Trẻ em nên uống sữa đậu nành khi nào? Lưu ý khi uống sữa 2022 | Mytranshop.com

Nên uống sữa đậu nành khi nào? Sữa đậu nành là thức uống yêu thích mọi thời đại được nhiều thế hệ yêu thích. Đây là một thức uống dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Vậy nên cho trẻ uống lúc nào thì tốt nhất? Cùng xem qua bài viết sau nhé.

Hãy cùng nhau tìm hiểu tác dụng tuyệt vời của đậu nành đối với người uống trong bài viết sau đây. Tuy nhiên thì không phải trẻ ở lứa tuổi nào cũng có thể uống được sữa đậu nành. Vậy trẻ ở lứa tuổi nào thì có thể uống sữa đậu nành? Nên uống sữa đậu nành khi nào? Cần lưu ý gì khi cho trẻ uống sữa đậu nành?

1. Sữa đậu nành là gì?

Trước khi tìm hiểu về nên uống sữa đậu nành khi nào, chúng ta cần xác định sữa đậu nành là gì, được làm như thế nào.

Sữa đậu nành là một loại sữa thực vật được làm từ hạt đậu nành đã được xay kỹ với nước. Nguồn gốc của sữa đậu nành có thể bắt nguồn từ Trung Quốc, nơi truyền thuyết nói rằng thức uống này được phát minh cho mục đích chữa bệnh. Theo truyền thống, sữa được uống khi còn nóng, người Trung Quốc ban đầu sử dụng sữa đậu nành như một thức uống buổi sáng. Hiện đã phổ biến trên toàn thế giới, lượng tiêu thụ loại đồ uống này tiếp tục tăng. 

Trẻ em nên uống sữa đậu nành khi nào

Sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe

Sữa đậu nành đã từng là thức uống yêu thích mọi thời đại được nhiều thế hệ yêu thích vào bất cứ lúc nào trong ngày. Hương vị truyền thống và lớp sữa mịn của nó làm cho thức uống trở thành một thức uống phổ biến, dù là trên bàn ăn sáng hay trong giờ trà chiều của bạn. Sữa đậu nành có thể được sử dụng uống một mình hoặc sáng tạo với một công thức món tráng miệng thú vị và tốt cho sức khỏe.

2. Lợi ích của sữa đậu nành

Bên cạnh vấn đề nên uống sữa đậu nành khi nào thì lợi ý mà sữa đậu nành mang lại cũng đáng được chú ý đấy.

2.1. Bồi bổ cơ thể – Ngăn ngừa lão hóa

Mỗi 100gam sữa đậu nành chứa 4,5 gam protein, 1,8 gam chất béo, 1,5 gam carbohydrate, 4,5 gam phốt pho, 2,5 gam sắt, 2,5 gam canxi, vitamin, riboflavin,… rất tốt cho việc tăng cường thể chất cùng sự khỏe khoắn.

Selen, vitamin E và C có trong sữa đậu nành có chức năng chống oxy hóa rất lớn, có thể làm cho các tế bào của cơ thể con người được “trẻ hóa”, đặc biệt là các tế bào não.

2.2. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Sữa đậu nành chứa nhiều xenluloza có tác dụng ngăn chặn quá trình hấp thụ quá nhiều đường, giảm hàm lượng đường nên có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường.  Đây là thực phẩm cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.

2.3. Phòng ngừa và điều trị bệnh tăng huyết áp

Stigmasterol, kali và magie có trong sữa đậu nành là những chất kháng muối và natri mạnh. Natri là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện và tái phát của bệnh cao huyết áp. Nếu lượng natri trong cơ thể được kiểm soát hợp lý thì có thể ngăn ngừa và điều trị bệnh cao huyết áp.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Bản thiết kế nhà ống 1 tầng 5x20m 3 phòng ngủ 2022 | Mytranshop.com

2.4. Phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch vành

Các stigmasterol, kali, magie và canxi có trong sữa đậu nành có thể tăng cường sự hưng phấn của tim và mạch máu, cải thiện sự nuôi dưỡng của tim, giảm cholesterol, thúc đẩy lưu lượng máu để ngăn ngừa co thắt mạch. Nếu bạn có thể kiên trì uống một bát sữa đậu nành mỗi ngày, tỷ lệ tái phát của bệnh tim mạch vành có thể giảm 50%.

