Hiệu ứng cánh bướm tác động như thế nào đến con người? 2022 | Mytranshop.com

Bạn có tin rằng khi một con bươm bướm đập cánh ở Trung Quốc, nó có khả năng gây ra một cơn bão lớn tại Hoa Kỳ? Đó như một sự ví von về một hiện tượng mang tên “Hiệu ứng cánh bướm”

Thực hư về hiện tượng cánh bướm ra sao? Hãy cùng Elipsport tìm hiểu thật cặn kẽ thông qua bài viết dưới đây bạn nhé!

hiệu ứng cánh bướm

Hiệu ứng cánh bướm là gì?

1. Hiệu ứng cánh bướm là gì?

1.1. Nguồn gốc ra đời

Vào khoảng thập kỷ 1960, nhờ có sự phát triển của các loại máy tính mà đã có thể cho phép con người ta thực hiện các nghiên cứu khoa học mà trước đó những tưởng không thể làm được. Lý do lúc bấy giờ của hạn chế này là bởi vì khối lượng phép tính là quá lớn. 

Một trong những dự án tham vọng nhất khi ấy đó là lập ra một mô hình toán học nhằm mục đích dự báo thời tiết. Thí nghiệm này do nhà toán học và khí tượng học Edward Lorenz đảm đương phụ trách. Ông đã lập ra những 12 phương trình riêng rẽ để phân biệt thể hiện các yếu tố như nhiệt, ẩm hay áp suất và nhập dữ liệu đó vào máy tính. 

Vào năm 1961, nhà toán học Lorenz đã vô tình nhập các dữ liệu đã được máy tính làm tròn để có thể tiết kiệm thời gian thí nghiệm. Chẳng hạn như các con số 0,506127 đều được Lorenz nhập vào máy là 0,506. Ông đã hoàn toàn bất ngờ khi máy tính đưa ra kết quả một dự báo hoàn toàn khác xa so với những dữ liệu gốc mặc dù giá trị làm tròn hoàn toàn không mấy đáng kể.

Hiệu ứng cánh bướm được Edward Norton Lorenz công bố năm 1969 với một câu nói vô cùng nổi tiếng “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas.”

Có vẻ đối với các bạn, câu nói này sẽ rất khó tin nhưng thực sự câu nói này có một thông điệp sâu xa hơn nữa, ý muốn nhắc nhở chúng ta rằng đôi khi, một quyết định nhỏ của chúng ta tưởng chừng như rất vô nghĩa nhưng nó lại một nguồn lực tiềm tàng có thể thay đổi cả thế giới.

Vậy, Hiệu ứng cánh bướm thực sự là gì và nó được hiểu như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, ta cần phải lý giải nó trên hai phương diện.

1.2. Phương diện lý thuyết khoa học

Hiệu ứng cánh bướm (Butterfly effect) được Edward Norton Lorenz dùng để diễn tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn. Vậy, lý thuyết hỗn loạn là gì?

Lý thuyết hỗn loạn hay còn gọi là lý thuyết hỗn mang là một lĩnh vực nghiên cứu trong lĩnh vực toán học và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành khoa học khác như vật lý, sinh học, triết học…

Ở đây, “Hỗn loạn” hay “Hỗn mang” được hiểu theo nghĩa như là sự lộn xộn hay trạng thái mất trật tự và dường như không có tính logic hay thống nhất. Vì thế, đây là một hệ lý thiết nghiên cứu về các hệ thống động lực hay nguyên lý trật tự nhạy cảm với điều kiện ban đầu.

Trong một hệ thống động lực có sự hỗn loạn khi nó mang những tính chất khác nhau. Trong đó, có tính chất nhạy cảm với điều kiện ban đầu. Ở đây, tính chất này có thể được hiểu là hiệu ứng cánh bướm.

hiệu ứng cánh bướm

Hiệu ứng cánh bướm mang đến nhiều bí ẩn

Vì vậy, xét về phương diện lý thuyết khoa học đơn thuần thì hiệu ứng này thuộc tính chất nhạy cảm với điều kiện ban đầu hay nói cách khác đây là cụm từ miêu tả khái niệm độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc trong Thuyết hỗn loạn.

