I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Huy Cận (1919-2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận
– Quê: tỉnh Hà Tĩnh
– Là một trong những nhà văn nổi tiếng của phong trào Thơ mới, đồng thời là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam
– Được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
2. Tác phẩm
– Hoàn cảnh sáng tác: giữa năm 1958, chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh đã thổi cho hồn thơ Huy Cận một cảm hứng viết về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó.
– Xuất xứ: rút ra từ tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958).
3. Bố cục: 3 phần
– Phần 1: Hai khổ đầu: Cảnh đoàn thuyền ra khơi
– Phần 2: Ba khổ tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển
– Phần 3: Hai khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Hai khổ đầu: Cảnh đoàn thuyền ra khơi
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Hát rằng : cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
* Thời gian đoàn thuyền ra khơi: ban đêm
– “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”
+ Mặt trời như hòn lửa: chỉ mặt trời lặn -> hoàng hôn, nắng tắt, buổi tối và màn đêm buông xuống
+ Sóng cài then, đêm sập cửa
-> Nghệ thuật
+ So sánh: Mặt trời – như hòn lửa
+ Ẩn dụ và cách nói hình ảnh
o Mặt trời lặn => chỉ hoàng hôn
o Sóng cài then, đêm sập cửa: chỉ màn đêm
+ Nhân hóa: “đêm sập cửa”
* Nhận xét:
=> Cảnh biển vào đêm vừa rộng lớn choáng ngợp, vừa gần gũi với con người. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi kết thúc ban ngày, hoàng hôn buông xuống, và ban đêm ập tới. Đây là khoảng thời gian khi nhiều người đã kết thúc lao động và được nghỉ ngơi, khoảng thời gian vắng lặng, yên tĩnh và cũng hết sức lãng mạn, thi vị.
=> Cách miêu tả thời gian lạ, độc đáo, sáng tạo, giàu hình ảnh, gợi sức liên tưởng cho độc giả.
* Cảnh đoàn thuyền ra khơi:
– “Lại ra khơi”: phụ từ “lại”-> sự lặp lại và tiếp diễn: Vào thời điểm đó, đoàn thuyền ra khơi đánh cá là một công việc lao động lặp đi lặp lại thường ngày và cứ thế tiếp diễn. Đây là công việc cho người dân vùng biển kiếm kế sinh nhai, duy trì cuộc sống.
– Không khí của đoàn thuyền đánh cá khi ra khơi
+ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”: khí thế lao động hòa làm một với thiên nhiên biển cả, hào hứng, khí thế, yêu đời, hình thức hóa bằng khúc hát hào sảng.
+ Hát về sự giàu có về tài nguyên của biển cả và sự ủng hộ về mặt thời tiết của thiên nhiên: cá Bạc, Cá Thu nhiều như đoàn thoi
+ Hát về tinh thần, tần suất làm việc
+ Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng: làm việc đêm ngày, đèn lưới bắt cá sáng liên tục
+ Gọi cá vào lưới -> nhân hóa
+ Tinh thần và khí thế lao động hào sảng, yêu đời, khỏe khoắn, hòa hợp với biển khơi vũ trụ
2. 4 khổ thơ tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá
Thuyền ta lướt gió với buồm trăng,
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cá đuôi em quấy trăng vàng chóe.
Đêm thuở sao lùa nước Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
*Tư thế, cách thức đánh bắt cá của đoàn thuyền:
” Thuyền ta lướt gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
+ Đoàn thuyền đánh cá lướt giữa gió và mây cao, song hành cùng với biển cả bao la rộng lớn. Thuyền ra khơi xa để đánh bắt cá. Ngư dân tung lưới để vây giăng cá như một trận địa quân sự. Người lao động cũng phải có các kĩ năng, cách thức điêu luyện như một người nghệ sĩ thực thụ.
