I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 – 1925)
1. Chính sách kinh tế mới
* Hoàn cảnh lịch sử
– Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
– Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi.
– Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế khiến nhân dân bất bình.
–> Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.
– Tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện chính sách mới cho Lê-nin đề xướng.
* Nội dung:
+ Trong nông nghiệp: ban hành thuế nông nghiệp.
– Trong công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hóa những xí nghiệp dưới 20 công nhân. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Nga.
=> Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát.
* Tác dụng – ý nghĩa
– Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế.
– Là bài học đối với công cuộc xây dựng của một số nước xã hội chủ nghĩa.
2. Liên bang Xô viết thành lập
– Tháng 12/1922 Đại hội Xô viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô).
– Gồm 4 nước cộng hòa đầu tiên là Nga, Ukraina, Bêlôruxia và Ngoại Cáp-ca-dơ. Đến năm 1940, Liên Xô gồm 15 nước cộng hòa.
II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 – 1941)
1. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên và thành tựu
* Trong công nghiệp: thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
– Sau công cuộc khôi phục kinh tế Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Kinh tế bị bao vây, kĩ thuật, thiết bị lệ thuộc nước ngoài => Đảng Cộng sản đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
– Mục đích: Đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt.
– Biện pháp:
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+ Có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn.
(1928 – 1932) và (1933 – 1937).
– Kết quả: Năm 1937 sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.
+ Trong nông nghiệp: Ưu tiên tập thể hóa nông nghiệp, đưa 93% số nông hộ với 90% diện tích đất canh tác vào nền nông nghiệp tập thể hóa.
– Văn hóa – giáo dục: Thanh toán nạn mù chữ, phát triển mạng lưới giáo dục phổ thông, phổ cập tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở ở thành phố.
* Xã hội: Cơ cấu giai cấp thay đổi xã hội chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và trí thức xã hội.
– Từ năm 1937 Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần ba, sang tháng 6/1941 Đức tấn công Liên Xô, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bị gián đoạn.
2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô
– Liên Xô đã từng bước xác lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng châu Á, châu Âu.
– Từng bước phá vỡ chính sách bao vây cấm vận, cô lập kinh tế ngoại giao của các nước đế quốc.
+ Năm 1925: Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 20 nước.
+ Năm 1933 đặt quan hệ ngoại giao với Mĩ.