Ý nghĩa của phong tục lì xì ngày Tết? Tết nên lì xì bao nhiêu? 2022 | Mytranshop.com

Ý nghĩa lì xì ngày Tết và phong tục lì xì ngày Tết đã đi theo con người Việt Nam suốt bao nhiêu đời nay. Tục lệ lì xì đã tạo ra một nét văn hóa đậm đà bản sắc, mang đến nhiều ý nghĩa và sự độc đáo riêng biệt của người dân ta.

Vậy lì xì ngày Tết có ý nghĩa gì? Hãy để bài viết sau đây giúp cho bạn tìm hiểu cặn kẽ về phong tục này chỉ trong tíc tắc! Elipsport sẽ tổng hợp những thông tin thú vị nhất về phong tục này. Hãy đọc hết bạn nhé!

ý nghĩa lì xì ngày tết

Lì xì đầu năm mới

1. Nguồn gốc của tục lệ lì xì đầu năm mới

Năm hết – Tết đến cũng chính là lúc mà người người, nhà nhà cùng sum vầy, quây quần, ở bên nhau. Dù cho có ở cách xa đến mấy thì đây cũng chính là một dịp quan trọng để con cháu có thể trở về thăm ông bà, bố mẹ. Đây cũng là lúc người thân sẽ được đoàn tụ để cùng nhau hưởng một cái Tết đoàn viên, trọn vẹn và ấm áp nhất.

Thông thường thì cứ tới ngày mùng 1 Tết, người lớn hay cả trẻ nhỏ đều sẽ xúng xính trong những bộ quần áo mới và sửa soạn để đi chúc Tết họ hàng cũng như bạn bè. Có lẽ, một trong những điều đáng mong đợi nhất đối với tất cả mọi người đó là màn lì xì đầu năm mới. Dù cho đó là Tết nay hay Tết xưa thì tục lệ này vẫn sẽ luôn được gìn giữ và trở thành một nét đẹp đặc biệt trong văn hóa của người Việt. 

Tục lệ lì xì đầu năm mới vốn đã có từ thời xa xưa và có xuất xứ từ Trung Quốc. Tương truyền rằng, có một con yêu quái hay xuất hiện vào đêm giao thừa. Nó có sở thích xoa đầu những đứa trẻ nhỏ đang ngủ ngon giấc để làm cho chúng bị sốt cao hoặc trở nên ngớ ngẩn. Vì vậy, rất nhiều gia đình có con nhỏ đều phải thức cả đêm để canh chừng, không cho con yêu quái làm hại đến con mình.

ý nghĩa lì xì ngày tết

Ý nghĩa của tục lì xì ngày Tết

Thế rồi có một gia đình nhà nọ, tuổi đã ngoài 50 mới sinh được một mụn con trai. Vào Tết năm ấy, có 8 vị tiên đi dạo qua nhà và biết rằng chú bé này sẽ gặp họa với yêu quái. Vậy nên họ đã biến thành 8 đồng tiền đồng để cha mẹ chú đem gói vào một mảnh giấy đỏ rồi đặt bên cạnh gối của đứa bé. Khi con quái vật ùa đến, những đồng tiền sẽ lóe sáng lên và khiến con quái vật hoảng sợ phải bỏ chạy.

Câu chuyện này từ đó đã được lan truyền khắp mọi nơi và như thế, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người ta lại đem tiền bỏ vào trong một phong bì đỏ để đem tặng cho trẻ nhỏ. Dần dần việc làm ấy đã trở thành một thói quen và duy trì cho đến tận ngày nay. Đó là chính là nguồn gốc và ý nghĩa lì xì ngày Tết.

2. Ý nghĩa của tục lì xì ngày Tết

Đã từ rất lâu, tục lì xì trở thành một “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong những ngày Tết. Đến nay, việc mừng tuổi không còn giới hạn trong ngày mùng 1 mà nó có thể kéo dài sang ngày mùng 2, 3, thậm chí cho tới mùng 10. Trong xuyên suốt những ngày Tết, có lẽ điều mà những đứa bé luôn chờ đợi và háo hức nhất đó chính là được người lớn tặng cho một chiếc bao lì xì màu đỏ, bên trong chứa những đồng tiền rực rỡ khiến chúng vui vẻ và cực kỳ hạnh phúc hơn bao giờ hết. 

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  GM Diet là gì? Thực đơn GM Diet giảm cân trong 7 ngày 2022 | Mytranshop.com

Có thể nói, chiếc phong bao lì xì đã mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa và tốt đẹp. Phong bao là một tượng trưng cho sự kín đáo để không so bì hơn thua và để tránh dẫn đến những xích mích nhỏ nhặt không đáng có. Bên cạnh đó, màu đỏ tươi của chiếc bao lì xì đồng thời cũng tượng trưng cho màu như ý, cát tường và thịnh vượng trong suốt cả năm. Ngoài ra, đó cũng chính là màu của niềm hy vọng và sự may mắn cho năm mới. Người được nhận lì xì luôn luôn tin rằng, những phong bao này sẽ có thể đem lại hạnh phúc và tài lộc cho họ trong suốt cả năm. Nhờ vào đó mà ý nghĩa lì xì ngày Tết cũng thêm phần đậm đà, đáng nhớ hơn.

