Trước khi động thổ công trình, chủ đầu tư nào cũng có quá trình tìm hiểu về đơn giá và chất lượng cũng như khối lượng dự toán vật tư cho ngôi nhà của mình. Một trong những vật tư ảnh hưởng đến kết cấu công trình chính là gạch xây. Kích thước gạch xây bao nhiêu để đảm bảo tuổi thọ? Hiện nay có những loại gạch xây nào đủ tiêu chuẩn cho việc xây dựng?
Đừng bỏ qua bài viết này của chúng tôi, để tìm hiểu thêm những thông tin, đảm bảo cho quá trình lựa chọn vật tư, thi công xây dựng công trình của gia đình mình nhanh nhất, thuận tiện và bền đẹp nhất nhé.
Kích thước gạch xây hiện nay được tính như thế nào?
Những tiêu chuẩn khi lựa chọn gạch xây dựng
Gạch được sử dụng chủ yếu trong các công trình xây dựng, từ tường, vách ngăn, lót sàn, … tạo nên nét đẹp hoàn mĩ cho kiến trúc công trình. Một viên gạch được gọi là đủ tiêu chuẩn khi xây dựng thi công, phải đáp ứng những tiêu chí sau:
- Góc cạnh gạch đều và sắc nét cạnh
- Gạch không bị nứt bề mặt
- Sẽ phát ra âm thanh đặc trưng khi gõ
- Trên mặt phẳng từ độ cao 600mm, gạch không bị vỡ
- Bề mặt gạch mịn, không có tạp chất, không xảy ra hiện tượng nứt và có lỗ khí
- Sức bền của gạch không được thấp hơn 75kg/sq.cm
- Nếu ngâm trong nước lạnh trong 24 giờ, lượng hấp thụ không được vượt quá 15% trọng lượng khô của gạch khi thử nghiệm
Gạch xây dựng hiện nay có những loại nào
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại gạch xây nhà, mỗi loại gạch có một đặc trưng riêng biệt, phù hợp với từng nhu cầu và từng công trình khác nhau.
Theo như sự phổ biến và bức tranh cung cầu, hiện nay trong xây dựng công trình sử dụng những loại gạch sau:
Gạch đất nung
Là loại gạch phổ biến, được sử dụng nhiều nhất trong các công trình. Gạch được làm từ đất sét, qua quá trình nung nhiệt độ cao, thường có màu đỏ hoặc đỏ sẫm. Gạch đất sét nung có 3 loại là:
+ Gạch đặc
+ Gạch thông tâm
+ Gạch 6 lỗ
Gạch không nung
Gạch không nung là gạch được làm từ xi măng, đóng viên và không qua lò nung nhiệt độ cao. Gạch tự đóng rắn, đạt các chỉ sổ về cơ học, độ nén, độ hút nước theo như tiêu chuẩn xây dựng. Gạch này được ứng dụng rộng rãi trong các công trình từ quy mô nhỏ cho đến lớn. Do không trải qua quá trình nung nấu, cho nên gạch này được sản xuất khá nhanh, không gây độc hại cho môi trường mà giá thành phải chăng.
Gạch không nung hiện nay có những loại như sau:
+ Gạch xỉ
+ Gạch nhẹ chưng áp
+ Gạch bê tông
Kích thước gạch xây theo tiêu chuẩn
Kích thước gạch xây theo tiêu chuẩn xây dựng được quy định cụ thể với những thông số như sau:
Kích thước gạch nung
Kích thước gạch đặc
Mẫu gạch đặc được sử dụng khá nhiều trong xây dựng
Gạch đặc được nung nguyên khối, không có lỗ rỗng, thường được dùng để xây tường. Do kết cấu khối đặc nên khối gạch khá cứng chắc, ít thấm nước, đảm bảo kết cấu công trình.
Kích thước gạch đặc thông dụng hiện nay có 3 loại:
+ Gạch Tuynel đặc 105, thể tích = 1.2 viên QTC: 220 x 105 x 65mm
+ Gạch Tuynel đặc 150 = 1.5 viên QTC: 210 x 150 x 55mm
+ Gạch Tuynel đặc A1 = 1.0 viên QTC: 205 x 95 x 55mm
Kích thước gạch 2 lỗ
Mẫu gạch hai lỗ hiện đại và khoa học
Gạch 2 lỗ thường dùng để xây tường, xây tại những vị trí không chịu lực như tường rào, nhà vệ sinh. Sản xuất không theo khối đặc nên trọng lượng có nhẹ hơn gạch đặc. Thể tích gạch 2 lỗ = 2.5 viên QTC. Kích thước chuẩn của gạch 2 lỗ là 205 x 95 x 55mm.
Kích thước gạch 4 lỗ
Mẫu gạch xây 4 lỗ được sử dụng cho tường xây
Gạch 4 lỗ được sử dùng để xây tường, xây những mảng tường không chịu lực quá nhiều và không thấm nước. Thể tích bằng 1.6 viên QTC, kích thước chuẩn là 205 x 95 x 95mm.
