lên thì rơ le tác động, lúc này chân thường hở sẽ nối tiếp với chân chung nên mạch kín bóng đèn sáng.

công tắc 4 kênh 4ch pro tải xoay chiều

Sơ đồ đấu dây công tắc 4 kênh với tải xoay chiều

+ Đối với trường hợp tải một chiều

Nguồn điện một chiều tối đa 24V cấp nguồn cho mạch công tắc được nối với Jack nguồn DC. Do ngõ ra tách biệt với nguồn nên có thể sử dụng hai nguồn riêng, sử dụng nguồn công suất nhỏ cho mạch công tắc và một nguồn công suất tùy theo tải.

Hình bên dưới là ví dụ cho ứng dụng điều khiển 2 động cơ chạy thuận và nghịch. Hai đầu dây của động cơ được nối với chân COM của 2 rơ le, thường hở của rơ le nối với nguồn, thường đóng nối với GND.

Khi rơ le chưa được tác động thì 2 đầu động cơ được nối với GND. Khi rơ le 1 tác động thì một đầu dây mắc với rơ le 1 được nối với nguồn, do đó dòng điện chạy qua động cơ từ trái qua phải, động cơ quay chiều thuận. Ngược lại khi rơ le 2 được tác động thì đầu dây mắc với rơ le 2 được nối với nguồn, dòng điện chạy qua động cơ có chiều từ phải qua trái, động cơ quay chiều ngược lại.

công tắc 4 kênh 4ch pro tải động cơ một chiều

Mạch đảo chiều 2 động cơ dùng công tắc 4 kênh

2. Kết nối công tắc wifi sonoff với điện thoại

giao diện ewelink trên điện thoại

Giao diện eWeLink trên điện thoại

+ Bước 1: Tìm kiếm hoặc quét QR code để tìm ứng dụng eWeLink và cài đặt ứng dụng trên điện thoại.

+ Bước 2: Mở ứng dụng và tạo tài khoản, nhập số điện thoại và mật khẩu sau đó nhận mã xác nhận 8 chữ số.

+ Bước 3: Kết nối sonoff với thiết bị cần điều khiển và bật nguồn cho mạch.

+ Bước 4: Nhấn và giữ nút cài đặt trên sonoff trong vòng 5s, để Led bắt đầu nhấp nháy.

+ Bước 5: Mở ứng dụng lên và nhấn nút tiếp theo “Next

+ Bước 6: Nhập thông tin đăng nhập mạng, điện thoại tự động dò tìm và kết nối với thiết bị “ITEAD-100000xxxxx”. Đặt tên cho thiết bị muốn điều khiển, sau đó thêm thiết bị mới tạo trang tổng quan.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Hướng dẫn cài đặt 2 loại công tắc Hunonic và Lahu thông dụng nhất

+ Bước 7: Làm mới trang tổng quan sẽ nhìn thấy thiết bị vừa mới tạo. Nhấn ON để bật và OFF để tắt thiết bị.

Lưu ý: Ở thiết bị cài đặt lần đầu có thể mất 1 – 2 phút để kết nối với mạng.

Tham khảo video hướng dẫn kết nối công tắc thông minh Sonoff với điện thoại android và IOS

3. Trạng thái công tắc wifi Sonoff ứng với trạng thái đèn

Các chế độ của công tắc thông minh Sonoff được thể hiện qua trạng thái của đèn. Kiểm tra trạng thái của đèn có thể đánh giá được trạng thái của công tắc.

– Trạng thái có thể kết nối: lúc này có thể thêm tài khoản và thiết bị trên điện thoại.

+ Đèn sẽ nhấp nháy đều đặn đối với các công tắc thế hệ thứ I như Sonoff Basic, Sonoff RF, Sonoff Slampher, Sonoff SV …

+ Đèn nhấp nháy 3 lần đối với các công tắc thế hệ thứ 2 như 4ch PRO, Basic R3

– Luôn sáng xanh: Kết nối thiết bị thành công  

– Kết nối với bộ định tuyến thất bại: đèn nhấp nháy khoảng 2s một lần

– Kết nối được với máy chủ nhưng không thể thêm tài khoản người dùng: Đèn nhấp nháy chậm và đều

– Kết nối thành công với bộ định tuyến wifi nhưng không kết nối được với máy chủ: Đèn nhấp nháy 2 lần và lặp lại

Các lỗi và vấn đề thường gặp với công tắc thông minh sonoff wifi

1. Thay đổi mạng gia đình

Nếu có sự thay đổi mạng ở gia đình như đổi tên hay mật khẩu thì cần cài đặt lại cho sonoff. Nhấn giữ nút trên sonoff khoảng 5s cho đến khi đèn chuyển sang chế độ nhấp nháy đều (với phiên bản củ) hoặc nhấp nháy 3 lần (với phiên bản mới). Khi đó thiết bị đi vào chế độ chỉnh sửa và ta có thể thay đổi lại.

Hoặc có thể cài lại thông số mặc định của nhà sản xuất bằng cách nhấn giữ nút trên công tắc từ 20 – 60s.

2. Thiết bị hiển thị trạng thái ngoại tiếng “Offline”

Để đánh giá vấn đề cần xem xét các trường hợp sau:

– TH1: Đèn xanh nhấp nháy nhanh có nghĩa công tắc sonoff không kết nối được với wifi. Các nguyên nhân có thể xảy ra:

+ Nhập sai thông tin, mật khẩu của wifi.

+ Khoảng cách giữa sonoff và bộ phát wifi quá xa.

+ Sonoff chỉ hỗ trợ mạng không dây 2.4GHz, không hỗ trợ wifi 5G.

– TH2: Đèn xanh nhấp nháy chậm có nghĩa là thiết bị đã kết nối với được với wifi và máy chủ. Nhưng không thể thêm vào danh sách thiết bị. Đầu tiên hãy thử tắt nguồn thiết bị và mở lại, nếu không vẫn không được hãy thêm thiết bị lại lần nửa.

– TH3: Đèn xanh nhấp nháy 2 lần và lặp lại, có nghĩa là sonoff kết nối thành công với wifi nhưng không thể kết nối được với máy chủ. Do đó phải kiểm tra wifi nơi đặt sonoff hoạt động ổn định không, nếu mạng bình thường hãy thử tắt nguồn điện và mở lại.

3. Không thể tìm thấy thiết bị trên ứng dụng

Đó là vì bộ nhớ cache trên điện thoại. Hãy đóng mạng điện thoại và mở lại sau ít phút. Đồng thời vui lòng tắt nguồn thiết bị và sau đó bật nguồn để thử lại.

4. Không thể chia sẽ quản lý thiết bị với người khác

Nếu thông báo hiển thị “người dùng không tồn tại” thì tài khoản của bạn và người mà bạn muốn chia sẽ nên kết nối cùng máy chủ. Chỉ những tài khoản được kết nối cùng với một máy chủ mới có thể chia sẽ thành công. Bạn có thể gửi phản hồi về eWeLink ghi lại tài khoản của bạn và tài khoản mà bạn muốn chia sẽ.

>>> Xem thêm:

Mọi thắc mắc vui lòng đặt câu hỏi dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ cố gắng hỗ trợ hết mình.

Leave a Comment