Quần xã sinh vật, trắc nghiệm sinh học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

QUẦN XÃ SINH VẬT

1. Khái niệm quần xã sinh vật

 

        Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong không gian và thời gian nhất định, các sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

Ví dụ:

2. Các đặc trưng cơ bản của quần xã

2.1.  Đặc trưng về thành phần loài

 – Số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị mức độ đa dạng của quần xã. Quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài cao. Số lượng cá thể của mỗi loài thường tỉ lệ nghịch với số lượng loài do khả năng cung cấp điều kiện sống có hạn chế của môi trường.

– Loài đặc trưng và loài ưu thế:

+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn và vai trò quan trọng hơn loài khác.

+ Loài ưu thế (loài chủ chốt) là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh.

2.2. Đặc trưng về phân bố không gian

– Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tuy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. Nhìn chung sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Đậu phụ bao nhiêu calo? Tất tần tật thông tin cần biết về đậu phụ 2022 | Mytranshop.com

– Phân bố theo chiều thẳng đứng ví dụ như sự phân thành nhiều tầng cây trong rừng mưa nhiệt đới,…

– Phân bố theo chiều ngang ví dụ như như sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi tới chân núi hoặc sinh vật phân bố từ vùng đất ven bờ biển tới vùng ngập nước ven bờ và vùng khơi xa,… Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi như đất đai màu mỡ, độ ẩm thích hợp, thức ăn dồi dào,…

2.3. Đặc trưng về hoạt động chức năng của các nhóm loài

  – Sinh vật tự dưỡng có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ để nuôi sống cơ thể (cây xanh và một số vi sinh vật).

  – Sinh vật dị dưỡng không tự tổng hợp được chất hữu cơ từ các chất vô cơ, sống nhờ nguồn thức ăn sơ cấp. Bao gồm động vật (sinh vật tiêu thụ) và vi sinh vật (sinh vật phân giải).

3. Các mối quan hệ trong quần xã

– Trong quần xã có các mối quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hội sinh, hợp tác) và quan hệ đối kháng (cạnh tranh, kí sinh, ức chế – cảm nhiễm, sinh vật ăn sinh vật).

              Quan hệ

                                                                            Đặc điểm

Cạnh tranh

– Các loài cạnh tranh nhau về nguồn sống, không gian sống.

– Cả hai loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, thường thì một loài sẽ thắng thế còn loài khác bị hại nhiều hơn.

Kí sinh

– Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó.

Ức chế – cảm nhiễm

– Một loài này sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác.

Sinh vật ăn sinh vật khác

– Hai loài sống chung với nhau.

– Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn. Bao gồm : Động vật ăn động vật, động vật ăn thực vật.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Kích Thước Sân Bóng Đá Ở Việt Nam 2022 | Mytranshop.com

– Khống chế sinh học: Là hiện tượng số lượng cá thể của loài này bị khống chế (ở mức độ nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp) bởi số lượng cá thể của loài khác và ngược lại do tác động chủ yếu của các mối quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã.  Trong sản xuất, người ta sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại cho cây trồng.

 

Leave a Comment