Đau lòng bàn chân là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều vấn đề nguy hiểm khác nhau. Đó có thể là do những chấn thương hoặc do biến chứng của những căn bệnh khác. Cùng điểm qua 1 số căn bệnh nguy hiểm cần lưu ý ngay trong góc sức khỏe qua bài viết sau nhé.
Lòng bàn chân là nơi phải chịu áp lực do toàn bộ cơ thể dồn xuống trong suốt cả cuộc đời mỗi người, nhất là khi chúng ta đi bộ hay chạy bộ. Chính vì lý do này mà đôi lúc, lòng bàn chân xuất hiện cơn đau cũng là điều dễ hiểu. Đau lòng bàn chân có thể gây nên những cơn đau ở bất kỳ vị trí nào ở lòng bàn chân tùy theo tình trạng bệnh gây ra. Cùng điểm qua những chứng bệnh thường gặp gây ra chứng đau nhức lòng bàn chân với những thông tin được chia sẻ qua bài viết sau.
1. Đau lòng bàn chân là gì?
Đau lòng bàn chân là gì?
Lòng (gan) bàn chân là nơi phải chịu đựng hầu như là tất cả các áp lực của toàn bộ cơ thể trong suốt cả cuộc đời mỗi người. Đau chân có thể làm ảnh hưởng đến bất kỳ 1 cấu trúc nào của bàn chân. Đau lòng bàn chân có thể sẽ được cảm nhận ở tại phần gót chân – giữa vòm của lòng bàn chân hay cả phần ụ ngón chân.
2. Đau lòng bàn chân là dấu hiệu của bệnh gì?
- Viêm cân gan chân và viêm xương gót: Cân gan chân là 1 sợi dây chằng rộng và dày, nó chạy dọc theo lòng bàn chân (từ gót chân đến các ụ ngón chân). Dây chằng này sẽ duy trì các cấu trúc vòm cho vùng gan bàn chân. Cân gan chân có thể sẽ bị viêm khi chịu tổn thương hoặc do hoạt động quá mức, sẽ gây đau nhức gót chân.
- Đau ụ ngón chân (metatarsalgia): Cơn đau sẽ xảy ra ngay tại những vùng đệm thịt ở trong lòng bàn chân (đây là nơi chịu áp lực cao nhất môi khi chúng ta đứng cũng như di chuyển). Đau sẽ thường xuất hiện ở khớp của bàn ngón tức là khớp nối giữa các ngón chân và bàn chân. Người bệnh cũng có thể cảm nhận được những sự đau nhói, tê mỗi khi gập các ngón chân lại.
- Gãy xương cơ học/gãy xương stress: Gãy xương có thể là kết quả của những sự chấn thương trực tiếp cũng như gián tiếp. Gãy xương sẽ gây ra 1 cơn đau nhói đột ngột ở trên bàn chân hoặc đau âm ỉ và nặng dần theo thời gian.
- Hội chứng ống cổ chân (Tarsal Tunnel Syndrome): Thần kinh chày được phân phối xuống bàn chân sẽ thông qua 1 đường hầm hẹp, được tạo bởi các dây chằng và xương ở mỗi bên. Dây thần kinh này nếu như bị chèn ép cùng kích thích sẽ tạo ra 1 cảm giác ngứa ran tại gan bàn chân.
Đau ở lòng bàn chân là dấu hiệu của bệnh gì?
- Lòng bàn chân nổi mụn cóc (Plantar ward): Bệnh này bị gây ra bởi virus HPV (human papilloma virus) với dấu hiệu là những mảng da bị gồ lên dạng nốt. Nguyên nhân là do cấu trúc bề mặt da ở lòng bàn chân bị thay đổi. Khi các điểm chịu lực của bàn chân bị nổi mụn cóc, chúng có thể khiến chân bạn bị đau nhức dữ dội. Các nốt sần da là những mảng da dày lên do sự tăng sinh lớp bì dưới nhằm bảo vệ những vùng da đó tránh bị ma sát khi bạn vận động. Các nốt này có thể khiến bạn cảm thấy bị đau đớn, nhất là khi đi bộ.
- Bệnh béo phì: Cũng giống như khi bạn đi giày cao gót, béo phì cũng là một trong những lý do chính khiến bạn gặp phải tình trạng lòng bàn chân bị đau. Khi bị thừa cân, cơ thể thừa cân sẽ khiến trọng lượng dồn nhiều lên hai chân, nhất là khi bàn chân quá lớn vì nó sẽ làm lòng bàn chân bị đau nhói.