1.3. Phương diện văn hóa đương đại

Với phương diện văn hóa đương đại, hiệu ứng cánh bướm cũng là một chủ đề được khai thác rất nhiều, đặc biệt là các tác phẩm điện ảnh và âm nhạc. Ở đây, hiện tượng này được dùng để miêu tả quan hệ nhân quả trong đời sống và các hiện tượng nghịch lý thời gian đang còn là một bí ẩn thú vị của con người.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Tinh bột và xenlulozơ, trắc nghiệm hóa học lớp 9 2022 | Mytranshop.com

Hiện tượng nghịch lý thời gian được đưa vào văn hóa đương đại thông qua các bộ phim nói về du hành thời gian hay xuyên không về quá khứ, từ đó khiến cho quá khứ đảo lộn và mất trật tự, tương lai từ đó cũng bị biến đổi và trở nên hỗn loạn.

2. Hiệu Ứng Cánh Bướm ảnh hưởng như thế nào đến thời tiết

Một điều không thể phủ nhận đó là, hiệu ứng cánh bướm được phát hiện ra thông qua một nghiên cứu về thời tiết của Edward Norton Lorenz. Mặc khác, Edward Norton Lorenz là một nhà khí tượng học và là một chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn.

Trong các nghiên cứu mô phỏng về thời tiết của ông, Lorenz tình cờ phát hiện ra chỉ một thay đổi nhỏ có sự nhạy cảm đối với điều kiện ban đầu của mọi hiện tượng, điều đó tuy nhỏ nhưng có thể dẫn tới những hệ quả khác nhau.

Qua đó, ông dùng hình ảnh con bướm đập cánh tuy nhỏ bé nhưng hoàn toàn có thể gây ra những thay đổi trong điều kiện ban đầu, dẫn đến kết quả là những thay đổi cực kỳ lớn về thời tiết.

Theo Open Mind, tỷ lệ động năng khi một con bươm bướm đập cánh bay với động năng của một cơn lốc là có tỷ lệ vô cùng nhỏ, vì thế, không thể nói rằng khi con bướm đập cánh bay thì nó sẽ tác động trực tiếp tới cơn lốc nào đó.

hiệu ứng cánh bướm

Hiệu ứng cánh bướm có ảnh hưởng đến thời tiết

Tuy nhiên, theo nguyên lý của thuyết hỗn loạn, thời tiết là kết quả từ hàng triệu những yếu tố có liên hệ với nhau bao gồm các hiện tượng vật lý, các nguồn lực, quỹ đạo trái đất hay các hành tinh…trong đó một cái đập cánh của con bướm cũng có thể là sự khởi đầu cho hàng loạt biến đổi của các yếu tố làm biến đổi thời tiết như cường độ, thời gian, không gian cũng như động năng.

3. Hiệu Ứng Cánh Bướm với những sự kiện làm thay đổi thế giới

Như đã nói ở trên thì hiệu ứng cánh bướm bắt nguồn từ một động lực rất nhỏ nhưng từ cái động lực ấy nó có thể tạo ra một hệ quả vô cùng to lớn, có thể là làm thay đổi thế giới mà chúng ta đang sống hiện nay.

Trên thực tế, hiệu ứng cánh bướm cũng đã xuất hiện trong các sự kiện làm thay đổi thế giới của chúng ta. Và hơn hết, các sự kiện ấy đều bắt nguồn từ những nguồn động lực rất nhỏ, không đáng nói đến hằng ngày.

3.1. “Hung thủ” gây ra cuộc chiến Iraq là ai?

Ắt hẳn, khi nghe đến cuộc chiến tranh tại Iraq thì không ai là không biết, mặc dù nó chỉ xảy ra tại các nước Trung Đông và đặc biệt là Iraq nhưng đó cũng là cuộc chiến ảnh hưởng rất nhiều đối với thế giới.

Thực chất, mọi người đều biết rằng Saddam Hussein là người khơi mào cuộc chiến tranh tại Iraq nhưng thật sự dưới góc nhìn của hiệu ứng cánh bướm thì nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh Iraq bắt đầu từ một cậu bé người Cuba trên một chiếc thuyền vượt biên sang Mỹ.

Và thật tình cờ khi Elian Gonzalez cũng có mặt trên chiếc thuyền cùng với cậu bé ấy. Và nhờ có đứa bé mà George Bush mới thắng cử tại Florida. Tuy vậy, vì bất mãn trong một cuộc chiến quốc tế về quyền nuôi con mà hầu như tất cả những người Mỹ gốc Cuba đã chọn bỏ phiếu cho Đảng Cộng Hòa. Có thể nói, hiện tượng con bướm đập cánh trong hiệu ứng cánh bướm chính là đứa bé người Cuba này.