3. Người Việt ta và tục lì xì ngày Tết

ý nghĩa lì xì ngày tết

Người Việt và tục lì xì ngày Tết

Cứ thế, vào mỗi sáng mùng 1, sau khi đã dậy sớm và diện lên những bộ quần áo đẹp mắt, rực rỡ, người lớn và trẻ con lần lượt ra đường chúc tết, chúc thọ và biếu lì xì cho ông bà, bố mẹ. Sau đó, người lớn sẽ lần lượt tặng cho những đứa trẻ những chiếc bao lì xì đựng tiền cùng với đó là lời chúc, mong muốn có sự hạnh phúc và tất cả những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với người thân yêu của mình trong suốt một năm. 

Không chỉ vậy, việc lì xì còn được mang tặng cho cả họ hàng, láng giềng và những người quen biết để thay cho lời chào hỏi, lời chúc sức khỏe và nguyện mong một năm mới an lành, phát tài phát lộc. 

Số tiền trong mỗi bao lì xì dù cho ít hay nhiều thì đều được xem là món quà tinh thần ý nghĩa trong dịp đầu năm mới. Nó biểu trưng cho một năm mới tốt đẹp, hạnh phúc và sung túc. Ý nghĩa lớn nhất của một chiếc bao lì xì không nằm ở số lượng là bao nhiêu tiền mà chính là ở những thông điệp người gửi muốn trao tới người được nhận. 

4. Chữ lì xì có nghĩa gì?

Lì xì là từ phiên âm của “lợi thị” ở trong tiếng Trung. Từ này có nghĩa là được lợi, được tiền hay được may mắn,… Do vậy, tiền lì xì chính là tiền đem lại cái may mắn, đem lại điều lành, điều tốt cho trẻ em trong dịp đầu năm.

Ý nghĩa của chiếc phong bao lì xì dĩ nhiên không nằm ở số tiền mừng mà nó quan trọng là ở thiện ý, tâm tình tốt đẹp của hành động. Tiền lì xì thông thường là những món tiền nhỏ, bao gồm cả tiền lẻ và tiền chẵn.

5. Quan niệm khác nhau về lì xì giữa các quốc gia châu Á

Tại Singapore, tiền lì xì không chỉ là những đồng tiền mới có mệnh giá khoảng từ 2-20 Đô Sing mà có thể là chứa cả voucher, coupon, các loại vé xe tháng, các loại tem, ngân phiếu, tiền xu hay một vé du lịch, thậm chí phiếu ăn nhà hàng. Điều này là một thể hiện cho tinh thần hiện đại hòa chung trong không khí truyền thống của ngày Tết đầu năm trên đất Sing.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Trạch Hư, trạch khốc, trạch bại, trạch quỷ, trạch tử là sự “yểm tâm” cho nhiều gia chủ. 2022 | Mytranshop.com

Trong khi mọi nơi đều rất ưa chuộng phong bao đỏ thì riêng ở đất nước Nhật Bản, người ta lại ưa dùng bao lì xì màu trắng và có in hoa văn hoặc những hình trang trí dễ thương, ngộ nghĩnh. Đồng thời trên đó còn ghi rõ tên của người nhận.

Những người dân Mã Lai theo đạo Hồi sinh sống ở Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore cũng hay sớm tiếp nhận tục lệ mừng tuổi người già và trẻ nhỏ trong ngày Tết Eid al-Fitr của người Hồi giáo. Tuy nhiên, thay vì dùng phong bao đỏ, họ lại dùng phong bao xanh lá cây.

6. Lì xì bao nhiêu là đủ

ý nghĩa lì xì ngày tết

Những bao lì xì đỏ thắm

Qua dòng chảy của thời gian, tục lệ lì xì ngày nay dù muốn hay không cũng đã phần nào mất đi những nét đẹp vốn có. Điều này đã khiến câu hỏi “lì xì bao nhiêu là đủ?” trở thành những đắn chung trong ngày Tết. Có thể bạn chưa biết rằng trong khi người Hoa xa xưa thường dành tặng lì xì bằng một vòng đỏ xâu 100 cắc tiền đồng để biểu hiện cho lời chúc sống lâu trăm tuổi và có một tên gọi khác đó là tiền mừng tuổi.

Đối với người Việt ta thì thường bỏ vào phong bao đỏ những tờ tiền mới màu đỏ hồng như 500 đồng, 10.000 đồng cũ (bởi vì hai mệnh tiền giấy này ngày trước có màu đỏ)… với ý nghĩa là cầu mong khỏe mạnh, may mắn và sự an lành cho con cháu.

7. Tục lì xì ngày nay và những mặt trái

Có thể nói, số tiền chứa đựng trong mỗi bao lì xì dù ít hay nhiều thì cũng đều được coi là một món quà tinh thần rất quý giá trong dịp đầu năm mới. Nó có ý nghĩa biểu trưng cho một năm mới tràn ngập tốt đẹp và sung túc. Do vậy mà ý nghĩa lì xì ngày Tết không nằm ở số lượng là bao nhiêu mà chính là ở những thông điệp ý nghĩa mà nó muốn gửi gắm tới người được nhận.

