5 Cách Chữa Gai Gót Chân An Toàn Và Hiệu Quả 2022 | Mytranshop.com

Cách chữa gai gót chân như thế nào? Gai gót chân là căn bệnh ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Nó cũng là nguyên nhân khiến người bệnh suy giảm chức năng vận động, khó khăn khi di chuyển. Người bệnh có thể thực hiện những phương pháp như sử dụng thuốc tây, phương pháp vật lý trị liệu, phẫu thuật,…để chữa căn bệnh này.

Tuy không nguy hiểm đến trực tiếp đến tính mạng nhưng đây đang là căn bệnh khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Thông thường bệnh chỉ khiến người bệnh bứt rứt, đau ở gót chân, tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt có thể gây đứt gân gan bàn chân. Do vậy, việc sớm phát hiện và chữa gai gót chân là điều rất cần thiết. Cùng xem qua những cách chữa gai gót chân sau đây nhé.

1. Gai gót chân là bệnh gì?

Gai xương gót chân là tình trạng thoái hóa vùng mặt dưới của xương gót. Điều này dẫn đến sự tân tạo xương tại chỗ tạo ra một gai nhọn hoặc mọc ra của xương ở bờ rìa của khớp. Đây là căn bệnh hay gặp ở người trung niên, lớn tuổi. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh liên quan tới vận động nhiều. Do vậy, những người lao động nặng nhọc, hay khiêng vác nặng sẽ là đối tượng mắc bệnh cao hơn.

Thông thường người mắc bệnh gai xương gót chân sẽ bị đau thốn ở 1 hoặc cả 2 bên chân. Cơn đau sẽ tăng dần nhất là khi mới thức dậy bước xuống giường. Cơn đau sẽ càng tặng nếu người bệnh phải đi lại, vận động nhiều, đứng lâu. Một số trường hợp đặc biệt bị gai gót chân nhưng người bệnh không có cảm giác đau. Do vậy để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời thì bạn cần thăm khám và chụp X-Quang để xác định vị trí gai xương gót chân.

cách chữa gai gót chân

Gai xương gót chân khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển

2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh gai gót chân là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu cách chữa gai gót chân, chúng ta cần nhận biết một số biểu hiện của bệnh là gì.

  • Khi đẩy gót chân xuống, có cảm giác kim châm bên trong, dùng tay sờ vào có cảm giác tê buốt.
  • Cơn đau sẽ trầm trọng hơn sau khi mệt mỏi do đi bộ đường dài. Ví dụ khi đi bộ trên gạch hoặc xuống cầu thang, chân bị tác động lực quá mạnh sẽ gây đau dữ dội.
  • Lớp biểu bì bên ngoài của gót chân bị đỏ và sưng tấy, sờ vào sẽ thấy nóng.
  • Có điểm đau ở giữa gót chân và đau dữ dội khi dùng ngón tay ấn vào.
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, không thể đi bộ trên mặt đất.
  • Nhức mỏi chân, đau gót chân, trở nặng lúc sáng, lúc chiều nhẹ. Mới ngủ dậy đau không chịu được, lúc nhẹ lúc nặng không dám dùng gót chân khi đi, có cảm giác như đá hay châm kim vào chân. Và các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau khi bắt đầu hoạt động.

3. Nguyên nhân gai gót chân là gì?

Sự hình thành của gai gót chân hầu hết liên quan đến việc gót chân chịu trọng lượng và mài mòn trong thời gian dài. Khi khớp gót chân bị mòn hoặc tổn thương, cơ thể sẽ tự phục hồi, cứng lại và tăng sinh. Từ đó hình thành nên gai gót chân.

