Tự tình (bài II) – Hồ Xuân Hương, trắc nghiệm ngữ văn lớp 11 2022 | Mytranshop.com

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Hồ Xuân Hương

– Sống vào khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX.

– Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, cha làm nghề dạy học.– Là người đa tài đa tình, phóng túng, giao thiệp với những nhà văn nhân tài tử, đi rất nhiều nơi. Đường tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le, ngang trái (hai lần lấy chồng đều làm lẽ).

– Sáng tác của Hồ Xuân Hương bao gồm thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm. Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam.

2. Tác phẩm

– Tự tình là bày tỏ lòng mình: có 3 bài Tự tình, văn bản là bài Tự tình II.

– Thể thơ: Đường luật thất ngôn bát cú.

– Chủ đề: Bài thơ nêu lên một nghịch đối: duyên phận muộn màng, lỡ dở trong khi tác giả cứ lạnh lùng trôi qua. Nghịch đối này dẫn đến tâm trạng vừa buồn vừa tủi vừa phẫn uất nhưng cuối cùng vẫn đọng lại.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Hai câu thơ đầu

                                        Đêm khuya văng vẳng bóng canh dồn,
                                        Trơ cái hồng nhan với nước non.

   Tâm hồn những thi sĩ luôn nhạy cảm với những giao động xung quanh họ dù là nhỏ nhất. Hồ Xuân Hương một nhà thơ đầy nữ tính, rất tinh tế khi đặt mình trong không gian và thời gian đặc biệt để thể hiện được sâu sắc tâm trạng của mình. Câu thơ được mở đầu bằng thời gian “ đêm khuya” – thời gian khoảnh khắc mà tâm hồn nhạy cảm hay có những suy tư, thời gian mà khiến tâm trạng buồn càng thêm buồn. Nhà thơ không chỉ đặt mình vào khoảng thời gian đó mà còn sử dụng thành công nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy âm thanh tiếng “văng vẳng” của trống canh dồn dập để tả về không gian tĩnh lặng xung quanh. Trong không gian ấy tâm hồn thi sĩ càng trở nên cô đơn hơn, mượn cảnh để nói lên liếng lòng của chính mình. Âm thanh “văng vẳng” không chỉ tác giả cảm nhận bằng thính giác mà còn cảm nhận bằng trái tim, sự trôi đi quá nhanh của thời gian, thời gian trôi đi mang theo bao nỗi niềm, thiếu hụt, mất đi. Chủ thể trữ tình cô đơn, lẻ loi trước không gian rộng lớn “nước non” khi nghe thấy tiếng trống canh vang lên thì nỗi buồn càng dâng đầy. Hình ảnh “hồng nhan” lại càng nhấn mạnh thêm nỗi buồn và nỗi tủi cực cô đơn đó.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Phản ứng oxi hóa - khử. Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ 2022 | Mytranshop.com

2.  Hai câu thực: hướng đến cách giải sầu

– Nhà thơ tìm đến rượu để giải sầu như rất nhiều người khác nhưng đúng là rượu càng uống càng thấy tỉnh,một vòng tròn luẩn quẩn.

– Mặc dù nhà thơ uống nhiều nhưng chén hương đưa say rồi lại tỉnh và những lúc tỉnh ấy nỗi đau lại càng hằn rõ hơn.

– Vầng trăng kia có thể là vầng trăng ngoài trời tối cũng có thể là tình yêu của người phụ nữ ấy.

– Trăng khuyết thể hiện sự chưa trọn vẹn của tình yêu.

→  Nhà thơ mong muốn tìm rượu giải sầu nhưng nỗi đầu kiếp chồng chung “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” quá lớn khiến cho nhà thơ có uống bao nhiêu thì nó vẫn cứ tỉnh cứ đau.

3. Hai câu luận: nhà thơ như muốn bùng nổ, muốn đi tìm hạnh phúc của mình

– Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đảo trật tự cú pháp trong câu nhấn mạnh hành động của rêu và đá.

– Nhà thơ rất tinh tế khi nhận ra sức sống mãnh liệt của những thứ nhỏ bé nhất.

– Và phải chăng những thứ nhỏ bé ấy chính là biểu tượng cho nhà thơ, và bà muốn đâm toạc xé nát để tìm đến hạnh phúc cuộc đời mình. Bà không cam chịu sống trong cảnh không có yêu thương này.

→ Nhưng hình ảnh đó cũng tượng trưng cho niềm phẫn uất và sự phản kháng quyết liệt của Hồ Xuân Hương quyết liệt, mạnh mẽ tìm mọi cách để vượt lên trên số phận. Đó cũng là sức sống mãnh liệt không phải buồn đau mà phó mặc số phận đau thương như vậy.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Cách Ăn Uống Tăng Chiều Cao Nhanh Từ Kinh Nghiệm Thực Tế 2022 | Mytranshop.com

4. Hai câu kết: quy luật khắc nghiệt của thời gian và tuổi trẻ

– Ngán → thể hiện sự chán nản bất lực không thể làm gì.

–  “xuân” được lặp lại hai lần kết hợp với điệp từ “lại” thể hiện sự khắc nghiệt của tuổi trẻ và thời gian. Thời gian cứ trôi hết ngày này qua ngày khác kéo theo tuổi xuân của con người

→ Ở hai câu kết Hồ Xuân Hương đã trực tiếp bộc lộ tâm trạng của mình. Tâm trạng vẫn là nỗi buồn và ngán ngẩm khi thấy mùa xuân đi rồi nhưng lại trở lại đó là quy luật của tạo hóa. Nhưng mỗi mùa xuân đi qua lại mang theo một tuổi xuân mà tuổi xuân đó không thể quay lại được nữa.

– “mảnh tình” → nhỏ bé.

– Đã bé lại còn phải san se thành còn tí con con

– Câu cuối cùng của bài là sự bộc bạch nỗi buồn của Hồ Xuân Hương. Bằng nghệ thuật dùng từ thuần Việt theo cấp độ, tăng tiến của tác giả cho thấy nghịch cảnh éo le. Một người đa tình, đa tài như Hồ Xuân Hương nhưng lại chỉ nhận được mảnh tình “tí con con”. Thật xót xa biết mấy.

III. TỔNG KẾT

– Nhà thơ hồ Xuân Hương đã nói lên tiếng nói của người phụ nữ phong kiến. Họ có quyền được yêu thương và có người bạn đời riêng của mình. thế nhưng thời thế trai năm thê bảy thiếp ấy người phụ nữ phải chịu thiệt thòi. Nhà thơ nhận thấy được điều đó những cũng không thể làm gì được ngoài việc chấp nhận kiếp làm vợ lẽ

Leave a Comment