Kích thước gạch 6 lỗ
Mẫu gạch xây 6 lỗ
Gạch 6 lỗ dùng để xây tường, vị trí không chịu lực hoặc không có yêu cầu chống thấm hoặc làm lớp chống nóng cho mái.
Gạch 6 lỗ có thể tích = 2.5 viên QTC, dùng để xây tường và có kích thước: 205 x 150 x 95mm
Kích thước gạch không nung
Muốn tối giản chi phí, tiết kiệm thời gian cho mẫu nhà phố, nhà biệt thự, … nên hiện nay đa số các công trình đều sử dụng gạch không nung. Kích thước gạch không nung cơ bản hiện nay có những loại như sau:
Gạch block
Gạch block đơn giản và giá rẻ
Hay còn gọi là gạch xi măng, được cấu thành từ mạt đá, cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất, …
Trong các công trình khi thi công thì loại gạch nhẹ không nung này chiếm tỉ trọng rất lớn. Loại gạch này thường có cường độ chịu lực tốt trên 80kg/cm2, tỉ trọng lớn thường trên 1900kg/m3. Những loại kết cấu có lỗ thì có khối lượng thể tích nhỏ hơn dưới 1800kg/m3.
Gạch block xây tường có 3 loại:
+ Xây tường 10: 390 x 100 x 130, hoặc 390 x 80 x 130
+ Xây tường 15: 390 x 140 x 130 hoặc 390 x 150 x 130
+ Xây tường 20: 390 x 170 x 130 hoặc 390 x 200 x 130 hoặc 390 x 190 x 130
Gạch bê tông nhẹ
Mẫu gạch bê tông nhẹ
Gạch bê tông nhẹ có hai loại là bê tông nhẹ bọt và bê tông nhẹ khí chưng áp. Thành phần chính là xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt hoặc khí, vôi. Dòng gạch này có ưu điểm là nhẹ nhưng có nhược điểm là cường độ chịu lực kém, khoảng 45kg/cm2.
Kích thước cụ thể là 600 x 200 x 200; 600 x 200 x 100; 600 x 300 x 200
Gạch papanh
Mẫu gạch papanh
Thành phần chính của gạch này là xỉ than, vôi bột, được sử dụng lâu đời ở nước ta, Gạch có cường độ thấp từ 30 đến 50 Kg/cm2. Chủ yếu dựng cho các loại tường ít chịu lực. Loại gạch này chủ yếu được sử dụng ở những công trình có quy mô nhỏ, có tính tự phát hoặc tính địa phương.
Kích thước phổ biến của gạch này là 390 x 190 x 150mm.
Dù lựa chọn mẫu gạch nào để xây tường, thì bạn đều phải tuân thủ những nguyên tắc bất thành văn.
Những nguyên tắc khi xây tường gạch
Gạch xây từng hàng phải phẳng mặt, vuông góc với phương của lực tác dụng vào khối xây hoặc nghiêng của lực tác dụng vào khối xây, và phương vuông góc với khối xây phải nhỏ hơn hoặc bằng 170 độ vì khối xây chịu nén là chính.
Khi xây gạch cần phải chú ý những nguyên tắc thiết yếu, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật
Xây không được trùng mạch do đó các mạch vữa đứng của lớp xây tiếp giáp không được trùng mà phải lệch nhau ít nhất ¼ chiều dài viên gạch cả về phương ngang cũng như phương dọc của bức tường.
Khi xây tường, phải xây từ dưới lên trên, tường chính xây trước, tường phụ xây sau.
Nếu gạch khô phải tưới nước để đảm bảo gạch không hút nước cửa vữa tạo liên kết tốt khi xây.
Bề mặt tiếp giáp khối xây phải được trát một lớp hồ dầu để tạo độ liên kết giữa gạch và bề mặt tiếp giáp đó như dầm, cột.
Để đảm bảo cho tường thẳng và phẳng thì trong quá trình xây phải giăng dây nhợ và thường xuyên thả quả dọi. Khi xây tường gạch phải đảm bảo nguyên tắc trên ăn dây, dưới ăn mí, trên ăn dây có nghĩa là cạnh trên của viên gạch phải theo sát dây căng, vị trí của dây căng thường cao hơn viên gạch nửa lằng một ít để cho dây có thể rúng động theo mặt ngang, khi bị võng cũng dễ phát hiện.
Kích thước gạch xây cùng với kỹ thuật thi công có ảnh hưởng quan trọng đến kết cấu tuổi thọ, tính thẩm mĩ chung của không gian.
Việc lựa chọn gạch xây tường không thể không quan tâm đến kích thước viên gạch, màu sắc và chất lượng của gạch.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, sẽ giúp các bạn có thêm những kiên thức, cũng như có phương án lựa chọn tốt nhất cho không gian của gia đình mình.
Mọi tư vấn xây dựng, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi, kiến trúc sư Wedo luôn sẵn lòng phục vụ quý khách hàng.
GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:
SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH
chủ đề liên quan