2.5. Ngăn ngừa đột quỵ

Magie và canxi có trong sữa đậu nành có thể làm giảm đáng kể lipid máu não và cải thiện lưu lượng máu não, từ đó ngăn ngừa hiệu quả chứng nhồi máu não và xuất huyết não. Lecithin có trong sữa đậu nành cũng có thể làm giảm quá trình chết của tế bào não và cải thiện chức năng của não.

Trẻ em nên uống sữa đậu nành khi nào

Giúp ngăn ngừa đột quỵ

2.6. Ngăn ngừa và điều trị ung thư

Protein trong sữa đậu nành, selen, molypden,… có khả năng chống ung thư và điều trị ung thư mạnh mẽ. Đặc biệt là đối với ung thư dạ dày, ung thư đường ruột, ung thư vú. Theo khảo sát, những người không uống sữa đậu nành có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn 50% so với những người thường xuyên uống sữa đậu nành.

2.7. Ngăn ngừa viêm phế quản

Lysine có trong sữa đậu nành cũng ngăn ngừa co thắt cơ trơn viêm phế quản. Do đó làm giảm và giảm bớt sự khởi phát của viêm phế quản.

3. Trẻ sơ sinh có nên uống sữa đậu nành không?

Trẻ nên uống sữa đậu nành khi nào? Trẻ sơ sinh uống sữa đậu nành được không? Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên cho bé uống sữa bò, sữa đậu nành hoặc tất cả loại sữa thực vật nào khác và chỉ được nhận sữa mẹ hoặc sữa công thức dành riêng cho trẻ sơ sinh. Sữa bò chứa quá nhiều protein và khoáng chất mà dạ dày của trẻ sơ sinh không thể xử lý hay tiêu hóa, và hầu hết các loại sữa làm từ thực vật như sữa đâu nành không phải là nguồn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà trẻ cần ngay từ sớm.

Trong độ tuổi từ 1 đến 5 của trẻ, các bác sĩ khuyến cáo trẻ em nên được cho uống sữa bò và nước là chủ yếu. Tuy nhiên, sữa đậu nành có thể được sử dụng để thay thế cho sữa bò, vì nó tương đương về mặt dinh dưỡng.

Nếu con bạn có vấn đề về sức khỏe, ví dụ, con bị dị ứng sữa hoặc không dung nạp đường lactose – hoặc nếu gia đình bạn theo đạo không ăn các sản phẩm động vật, thì sữa đậu nành bổ sung là một sự thay thế thích hợp cho sữa bò.

4. Trẻ nên uống sữa đậu nành khi nào?

Nên uống sữa đậu nành khi nào thì tốt cho trẻ? Nếu như bé nhà bạn đã được 12 tháng tuổi trở lên, thì bạn có thể yên tâm cho bé uống sữa đậu nành thường xuyên. Trường hợp trẻ nhà bạn bị dị ứng với sữa động vật thì cha mẹ trẻ có thể thay thế cho bé bằng việc uống sữa đậu nành. Sữa đậu nành có đầy đủ dinh dưỡng giống như sữa bò vậy nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Trẻ em nên uống sữa đậu nành khi nào

Trẻ nên uống sữa đậu nành khi nào thì tốt?

