I. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
1. Kháng chiến chống Tống thời tiền Lê
– Năm 980, nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.
– Trước tình hình đó Thái Hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.
– Năm 981 quân dân Đại Cồ Việt chiến đấu anh dũng,thắng lớn nhanh chóng ở vùng Đông Bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập.
2. Kháng chiến chống Tống thời Lý
– Thập kỉ 70 của thế kỉ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.
– Trước âm mưu xâm lược của quân Tống nhà Lý đã tổ chức kháng chiến.
– Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức tổ chức thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân” đem quân đánh trước chặn thế mạnh của địch.
+ Năm 1075, Quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, đánh tan các đạo quân Tống ở đây, sau đó rút về phòng thủ.
– Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.
+ Năm 1077, khoảng 30 vạn quân Tống kéo sang bị đánh bại bên bờ bắc của sông Như Nguyệt => ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.
II. Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII
– 1258 – 1288 quân Mông – Nguyên 3 lần xâm lược Đại Việt vào các năm 1258, 1285, 1287 – 1288. Giặc rất mạnh và hung bạo.
– Các vua trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.
– Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
– Tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Nguyên
– Mông bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
– Nguyên nhân:
+ Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược.
+ Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình => nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến.
III. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn
– Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.
– 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi lãnh đạo.
– Thắng lợi tiêu biểu:
+ Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Nam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng càng mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.
+ Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.
+ Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về nước.
– Đặc điểm:
+ Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.
+ Có đại bản doanh, căn cứ địa.