1. Nhôm oxit Al2O3
1.1. Tính chất
– Nhôm oxit là một chất rắn màu trắng, không tan và không tác dụng với nước. Nóng chảy ở nhiệt độ 2050°C.
– Al2O3 là hợp chất lưỡng tính
Al2O3 + 6HCl → 2Al2Cl3 + 3H2O
Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
Al2O3 + 2OH- + 3H2O → 2[Al(OH)4]-
1.2. Ứng dụng
– Dạng ngậm nước như boxit Al2SO3.2H2O là nguyên liệu quan trọng để sản xuất Al.
– Al2O3 khan có lẫn tạp chất như Cr2O3, ngọc có màu đỏ có tên là rubi, nếu tạp chất là TiO2, và Fe3O4, ngọc màu xanh có tên là saphia.
– Corinđon là tinh thể Al2O3 không màu, rất rắn, được dùng làm đá mài, giấy nhám
– Nhôm oxit còn được dùng trong sản xuất xúc tác hữu cơ
2. Nhôm hidroxit Al(OH)3
– Nhôm hidroxit (hay axit aluminic) là chất rắn, màu trắng, kết tủa dạng keo trong nước.
– Là hợp chất không bền với nhiệt, khi đun nóng:
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
– Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính, bị hòa tan trong axit và kiềm mạnh
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O
Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]- (hoặc AlO2-)
– Điều chế Al(OH)3
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4
Al3+ + 3OH- (vừa đủ) → Al(OH)3↓
CO2 + 2Na[Al(OH)4] → 2Al(OH)3↓ + Na2CO3 + H2O
[Al(OH)4]- + H+ (vừa đủ) → Al(OH)3↓ + H2O
3. Muối nhôm
– Muối nhôm có nhiều ứng dụng quan trọng là muối sunfat kép kali và nhôm ngậm nước (phèn chua)
K2SO4.Al(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O.
– Phèn chua được dùng nhiều trong ngành công nghiệp giấy, thuộc da, làm chất cầm màu nhuộm vải, làm trong nước,…
– Khi thay K+ trong phèn chua bằng Na+ hoặc NH4+ ta thu được phèn nhôm.