Các nhà nghiên cứu cho biết rằng một khẩu phần đậu nành chứa khoảng 5 đến 10 gam protein đậu nành, tương đưỡng với ½ cốc đậu nành nấu chín hoặc ½ cốc đậu phụ. Các chuyên gia cho biết các dạng đậu nành đã qua chế biến là nguồn cung cấp protein dồi dào và có thể ăn được, nhưng chúng có chứa nhiều natri hơn và chứa nhiều chất phụ gia hơn so với các dạng đậu nành nguyên hạt.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Top 10 bài tập vai trước và sau cho 1 đôi vai vạm vỡ tại nhà 2022 | Mytranshop.com

5. Cha mẹ cần lưu ý điều gì khi cho trẻ uống sữa đậu nành?

Ngoài vấn đề về trẻ nên uống sữa đậu nành khi nào, các bật phụ huynh cũng nên lưu ý 1 số điểm khi cho trẻ uống sữa để tránh gây tác động xấu đến sức khỏe của trẻ:

5.1. Không uống sữa đậu nành khi chưa nấu chín

Sữa đậu nành nên được đun sôi kỹ. Bởi vì sữa đậu nành sống có chứa các chất có hại như saponin và chất ức chế trypsin. Nếu uống nó trước khi nó được nấu chín có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. 

Ngày nay, nhiều hộ gia đình đã sắm sửa dụng cụ làm sữa đậu nành ngay tại nhà và họ thường quan niệm “sữa đậu nành chỉ được uống sau khi đun sôi”. Nhưng nhiều mẹ lại cho rằng chỉ cần sữa đậu nành sau khi được sôi lên là có thể uống được. Nên họ thường tắt bếp ngay khi sữa đậu nành sôi. 

Về vấn đề này, các chuyên gia chỉ ra rằng trước khi uống sữa đậu nành tự làm tại nhà, sữa đậu nành cần được đun sôi thật kỹ. Thông thường sữa đậu nành mới được đun sôi thì sữa đậu nành trong nồi sẽ sôi nhiệt độ chỉ từ 80 – 90 độ. Với nhiệt độ này thì không thể tiêu diệt hoàn toàn các chất độc trong sữa đậu nành. Lúc này các mẹ nên giảm bớt lửa để tránh để sữa đậu nành bị trào. Sau đó tiếp tục đun sôi trong vòng 5-10 phút để tiêu diệt hoàn toàn các chất độc hại trong sữa đậu nành.

5.2. Tránh uống sữa đậu nành chung với trứng

Một số bà mẹ cho rằng vì trứng luộc với sữa rất bổ dưỡng nên sữa đậu nành cho vào trứng cho bé ăn thì dinh dưỡng sẽ tăng thêm. Trong thực tế, nó hoàn toàn ngược lại. Vì chất đạm sền sệt (lòng trắng trứng) trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành tạo ra những chất mà cơ thể không dễ hấp thụ. Khiến trứng và sữa đậu nành mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu. 

Trẻ em nên uống sữa đậu nành khi nào

Không nên kết hợp sữa đậu nành với trứng

5.3. Không cho trẻ uống sữa đậu nành khi bụng đói

Tốt nhất không nên cho bé uống sữa đậu nành khi bụng đói. Hầu hết chất đạm trong sữa đậu nành được chuyển hóa thành nhiệt lượng trong cơ thể người rồi mới tiêu hóa. Bé không thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng. Tốt nhất mẹ nên cho bé ăn một số thức ăn giàu tinh bột như bánh mì, bánh mì hấp trong khi uống sữa đậu nành để chất dinh dưỡng được hấp thu đầy đủ cho bé. 

5.4. Không uống sữa đậu nành pha với đường nâu

Đường nâu có nhiều axit hữu cơ, chẳng hạn như axit axetic, axit lactic và các loại tương tự. Chúng có thể kết hợp với canxi và protein sữa đã bị biến tính và canxi axetat, canxi lactat và những chất tương tự bị vón cục. Điều này không chỉ gây bất lợi cho giá trị dinh dưỡng của sữa, mà nó cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành. 

5.5. Tránh dùng phích để đựng sữa

Cho sữa đậu nành vào phích sẽ khiến vi khuẩn trong bình sinh sôi nảy nở trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Sau 3 đến 4 tiếng sữa đậu nành sẽ bị biến chất. 

5.6. Không lạm dụng sữa đậu nành, không uống chung với thuốc

Mẹ lưu ý không cho bé uống quá nhiều sữa đậu nành vì chất đạm có thể dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy và các chứng khó chịu khác. 