Nói cách khác, nếu Elian Gonzalez không có mặt trên chiếc thuyền ngày hôm đó thì một người khác đã trở thành Tổng thống. Và khi đó, ắt hẳn thế giới sẽ khác đi dù ít thì nhiều cũng như cuộc chiến vô nghĩa tại Iraq cũng không trở nên quá nghiêm trọng như những gì đã xảy ra ở đây.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Dòng điện trong chất điện phân, trắc nghiệm vật lý lớp 11 2022 | Mytranshop.com

3.2. Người đã đưa Barack Obama vào Nhà Trắng

Hãy thử tưởng tượng, điều gì sẽ xảy ra khi năm 2009, tổng thống Mỹ sẽ là một người khác chứ không phải là Barack Obama. Điều đó không thể nói trước điều gì nhưng có thể thể giới sẽ khác đi theo một cách nào đó nếu Obama không thắng cử.

Trong giai đoạn tranh cử, đối thủ nặng ký nhất của Barack Obama là Jack Ryan. Lúc đó, 2 người quả thật ngang tài ngang sức với nhau mà không thể nói trước ai sẽ là người đắc cử làm Tổng thống.

Tuy vậy, trước cuộc chiến căng thẳng ấy thì vô tình Jack Ryan lại bị dính vào vòng thị phi. Vụ bê bối và lối ứng xử không được đẹp với vợ mình khiến cho Jack Ryan phải dừng lại và rời khỏi cuộc đua bầu cử một cách cay đắng. Đây chính là “con bướm đập cánh” trong hiệu ứng được nhắc đến.

hiệu ứng cánh bướm

Hiệu ứng cánh bướm và những sự kiện làm thay đổi thế giới

Từ đó mà Barack Obama có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ấy và trở thành vị Tổng thống người da đen đầu tiên của nước Mỹ. Khi tại chức, Cựu tổng thống Obama đã đưa ra nhiều chính sách và sắc lệnh về quyền con người như chống phân biệt chủng tộc, hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, phúc lợi cho phụ nữ, cải tổ trên nhiều lĩnh vực về y tế, môi trường, kinh tế….

Nhờ có hiệu ứng cánh bướm mà Obama mới có thể làm Tổng thống Mỹ, tạo nên nhiều sự thay đổi vô cùng tích cực và có được một nước Mỹ như hiện nay. Thử hỏi, lúc đó nếu Jack Ryan thắng cử thì chuyện gì sẽ xảy ra với nước Mỹ bây giờ?

3.3. Sự ra đời của chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Thế giới hiện nay đang rất đau đầu với một tổ chức mới mang tên Chủ nghĩa khủng bố hiện đại. Thế nhưng đâu ai biết rằng, tổ chức này ra đời bắt nguồn từ một hiệu ứng cánh bướm là cái chết của một chú chó nhỏ bé.

Đó là vào năm 1933, Charles Hazard lúc này là một ủy viên trong hồi động bang Texas. Khi đó, ông bực bội với một chú chú của nhà hàng xóm vì nó hay đi vệ sinh bậy trong vườn nhà ông. Vì thế mà ông lên thủ đoạn để giết chết con chó.

Và thật không may chú chó ấy của Charlie Wilson. Lúc đó Charlie Wilson chỉ là một cậu bé 13 tuổi. Lúc đó, Hazard cũng sắp tái đắc cử nhưng vì Wilson đã đi đến từng nhà để kể cho họ nghe về những gì ông ấy làm với chú chó của mình. Vì thế mà kêu gọi một lượng người cho phiếu chống lại Charles Hazard.

Khi lớn lên, Charlie Wilson trở thành một đại biểu Quốc Hội và cũng là một người thuyết phục được người Mỹ giúp đỡ Afghanistan khi Chiến tranh giữa Afghanistan và Liên Xô diễn diễn ra. Từ đó mà thay đổi toàn bộ thế cục trận chiến

Từ đó mà phong trào Mujahideen của Afghanistan đã chiến thắng. Taliban và Al-Qaeda hình thành. Cũng nhờ đó mà Osama bin Laden cảm thấy đúng thời điểm để có thể tiến hành các cuộc khủng bố trên diện rộng. Cuối cùng thì nhờ có hiệu ứng là cái chết của một chú chó mà chủ nghĩa khủng bố ra đời.

