A. Lý thuyết
I. Sự biến đổi độ âm điện của các nguyên tố
– Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi về tính chất của các nguyên tố.
– Độ âm điện của một nguyên tử càng lớn thì tính phi kim của nó càng mạnh và ngược lại.
– Trong chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân giá trị độ âm điện tăng dần.
–Trong nhóm A theo chiều tăng dần của diện tích hạt nhân, giá trị độ âm điện giảm dần.
– Sự biến đổi giá trị độ âm điện và tính kim loại, tính phi kim phù hợp với nhau.
– Độ âm điện của một nguyên tố càng lớn thì tính phi kim càng mạnh, tính kim loại càng giảm và ngược lại.
II. Hóa trị của các nguyên tố
– Trong chu kì 3 đi từ đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của các nguyên tố đối với oxi tăng từ 1 đến 7 còn hóa trị trong hợp chất khí đối với hiđro giảm từ 4 đến 1
– Trong chu kì hóa trị cao nhất của các nguyên tố đối với oxi tăng dần và hiđro giảm dần.
B. Bài tập
1. Dạng 1: Xác định nguyên tố hóa học dựa theo % khối lượng trong hợp chất
Phương pháp:
Cần nhớ một số điểm sau:
– Hóa trị cao nhất với oxi của nguyên tố = STT nhóm A.
– Hóa trị với H (nếu có) = 8 – hóa trị cao nhất với oxi.
– % khối lượng của A trong hợp chất AxBy là %A = MA.100/M.
– Muốn xác định nguyên tố đó là nguyên tố nào cần tìm được M của nguyên tố đó.
Ví dụ 1: Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hidro có công thức RH3. Nguyên tố này chiếm 25,93% về khối lượng trong oxit bậc cao nhất. Xác định tên nguyên tố.
Hướng dẫn giải
Hợp chất với Hiđro là RH3 ⇒ Hóa trị của R với Hidro là 3
⇒ Hóa trị cao nhất với Oxi là 5 ⇒ Oxit cao nhất có công thức là: R2O5
Ta có: (2R)/(16.5) = 25,93/74,07
⇒ R = 14 ⇒ R là nguyên tố Nitơ
Ví dụ 2. Oxit cao nhất của một nguyên tố R chứa 38,8% nguyên tố đó, còn trong hợp chất khí với hidro chứa 2,74% hidro. Xác định nguyên tố R.
Hướng dẫn giải
Công thức hợp chất khí với hidro của R là RHx ⇒ Oxit cao nhất của R là R2O8-x
Trong oxit cao nhất của R có 2R/16(8-x) = 38,8/61,2 (1)
Trong hợp chất với hidro của R có R/x = 97,26/2,74 (2)
⇒ R = 35,5x thay vào phương trình (1) ta có đáp án x = 1 và ⇒ R = 35,5 (Clo)
Vậy R là clo