- Triệu chứng bệnh bong gân và căng cơ: Đây là những chấn thương khá phổ biến gây tác động xấu đến cơ và dây chằng. Nguyên nhân thông dụng khiến bạn mắc phải các chấn thương này có thể kể đến là sự thay đổi hướng đi và tốc độ đột ngột, bạn bị té ngã hoặc va chạm trúng chướng ngại vật trong quá trình chơi thể thao. Ngoài hiện tượng đau, chân bệnh nhân còn có nguy cơ bị bầm tím, sưng lên hoặc bị yếu đi.
- Bệnh gút là tên của một loại viêm khớp do axit uric tích tụ trong cơ. Cơn đau do bệnh gút gây ra có thể kéo dài suốt một vài ngày trong cùng một khoảng thời gian và nó thường ảnh hưởng đến các cơ của ngón chân cái. Bệnh nhân bị gút có thể thấy chân đau dữ dội, các cơ ở chân có thể sưng đỏ kể cả khi bạn đang nghỉ ngơi, không vận động.
- Bệnh tiểu đường gây biến chứng thần kinh, bàn chân của bạn sẽ bị suy giảm cảm giác như đau, nóng hay lạnh. Khi ấy, người bệnh sẽ không thể điều chỉnh tư thế bàn chân mỗi khi đứng được, dẫn đến các vị trí trên lòng bàn chân chịu áp lực nhiều, cơ và da bị biến đổi dẫn đến sự thay đổi của các khớp.
- Bệnh đau thần kinh tọa khởi nguồn từ căn bệnh thoát vị đĩa đệm khiến những cơn đau xuất hiện ở vùng cột sống thắt lưng, sau đó dây thần kinh tọa bị chèn ép và lan xuống từ 1 đến 2 chân. Tùy thuộc vào vị trí mà dây thần kinh bị tổn thương, cơn đau có thể tác động đến mặt ngoài đùi, cẳng chân hoặc cả lòng bàn chân. Đương nhiên, không phải tất cả các trường hợp bệnh nhân đau thần kinh tọa đều có cảm giác lòng bàn chân bị đau.
- Bệnh viêm khớp dạng thấp: Ở những người trong độ tuổi trung niên, chứng đau lòng bàn chân sẽ dễ gặp phải nhất, nguyên nhân là chức năng xương khớp bị suy giảm dần theo tuổi tác. Những bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở chân cũng thường xuyên gặp phải hiện tượng lòng bàn chân bị đau nhức.
3. Điều trị đau lòng bàn chân
Bạn hãy massage chân để giúp triệu chứng đau giảm nhanh
Cách chữa đau nhức bàn chân bằng việc áp dụng những việc đơn giản từ lối sống hằng ngày:
- Hãy cho đôi chân được nghỉ ngơi khi có thời gian, đặc biệt là sau mỗi hoạt động quá sức. Bạn có thể sử dụng các loại máy massage, ghế massage để đôi chân được thư giãn, thả lỏng,… Hoặc có thể chườm đá trong khoảng 20 phút sẽ giúp giảm đau – tiêu sưng.
- Mang giày thoải mái: Một đôi giày thoải mái sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc giảm áp lực lên đổi chân bạn. Thay vì mang những đôi giày cao gót cứng ngắc, bạn nên sử dụng những đôi giày thể thao, giày đế xuồng,…với chất liệu nhẹ nhàng, êm ái, thấm hút mồ hôi. Đối với đặc thù công việc phải đi giày cao gót nhiều, bạn nên mang theo 1 đôi dép êm ái để thay mỗi khi chân được rảnh.
- Tập thể dục: Hãy tập những bộ môn nhẹ nhàng, ít gây áp lực cho chân sẽ giúp điều trị tốt chứng đau nhức này.
- Dùng thuốc giảm đau: Các loại thuốc kháng viêm (không steroid) sẽ có tác dụng làm “quên” nhưng cơn đau vùng chân nhưng nếu lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể bạn.
- Nếu những cơn đau vùng bàn chân là do bệnh lý, người bệnh không nên tự tiện sử dụng thuốc mà phải được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp.
4. Cách phòng tránh chứng đau nhức lòng bàn chân
Bạn nên kiểm soát cân nặng để tránh khiến bàn chân đau nhức
- Kiểm soát cân nặng: Trọng lượng dư thừa của cơ thể sẽ làm gia tăng thêm nhiều áp lực lên bàn chân.