4. Sự ra đời của Vật lý lượng tử hiện đại đã bác bỏ Hiệu Ứng Cánh Bướm

Những nghiên cứu gần đây về khoa học vật lý lượng tử đã cho biết Hiệu ứng cánh bướm không hoàn toàn đúng và biện chứng trong cuộc sống này.

hiệu ứng cánh bướm

Hiệu ứng cánh bướm bị bác bỏ?

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Có nên đặt bếp ở góc tường? Những lưu ý trong phong thuỷ cần biết 2022 | Mytranshop.com

Để chứng minh điều đó, các nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm đưa một quantum bit (Quantum bit được hiểu như là đối tượng dùng để truyền tải thông tin trên nền tảng lý thuyết thông tin lượng tử) về quá khứ để xem xét về vấn đề nghịch lý thời gian trong hiệu ứng cánh bướm. Kết quả cho thấy rằng “thực tế đã tự chữa lành” khi quá khứ bị thay đổi sẽ không có sự phân nhánh nghiêm trọng nào liên quan đến việc thay đổi thực tại này.

Cụ thể thì các nhà nghiên cứu đã sử dụng một bộ xử lý lượng tử IBM-Q với các cổng lượng tử nhằm mô phỏng nguyên nhân và các kết quả ngược – xuôi. Hệ thống máy tính và bộ xử lý tiêu chuẩn thì được sử dụng khái niệm ‘bit’ trong chip của chúng. Chúng được tồn tại ở hai vị trí – đó là ‘bật’ hoặc ‘tắt’. Đây chính là cấu trúc của nhị phân trong khoa học. Còn đối với máy tính lượng tử thì sử dụng ‘qubit’ chứ không phải dùng bit, nhờ đó mà các nhà khoa học có thể bật và tắt đồng thời, cũng như là ở khoảng đâu đó ở giữa bật và tắt.

Theo mô phỏng, họ đã gửi một kết quả qubit ngược thời gian. Một hoặc một nhóm đối tượng trong quá khứ sẽ thực hiện nhiệm vụ đo lường qubit, làm xáo trộn nó lên và thay đổi mối tương quan về lượng tử của nó. Điều này xảy ra bởi vì sự tiếp xúc nhẹ giữa một nguyên tử để thể hiện hành vi lượng tử và bên cạnh đó là một nguyên tử khác. Nó sẽ ngay lập tức di chuyển nguyên tử thành phần ra khỏi trạng thái lượng tử của nó.

Mô phỏng ấy sau đó đã được chạy về phía trước, nhằm mục đích đưa qubit đến hiện tại. Các nhà khoa học lúc ấy đã nhận thấy rằng, thay vì thông tin đó không thể phục hồi được do sự cố trong quá khứ đối với hành động tương tự như việc con bướm vỗ cánh thì nó lại được bảo vệ khỏi sự thay đổi. Hay ta cũng có thể nói, thực tế đã chủ động “tự chữa lành” sự cố lượng tử này.

Các nhà khoa học nhận định rằng, thực tế lý thuyết hỗn loạn trong vật lý cổ điển là lý thuyết hỗn loạn trong vật lý lượng tử hiện đại phải hiểu theo 2 cách khác nhau. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa là chứng minh chắc chắn rằng hiện tượng này là sai. Vì thế mà việc nghiên cứu vẫn chưa dừng lại tại đây.

hiệu ứng cánh bướm

Hiệu ứng cánh bướm bị bác bỏ bởi Vật lý lượng tử

Suy cho cùng, hiệu ứng cánh bướm là một lý thuyết khoa học khá thú vị, nó giải thích các hiện tượng có tính biện chứng. Tuy vậy, dưới góc nhìn của “nhân-quả” thì nó càng đúng với câu nói “gieo nhân nào thì gặt quả ấy”. Vì thế nếu muốn có một hiệu ứng cánh bướm tốt hãy là một người gieo nhân tốt để thế giới này trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết.

Cha ông ta từng có câu:“ Sức khỏe là vàng” – vì vậy Hãy cùng Elipsport bảo vệ tài sản vô giá của bạn và gia đinh bằng cách luyện tập chạy bộ mỗi ngày với máy tập chạy bộ Elipsport Lựa chọn máy chạy bộ điện Elipsport là sự tốt nhất cho sức khỏe. nếu bạn chưa đủ điêu kiện tài chính để mua máy chạy bạn có thể lựa chọn một chiếc Xe đạp tập tại nhà giá chỉ từ 1tr-5tr, hoạc mua trả góp % chỉ có tại ELipsport trên 63 tỉnh thành toàn quốc nhé.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Leave a Comment