4. Phân biệt gai gót chân với đau gót chân

Đau gót chân là tình trạng đau nhức ở một hoặc cả hai bên gót chân mà không bị sưng đỏ và gây bất tiện khi đi lại. Bệnh do thay đổi bệnh lý ở xương, khớp, bao gân gót chân. Đau gót chân phổ biến thường xảy ra ở những người lao động đi lại hoặc ngồi lâu. Bệnh do chấn thương nhẹ lâu dài và mãn tính. Nó được biểu hiện như quá trình sửa chữa và đứt gãy sợi cân gan chân, tăng sản xương và đau ở phần nối cân gan giữa bên dưới xương mác. Phim X-quang bên cho thấy các gai xương. Nhưng có gai xương không nhất thiết bị đau gót chân, và đau gót chân không nhất thiết phải có gai xương.

5. Cách chữa gai gót chân là gì?

5.1. Cách chữa gai gót chân bằng thuốc

Các thuốc giảm đau kháng viêm được sử dụng để điều trị bệnh gai gót chân như: 

  • Celecoxib: Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc sulfonamide nonsteroidal anti – inflammatory và ức chế chọn lọc COX – 2 được sử dụng điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.
  • Meloxicam: Là thuốc thuộc nhóm Thuốc chống viêm không chứa steroid có tác dụng giảm đau.
  • Piroxicam: Là một loại thuốc kháng viêm không steroid thuộc nhóm oxicam. Nó được sử dụng để làm giảm những triệu chứng của tình trạng viêm khớp.
  • Diclofenac: Là một thuốc chống viêm non-steroid. Nó có tác dụng chống viêm và giảm đau cơ.
  • Corticoid: Có tác dụng giảm đau kháng viêm được chỉ định khi bệnh gai xương gót chân khi bệnh đã nặng.

cách chữa gai gót chân

Thuốc chỉ có tác dụng giảm đau và ngăn phát triển gai xương

5.2. Chườm lạnh

Đặt túi đá vào gót chân của bạn ít nhất hai lần một ngày, mỗi lần từ 10 đến 15 phút. Nếu bạn bị đau gót chân trong khi có gai gót chân, bạn có thể thử lăn bàn chân bằng trên một chai nước đá sẽ giảm nhanh cơn đau.

5.3. Cách chữa gai gót chân bằng vật lý trị liệu

Các phương pháp như siêu âm điều trị, sóng ngắn, hồng ngoại, các bài tập cho bệnh lý gai xương gót…

  • Nhiệt sẽ có 2 dạng để điều trị bệnh gai gót chân. Với cơn đau dữ dội thì sử dụng nhiệt lạnh sẽ giảm đau nhanh chóng. Sử dụng nhiệt nóng như chiếu đèn hồng ngoại, chườm nóng, Paraffin sẽ giúp giảm đau do bệnh gai xương gót chân. Đây cũng là cách giúp tăng tuần hoàn máu.
  • Chống viêm: Với bệnh nhân gai xương gót chân thì sử dụng phương pháp siêu âm, điện xung sóng ngắn là cách chữa gai gót chân an toàn, hiệu quả. 
  • Kéo dãn cơ xương bằng máy là phương pháp giúp người bệnh giảm đau hiệu quả. Kiên trì sử dụng phương pháp này trong một thời gian bạn sẽ cải thiện được chức năng vận động.

cách chữa gai gót chân

Vật lý trị liệu là biện pháp chữa gai xương gót chân được nhiều người áp dụng

5.4. Điều trị phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ phần gai xương, mô viêm xơ chai ở gót chân. Đây là cách được áp dụng khi gai xương phát triển mạnh có tác động xấu đến sức khỏe. Đây cũng là phương pháp còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng sau phẫu thuật, vết thương lâu lành,…

5.5. Y học cổ truyền

Bệnh gai xương gót chân cũng có thể thuyên giảm thông qua điều trị bằng phương pháp Y học cổ truyền. Khi kết hợp các bài thuốc với châm cứu, xoa bóp đúng cách sẽ giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

