I. Sinh sản hữu tính là gì?
– Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới qua sự hình thành và hợp nhất 2 loại giao tử đơn bội đực và cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển và hình thành cá thể mới.
II. Các hình thức sinh sản hữu tính
1. Sinh sản hữu tính qua tiếp hợp
– Ví dụ: trùng đế dày, trùng cỏ.
2. Sinh sản hữu tính qua tự phối (tự thụ tinh)
– Ví dụ: cầu gai
– Là hình thức sinh sản gặp ở các sinh vật lưỡng tính – có sự thụ tinh giữa tinh trùng và trứng của cùng một cơ thể.
3. Sinh sản hữu tính qua giao phối
– Là hình thức sinh sản có sự tham gia của 2 cá thể đực và cái.
II. Quá trình sinh sản hữu tính
– Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau bao gồm:
+ Hình thành giao tử
+ Thụ tinh
+ Phát triển phôi thai
– Hình thành giao tử:
+ Nguồn gốc: Buồng trứng và tinh hoàn.
+ Cơ chế: Giao tử cái và giao tử đực có bộ NST đơn bội là nhờ quá trình giảm phân trong buồng trứng và tinh hoàn.
– Thụ tinh: là quá trình hợp nhất 2 loại giao tử đơn bội (n) đực và cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội.
– Phát triển phôi thai là quá trình phân chia và phân hoá tế bào để hình thành các cơ quan và cơ thể mới.
III. Thụ tinh ngoài và thụ tinh trong
1. Thụ tinh ngoài
– Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái.
2. Thụ tinh trong
– Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.
|
Thụ tinh ngoài |
Thụ tinh trong |
Khái niệm |
– Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái
|
– Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái |
Ưu điểm |
– Con cái đẻ được nhiều trứng trong cùng 1 lúc. – Không tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ tinh. – Đẻ được nhiều lứa hơn trong cùng khoảng thời gian so với thụ tinh trong. |
– Hiệu suất thụ tinh cao – Hợp tử được bảo vệ tốt, ít chịu ảnh hưởng của môi trường ngoài nên tỉ lệ hợp tử phát triển và đẻ thành con cao. |
Nhược điểm |
-Hiệu suất thụ tinh của trứng thấp – Hợp tử không được bảo vệ nên tỉ lệ phát triển và đẻ con thấp. |
– Tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ tinh. – Số lứa đẻ giảm, lượng con đẻ ít. |
IV. Đẻ trứng và đẻ con
– Đẻ con có nhiều ưu điểm hơn đẻ trứng
+ Thai được bảo vệ
+ Tỉ lệ sống cao …
|
Đẻ trứng |
Đẻ con |
Ưu điểm |
– Không mang thai nên con cái không khó khăn khi tham gia các hoạt động sống. – Trứng thường có vỏ bọc chống lại các tác nhân môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, VSV… |
– Ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích hợp với sự phát triển của thai. – Phôi thai được bảo vệ tốt nên tỉ lệ chết thai thấp. |
Nhược điểm |
– Khi môi trường bất lợi phôi phát triển kém và tỉ lệ nở thấp. – Trứng phát triển ngoài cơ thể nên dễ bị các động vật khác sử dụng làm thức ăn |
– Mang thai gây khó khăn trong hoạt động sống của động vật. – Tiêu tốn nhiều năng lựng để nuôI dưỡng thai nhi. – Sự phát triển của phôi thai phụ thuộcvào sức khoẻ của cơ thể mẹ. |