=> Vẻ đẹp tầm vóc của người lao động trước thiên nhiên biển cả rộng lớn
* Tiếp đó những người lao động dựa vào một phần hiện thực và trí tưởng tượng để vẽ nên bức tranh thiên nhiên giàu có của biển cả với các loại cá quý: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song:
“Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”
– Nghệ thuật
+ Phép liệt kê
+ Nhân hóa cùng cách gọi trìu mến: “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”
=> Đàn cá trên biển cũng mang đến cho bức tranh thiên nhiên một vẻ đẹp rực rỡ, lỗng lẫy đến huyền hảo, đúng như một bức tranh sơn mài được sáng tạo bằng trí tượng tượng bay bổng của nhà thơ. Qua đó cho thấy được sự giàu có của mẹ thiên nhiên “biển bạc”, tạo nên đặc trưng “hơi thở” của vùng biển Hạ Long. Vẻ đẹp, sự sinh động của sự có mặt các loại cá khiến cho sao trời muốn hòa mình cùng, sao trời hạ xuống lùa nhẹ làn nước, tương tác chiêm ngưỡng các loại cá.
=> Tâm hồn nghệ sĩ, trí tưởng tượng phong phú và sự yêu thiên nhiên của ngư dân
* Người dân trân trọng, biết ơn thiên nhiên biển đã nâng đỡ và chia sẻ với con người.
“Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
– Đàn cá là quà tặng quý giá của mẹ thiên nhiên ban tặng. Sự ban tặng ngọt ngào, thiêng liêng của thiên nhiên ấm áp và cần thiết cho sự sống. Thiên nhiên (đàn cá) là nguồn thực phẩm, tạo nguồn kinh tế cho người dân, nuôi sống họ. Ngư dân trân trọng và biết ơn về điều đó!
3. Hai khổ cuối: Đoàn đánh cá trở về
– Thời gian: Bình minh đã lên: “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”
– Thành quả: kéo được nhiều cá: “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”
* Nhận xét
– Đôi bàn tay kéo lưới nhanh thoăn thoát gợi lên vẻ đẹp rắn rỏi, khỏe mạnh với những bắp tay cuồn cuộn của người dân chài khi kéo mẻ lưới đầy cá nặng. Khi mẻ lưới được kéo lên, những con cá của biển cả quẫy đuôi dưới ánh sáng của rạng đông và lóe lên màu hồng gợi khung cảnh huy hoàng, tươi đẹp
+ Câu thơ: “lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” tạo một sự nhịp nhàng, hòa hợp giữa sự lao động của con người với sự vận hành của vũ trụ
+ Hai câu cuối: “Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
=> Sự kì vĩ, tráng lệ của thiên nhiên
– Hình ảnh “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” thể hiện được khí thế lao động mạnh mẽ, sức lực vẫn dồi dào của người lao động –> Đoàn thuyền được nhân hóa, cả mặt trời cũng tham gia vào cuộc chạy đua và kết quả là con người đã chiến thắng.
– Nghệ thuật
+ Gieo vần: rạng đông – nắng hồng; gió khơi – mặt trời – màu mới – muôn dặm phơi => sự tráng lệ, kì vĩ của thiên nhiên
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
– Cảm hứng say mê, ngợi ca tinh thần lao động của con người gắn liền với cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ
– Thơ 7 chữ, nhiều khổ -> tự do, phóng khoáng, dễ dàng cho sự thể hiện ý tưởng và cảm xúc của tác giả.
– Nhịp thơ khẩn trương, mạnh mẽ, dứt khoát, sang sảng, âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
– Gieo vần “ơi” ở khổ cuối -> tạo sự kì vĩ cho thiên nhiên
– Hình ảnh thơ trữ tình, lãng mạn.
– Sử dụng dấu câu linh hoạt: dấu chấm, dấu phẩy giữa các câu ở các khổ thơ
+ Dấu phẩy thể hiện sự liệt kê, cảm xúc tuôn trào dạt dào của tác giả
+ Dấu chấm thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát và mục đích ngắt ý, chuyển ý của tác giả.
– Sử dụng một loạt các nghệ thuật: nhân hóa, so sánh, phép liệt kê
=> Sự giàu có tài nguyên biển, sự nhạy cảm tinh tế của tác giả
2. Nội dung
– Ca ngợi cuộc sống mới, con người mới, tràn ngập niềm vui phơi phói, niềm say sưa hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình.
– Ca ngợi vẻ đẹp lộng lẫy, hùng vĩ và nên thơ của thiên nhiên đất nước qua cái nhìn và tâm trạng hứng khở của nhà thơ