Gai xương gót chân cũng giống như những bệnh lý xương khớp thông thường. Nó rất khó để chữa trị khỏi hoàn toàn. Đây cũng là căn bệnh có khả năng tái phát cao. Thông thường những cách chữa gai gót chân chỉ có tác dụng giảm đau và ngăn chặn sự hình thành phát triển của các gai xương. Do vậy việc phòng tránh bệnh vẫn là ưu tiên hàng đầu.

cách chữa gai gót chân

Đã có nhiều người cải thiện được tình trạng gai xương thông qua y học cổ truyền

6. Cách ngăn ngừa bệnh gai gót chân

6.1. Chế độ sinh hoạt

Khi bị gai gót chân bạn cần chú ý chế độ sinh hoạt, không mang xách vật quá nặng nề, tránh đứng lâu. Việc đi lại với người bị gai gót chân mãn tính có thể gây đau. Khi cơn đau nặng bạn có thể đưa chân lên cao để thư giãn.

Với người bệnh gai gót chân thì cần chú ý hơn đến giày dép. Bạn cần chọn giày có kích cỡ vừa chân, không quá cứng và cũng không quá mềm. Cũng cần tránh những loại giày có độ dốc cao như giày cao gót.

Nên ngâm chân sau những lần đứng hoặc di chuyển quá lâu. Bạn cũng nên thường xuyên mát xa chân để giảm đau và giúp máu lưu thông được tốt hơn. Bạn có thế kết hợp vừa ngâm chân dược liệu, vừa mát xa chân vô cùng tiện lợi với những thiết bị hiện đại.

6.2. Luyện tập thể thao hợp lý

Người bệnh gai gót chân trước khi chơi thể thao cần khởi động kỹ càng, đặc biệt là phần cổ chân và bàn chân. Việc khởi động kỹ sẽ giúp bạn tránh được những chấn thương do bệnh gây ra. Sau khi chơi thể thao bạn cũng cần thả lỏng cơ thể, thư giãn cơ bằng các động tác đơn giản hoặc xoa bóp chân. Với những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe. 

Với những người đang gặp tình trạng thừa cân thì nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để cải thiện tình trạng gai xương gót chân. Bởi tình bệnh sẽ nghiêm trọng hơn khi mỗi ngày đôi chân đều phải chịu tải trọng lớn. 

cách chữa gai gót chân

Luyện tập thể thao đúng cách sẽ cải thiện bệnh gai xương gót chân

6.3. Nghỉ ngơi hợp lý

Bạn cần nghỉ ngơi ít nhất một tuần sau khi chân bị đau. Trong thời gian nghỉ ngơi, hãy nghĩ về lý do của vấn đề này và những thay đổi bạn có thể thực hiện. Ví dụ như việc bạn chạy quá thường xuyên hoặc chạy trên bề mặt cứng như bê tông, đá sỏi,… Khả năng hấp thụ sốc của đôi giày bạn mang quá kém,… Bạn có thể tiếp tục vận động sau khi cơn đau thuyên giảm. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể bị đau dữ dội khi thực hiện các hoạt động làm tăng áp lực gót chân hoặc ảnh hưởng đến gót chân. Lúc này, bạn cần tuân theo “chỉ dẫn” của cơ thể và chuyển chế độ sinh hoạt sang bơi lội hoặc đi xe đạp cho đến khi cơn đau gót chân thuyên giảm.

6.4. Đeo kẹp ban đêm

Thanh nẹp sẽ kéo căng cơ bắp chân trong khi ngủ. Ví dụ, bạn có thể sử dụng thanh nẹp bằng sợi thủy tinh hình chữ L trong khi ngủ và buộc băng xung quanh để cố định. 

Chọn một đôi giày có kích cỡ phù hợp. Bạn nên đo chiều dài bàn chân của mình trước khi mua một số và không ước tính cỡ giày gần đúng. Ngoài ra, hãy thử giày khi chân bạn vừa chân nhất, chẳng hạn như sau khi tập thể dục hoặc vào cuối ngày. Để đảm bảo vừa vặn, bạn nên chọn loại tất hoặc nylon giống với giày bạn thường đi.