Bên cạnh đó, một số loại thuốc như erythromycin và các loại thuốc kháng sinh khác có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành, thậm chí còn tạo ra tác dụng phụ và gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Các bước chăm sóc da cho tuổi dậy thì ngăn chặn mọi vấn đề về da 2022 | Mytranshop.com

Trẻ em nên uống sữa đậu nành khi nào

Không nên uống chung sữa đậu nành với thuốc

5.7. Trẻ thể lạnh nên uống ít sữa đậu nành

Người bị lạnh nếu uống sữa đậu nành sẽ khó tiêu, nấc cụt và chức năng thận kém. Tốt nhất nên uống ít sữa đậu nành lại nếu có cơ địa hàn. Vì sữa đậu nành được làm nguyên chất từ đậu nành, chứa hàm lượng purin cao và là thực phẩm lạnh nên những người có triệu chứng bệnh gút, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, tinh thần mệt mỏi và các triệu chứng khác không thích hợp uống sữa đậu nành. 

Ngoài ra, sữa đậu nành có thể sinh ra khí dưới tác dụng của các enzym nên những người bị đầy bụng, tiêu chảy tốt nhất không nên uống sữa đậu nành. Thêm vào đó, người viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính không nên ăn các sản phẩm từ đậu nành để không kích thích dạ dày tiết quá nhiều axit và làm nặng thêm tình trạng bệnh, hoặc gây đầy hơi.

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu tất tần tật về sữa đậu nành cũng như nên uống sữa đậu nành khi nào. Hãy cho trẻ bổ sung nhiều dưỡng chất cùng với sữa đậu nành để trẻ được phát triển ổn định, cao lớn và khỏe mạnh nhé. Xem thêm nhiều bài viết tại Elipsport.vn.

Sữa là thực phẩm rất phổ biến được nhiều người sử dụng. Nó mang lại rất nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó cùng ẩn chứa những tác hại nếu không dùng đúng cách. Để luôn duy trì cơ thể khỏe mạnh bạn nên xây dựng một chế đọ ăn uống kèm luyện tập thể dục đúng chuẩn. Nếu bạn là một người bận rộn, bạn có thể luyện tập tại nhà bằng may chay bo dien, xe đạp tập,… chúng không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp tăng sự dẻo dai, sức bền.  Ngoài ra, hãy cải thiện tuần hoàn máu cho cơ thể cũng như thư giãn gân cốt với ghế massage để có được một sức khỏe dồi dào nhé!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Sữa đậu nành mang rất nhiều giá trị dinh dưỡng nên việc bổ sung sữa đậu nành sẽ giúp bạn bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa lão hóa, điều trị cũng như ngăn ngừa được rất nhiều chứng bệnh,..

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên cho bé uống sữa bò, sữa đậu nành hoặc tất cả loại sữa thực vật nào khác và chỉ được nhận sữa mẹ hoặc sữa công thức dành riêng cho trẻ sơ sinh.

Nếu như bé nhà bạn đã được 12 tháng tuổi trở lên, thì bạn có thể yên tâm cho bé uống sữa đậu nành thường xuyên. Trường hợp trẻ nhà bạn bị dị ứng với sữa động vật thì cha mẹ trẻ có thể thay thế cho bé bằng việc uống sữa đậu nành. Sữa đậu nành có đầy đủ dinh dưỡng giống như sữa bò vậy nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Trong thực tế, là không thể kết hợp trứng và sữa đậu nành với nhau. Vì chất đạm sền sệt (lòng trắng trứng) trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành tạo ra những chất mà cơ thể không dễ hấp thụ. Khiến trứng và sữa đậu nành mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu.

Một số loại thuốc như erythromycin và các loại thuốc kháng sinh khác có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành, thậm chí còn tạo ra tác dụng phụ và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Thế nên các mẹ không nên cho trẻ uống thuốc cùng sữa.

Leave a Comment