- Dành ra 1 khoảng thời gian nhất định để thư giãn cho đôi chân. Sau mỗi ngày làm việc mỏi mệt, nên ngâm chân vào nước ấm cùng muối – gừng hoặc 1 số nguyên liệu khác. Bạn cũng nên đầu tư 1 thiết bị massage chân hoặc ghế massage có chức năng massage chân để tăng thêm hiệu quả thư giãn cho đôi chân của bạn.
- Không vận động quá sức, không chạy nhảy quá nhiều, hoạt động chân tại địa hình cứng, hiểm trở,….
- Thường xuyên luyện tập các bài tập cho bàn chân cũng như toàn cơ thể.
- Ấn huyệt cũng là 1 phương pháp thư giãn đôi chân hiệu quả.
- Bổ sung thật đầy đủ các dưỡng chất là một trong những cách tốt nhất mang lại sức khỏe cho đôi chân bạn.
- Đều đặn tập những bài thể dục giúp tăng tính linh hoạt và sức mạnh cho khớp xương.
- Sử dụng giày thoải mái, vừa vặn với chân để giúp cả bàn chân thẳng hàng trong khi bạn đi đứng, tạo sự cân bằng cho đôi chân.
Đau ở lòng bàn chân chắc hẳn là tình trạng rất thường xảy ra khi cuộc sống hằng ngày chúng ta đều phải vận động, đi lại, chạy nhảy,… Lúc này, áp lực lên đôi chân là vô cùng lớn. Chính vì thế, chúng ta cần chuẩn bị 1 sức khỏe tốt để hạn chế việc mắc phải những chứng bệnh từ chứng đau lòng bàn chân gây ra. Hãy luôn đảm bảo cho đôi chân được nghỉ ngơi mỗi khi chúng cảm thấy mỏi mệt. Máy massage chân hiện nay đang là những thiết bị hỗ trợ thư giãn cho đôi chân vô cùng được yêu thích. Hãy đến với Tập đoàn thể thao Elipsport và lựa chọn cho bản thân 1 thiết bị thật chất lượng để chăm sóc sức khỏe cho đôi bàn chân bạn. Cùng chung tay tạo dựng nên 1 nền tảng thể lực mạnh mẽ như chiến binh với Tập đoàn thể thao Elipsport.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Lòng (gan) bàn chân là nơi phải chịu đựng hầu như là tất cả các áp lực của toàn bộ cơ thể trong suốt cả cuộc đời mỗi người. Đau chân có thể làm ảnh hưởng đến bất kỳ 1 cấu trúc nào của bàn chân. Đau lòng bàn chân có thể sẽ được cảm nhận ở tại phần gót chân – giữa vòm của lòng bàn chân hay cả phần ụ ngón chân.
Đau lòng bàn chân là do viêm cân gan chân và viêm xương gót, đau ụ ngón chân (metatarsalgia), gãy xương cơ học/gãy xương stress, lòng bàn chân nổi mụn cóc, bệnh béo phì, triệu chứng bệnh bong gân và căng cơ, bệnh gút, bệnh tiểu đường, bệnh đau thần kinh tọa, bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc do hội chứng ống cổ chân (Tarsal Tunnel Syndrome).
Bạn hãy cho đôi chân được nghỉ ngơi khi có thời gian, đặc biệt là sau mỗi hoạt động quá sức; chọn cho mình một đôi giày thoải mái và tập thể dục thường xuyên. Nếu những cơn đau vùng bàn chân là do bệnh lý, người bệnh không nên tự tiện sử dụng thuốc mà phải được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Nếu thấy nóng rát ở lòng bàn chân thì bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc bị tổn thương thần kinh ngoại biên. Một số nguyên nhân khác có thể khiến bạn bị nóng rát lòng bàn chân là thiếu vitamin B, suy giáp, mắc bệnh mãn tính hoặc do bệnh động mạch ngoại biên.
Bạn hãy kiểm soát cân nặng, dành ra 1 khoảng thời gian nhất định để thư giãn cho đôi chân, không vận động quá sức, thường xuyên luyện tập các bài tập cho bàn chân cũng như toàn cơ thể. Bổ sung thật đầy đủ các dưỡng chất là một trong những cách tốt nhất mang lại sức khỏe cho đôi chân bạn.