Tuy nhiên, hiện nay trong bối cảnh nền kinh tế thị trường người ta không còn hay sử dụng tiền xu, tiền hào và cũng rất ít sử dụng tiền lẻ để mừng tuổi mà thay vào đó chính là những đồng bạc xanh, đồng bạc đỏ, thậm chí cả những đồng đô la với mệnh giá cao. Tiền mừng tuổi do đó mà cũng không còn đơn thuần thay cho những lời chúc tốt đẹp đầu năm. Thậm chí, việc mừng tuổi đầu xuân còn ngầm chứa nhiều mục đích, toan tính cá nhân không tốt.

Có khi, những người trong gia đình mừng tuổi nhau thì ít nhưng mừng tuổi các sếp, người thân của các sếp thì lại càng nhiều với một hy vọng sang năm mới được thăng quan, tiến chức, được bổng lộc dễ dàng, hơn người… Như vậy, từ một mỹ tục đẹp đẽ mà người ta đã biến nó thành món hàng trao đổi, hối lộ và buôn danh và lợi.

ý nghĩa lì xì ngày tết

Lì xì và những “mặt trái”.

Đáng buồn hơn rằng, từ suy nghĩ thực dụng của người lớn mà dần dần đã thấm sang cả con trẻ. Từ đó, khiến chúng bắt đầu có sự so bì rằng người này mừng tuổi ít và người kia mừng tuổi nhiều. Tết đến, những đứa bé cũng không còn ngây thơ đem mag những đồng tiền mừng tuổi lẻ để nuôi heo đất, mà chúng thậm chí đã chuẩn bị sẵn tâm lý “thu hoạch” hay “kiếm chác” vào mỗi dịp Tết.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  8 cách làm trắng răng bằng chanh tại nhà, bí quyết nở nụ cười tỏa nắng 2022 | Mytranshop.com

Chúng đã học cha mẹ chúng cách đánh giá giá trị con người tỉ lệ thuận với số tiền mà họ dành ra mừng tuổi. Theo chúng thì người mừng tuổi nhiều chắc chắn sẽ là người tốt, người “sống đẹp”, đáng kính còn người mừng tuổi ít thường là người keo kiệt, bủn xỉn đáng khinh.

Để có thể gìn giữ nét đẹp văn hóa giá trị của dân tộc, các bậc phụ huynh nên biết cách dạy trẻ việc trân trọng ý nghĩa sâu xa của phong tục lì xì đầu năm chứ không phải là giá trị vật chất trong những bao lì xì.

Cha mẹ cần dạy cho con trẻ giá trị đích thực của tục lệ lì xì ngày Tết

Nói chung, ý nghĩa lì xì ngày Tết vẫn còn mang rất nhiều giá trị văn hóa ý nghĩa cần phải giữ gìn trong đời sống hiện đại dễ bị biến chất như ngày nay. Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn trả lời những câu hỏi thắc mắc và có những cái nhìn chân thật, đúng đắn nhất về tục lệ lì xì ngày Tết của dân tộc. Để đọc thêm nhiều bài viết thú vị, hãy truy cập elipsport.vn.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Đến nay, việc mừng tuổi không còn giới hạn trong ngày mùng 1 mà nó có thể kéo dài sang ngày mùng 2, 3, thậm chí cho tới mùng 10

Phong bao là một tượng trưng cho sự kín đáo để không so bì hơn thua và để tránh dẫn đến những xích mích nhỏ nhặt không đáng có. Bên cạnh đó, màu đỏ tươi của chiếc bao lì xì đồng thời cũng tượng trưng cho màu như ý, cát tường và thịnh vượng trong suốt cả năm. Ngoài ra, đó cũng chính là màu của niềm hy vọng và sự may mắn cho năm mới.

Số tiền trong mỗi bao lì xì dù cho ít hay nhiều thì đều được xem là món quà tinh thần ý nghĩa trong dịp đầu năm mới. Nó biểu trưng cho một năm mới tốt đẹp, hạnh phúc và sung túc. Ý nghĩa lớn nhất của một chiếc bao lì xì không nằm ở số lượng là bao nhiêu tiền mà chính là ở những thông điệp người gửi muốn trao tới người được nhận. 

Lì xì là từ phiên âm của “lợi thị” ở trong tiếng Trung. Từ này có nghĩa là được lợi, được tiền hay được may mắn,… Do vậy, tiền lì xì chính là tiền đem lại cái may mắn, đem lại điều lành, điều tốt cho trẻ em trong dịp đầu năm.

Tại Singapore, tiền lì xì không chỉ là những đồng tiền mới có mệnh giá khoảng từ 2-20 Đô Sing mà có thể là chứa cả voucher, coupon, các loại vé xe tháng, các loại tem, ngân phiếu, tiền xu hay một vé du lịch, thậm chí phiếu ăn nhà hàng. Điều này là một thể hiện cho tinh thần hiện đại hòa chung trong không khí truyền thống của ngày Tết đầu năm trên đất Sing.

Leave a Comment