6.5. Chọn giày phù hợp với chân

Những điều sau đây nên làm khi mua giày:

  • Di chuyển xung quanh khi thử giày và cảm nhận lực tác động lên từng lỗ giày phải đều khi dây buộc được thắt chặt.
  • Đảm bảo rằng các ngón chân của bạn có thể di chuyển tự do bên trong giày. Đồng thời, đảm bảo rằng ngón chân cao nhất và phần trên cùng của giày có thể vừa với một ngón tay cái.
  • Đi đi lại lại, đảm bảo rằng gót chân của bạn không bị trượt lên xuống.

Bạn cũng có thể sử dụng thêm 1 số những công cụ hỗ trợ cho đôi giày như:

6.5.1. Bộ phận bảo vệ gót chân

Chúng có thể giúp xương được đặt lại đúng cách ở bàn chân và giảm áp lực lên gót chân. Khi sử dụng miếng bảo vệ gót chân lần đầu tiên, hãy kiểm tra xem có bị phồng rộp không. Ngoài ra, mồ hôi chân sẽ tăng lên sau khi sử dụng miếng bảo vệ gót chân, vì vậy cần thay tất và giày thường xuyên.

6.5.2. Lót bàn chân

Mặc dù bạn có thể mua lót ở các hiệu thuốc. Nhưng bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn ở các cửa hàng mua giày thể thao. Nhấn vòm bàn chân xuống để ngăn chặn sự lún, gãy.

Trên đây là những thông tin về cách chữa gai gót chân. Nắm được những thông tin về bệnh sẽ giúp bạn phòng tránh và lựa chọn phương pháp trị liệu phù hợp. Ngoài chữa trị thì phòng ngừa bệnh cũng là điều rất cần thiết, bởi có một sức khỏe tốt sẽ giúp bạn thành công trong công việc, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam tự lực, hùng cường.

Bảo vệ đôi chân, cánh tay của bạn một cách chu toàn, cho chúng được massage, thư giãn trên ghế massage Elip cũng là cách hỗ trợ bảo vệ chúng. Bên cạnh đó bạn hãy vận rèn luyện thể dục đôi chân cánh tay của mình với may chạy bo dien, xe đạp tập,… của Tập đoàn thể thao Elipsport để có được đôi chân mạnh khỏe trong việc đi lại dễ dàng, cánh tay khoẻ mạnh có thể cầm và giữ đồ vật thoải mái.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Gai xương gót chân là tình trạng thoái hóa vùng mặt dưới của xương gót. Điều này dẫn đến sự tân tạo xương tại chỗ tạo ra một gai nhọn hoặc mọc ra của xương ở bờ rìa của khớp.

Đây là căn bệnh hay gặp ở người trung niên, lớn tuổi. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh liên quan tới vận động nhiều. Do vậy, những người lao động nặng nhọc, hay khiêng vác nặng sẽ là đối tượng mắc bệnh cao hơn.

Sự hình thành của gai gót chân hầu hết liên quan đến việc gót chân chịu trọng lượng và mài mòn trong thời gian dài. Khi khớp gót chân bị mòn hoặc tổn thương, cơ thể sẽ tự phục hồi, cứng lại và tăng sinh. Từ đó hình thành nên gai gót chân.

Đặt túi đá vào gót chân của bạn ít nhất hai lần một ngày, mỗi lần từ 10 đến 15 phút. Nếu bạn bị đau gót chân trong khi có gai gót chân, bạn có thể thử lăn bàn chân bằng trên một chai nước đá sẽ giảm nhanh cơn đau.

Bệnh gai xương gót chân cũng có thể thuyên giảm thông qua điều trị bằng phương pháp Y học cổ truyền. Khi kết hợp các bài thuốc với châm cứu, xoa bóp đúng cách sẽ giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  phòng tập Shriyoga Bạch Đằng, Quận Tân Bình 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment