A. Lí thuyết
I. Vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn
– Gồm: F (Flo), Cl (Clo), Br (Brom), I (Iốt), At (Atatin – là nguyên tố phóng xạ)
– Thuộc nhóm VIIA, đứng ở cuối mỗi chu kỳ, trước các khí hiếm.
II. Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử
– Có 7 electron lớp ngoài cùng (2e ở phân lớp s và 5e ở phân lớp p);
– Cấu hình electron ở dạng tổng quát: ns2np5;
– Phân tử gồm 2 nguyên tử: X-X hay X2
– Liên kết trong phân tử X2 không bền dễ tách thành nguyên tử → halogen hoạt động hóa học mạnh để thu thêm 1e.
– Tính chất hóa học của các halogen là tính oxi hóa mạnh.
III. Sự biến đổi tính chất.
1. Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất.
Đi từ flo đến iot:
– Trạng thái tập hợp: khí → lỏng → rắn.
– Màu sắc: đậm dần.
– tos, tonc: tăng dần.
2. Sự biến đổi độ âm điện
– Độ âm điện tương đối lớn;
– Đi từ F → I độ âm điện giảm;
– F trong các hợp chất có số oxi hóa là -1, các nguyên tố còn lại ngoài mức oxi hóa là -1 còn có mức oxi hóa là +1, +3, +5, +7.
⇒ Vì Flo có độ âm điện lớn nhất chỉ hút e nên chỉ có số oxi hoá -1, các nguyên tố còn lại có thể tạo thành 1, 3, 5, 7 e độc thân ở trạng thái bị kích thích nên có thể nhường 1, 3, 5, 7 e nên ngoài số oxi hoá -1 còn có thêm số oxi hoá +1, +3, +5, +7.
3. Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất.
– Tính chất hóa học giống nhau của các đơn chất;
– Tính chất hóa học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các halogen giống nhau;
– Halogen là những phi kim điển hình, tính oxi hóa giảm từ F → I;
– Halogen oxi hóa hầu hết các kim loại tạo muối halogenua;
– Halogen oxi hóa hyđro tạo ra hợp chất khí hyđrohalogenua, thứ này tan trong nước tạo axit halogenhiđric;
B. Bài tập
Câu 1. Axit có tính chất hóa học cơ bản nào?
A. Tác dụng kim loại.
B. Tác tác dụng với bazơ.
C. Tác dụng với oxit bazơ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án D
Câu 2. Ứng dụng nào sau đây không phải của axit clohidric?
A. Dùng để điều chế các muối clorua.
B. Làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn.
C. Dùng trong chế biến thực phẩm, dược phẩm.
D. Dùng làm chất tẩy rửa.
Đáp án D
Câu 3. Dung dịch HCl tác dụng được với các hợp chất sau:
A. Cu, AgNO3. B. Al, AgNO3.
C. Ag, AgNO3. D. Al, Ba(NO3)2.
Đáp án B
Câu 4. Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được các hoá chất sau: (ở dạng dd)
A. NaCl, BaCl2, HCl. B. AgNO3, NaOH, KCl.
C. HCl, KOH, NaCl. D. HCl, H2SO4, NaOH.
Đáp án C