Trọn bộ thông tin cần biết 2022 | Mytranshop.com

Xuất huyết dưới da là hiện tượng các mạch máu bị tổn thương và vỡ ra, khiến máu thoát ra khỏi thành mạch rồi đọng lại dưới da. Với những biểu hiện cụ thể là các đốm xuất huyết màu đỏ, nâu hay tím dưới da và tạo thành chùm, giống như vết phát ban.

Xuất huyết dưới da là một tình trạng sức khỏe phổ biến và hầu hết ai cũng đã gặp vấn đề này trong đời. Chúng có thể chỉ đơn giản là sự tổn thương ở mức độ nhẹ của các mạch máu. Và có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh nghiêm trọng mà cơ thể đang mắc phải. Vì vậy, việc kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh và điều trị là vô cùng quan trọng.

xuất huyết dưới da

Những đốm xuất huyết xuất hiện trên da

1. Triệu chứng xuất huyết dưới da

Các nốt xuất huyết xuất hiện với màu sắc rõ ràng ngay dưới da bạn. Vì vậy, không khó để nhận biết bệnh. Các đốm xuất huyết xuất hiện phổ biến nhất dưới các vùng da trên thân người như tay, chân, đầu gối, lưng, cổ,…

Ngoài ra, chúng có thể xuất hiện ở mí mắt hoặc thậm chí, ở màng bên trong khoang miệng. Các đốm xuất huyết có kích thước từ chấm nhỏ cho tới mảng lớn. Các nốt xuất huyết thường lành tính. Nhưng cũng có thể là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như rối loạn đông máu.

xuất huyết dưới da

Các vết thâm trên mí mắt do tình trạng xuất huyết

2. Nguyên nhân gây xuất huyết dưới da

Tình trạng chảy máu dưới da có thể là kết quả của một số nguyên nhân phổ biến nhất sau đây, theo chia sẻ từ các bác sĩ chuyên ngành.

2.1. Nguyên nhân không đáng lo ngại

  • Do va đập vào một vật cứng khiến mạch máu bị vỡ dưới da. 
  • Cơ thể thiếu hụt lượng vitamin C cần thiết, dẫn tới hiện tượng chảy máu dưới da. Do đó, trong trường hợp này, hãy thống kê lại lượng thực phẩm của bạn có nhiều vitamin C hay không. Nếu không, hãy bắt đầu bổ sung các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn (cải kale), cải bó xôi, bông cải xanh, ổi, dâu tây, cam, chanh, bưởi,… để có được lượng vitamin C cần thiết.
  • Cơ thể dị ứng với một số thuốc, thức ăn,… Ngừng sử dụng thuốc, thức ăn và tham khảo lại thành phần trong những thực phẩm này để biết được có yếu tố gây dị ứng nào hay không.
  • Một số loại thuốc uống như aspirin, ibuprofen và thuốc làm loãng máu – có thể cản trở khả năng hình thành cục máu đông trong cơ thể bạn. Một số loại thuốc kháng sinh cũng có thể khiến bạn dễ bị bầm tím hơn bình thường. Các loại thuốc khác như steroid có thể làm cho da trở nên mỏng hơn và mạch máu dễ vỡ hơn. Điều này cũng có thể dẫn đến nhiều vết bầm tím hơn. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nhận thấy nhiều vết bầm tím xuất hiện.
  • Dễ bị chảy máu dưới da có thể là tác dụng phụ của việc tiêu thụ bạch quả, nhân sâm và tỏi. Chúng có thể làm loãng máu và khiến máu khó đông hơn sau khi bạn va vào vật gì đó.
  • Tập thể dục cường độ quá cao: có thể khiến bạn không chỉ bị đau cơ mà có thể bị rách rất nhỏ trong mạch máu. Điều đó có thể dẫn đến xuất huyết dưới da. Bạn vẫn nên tích cực hoạt động, nhưng đừng lạm dụng nó.

Xuất huyết dưới da

Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C

2.2. Nguyên nhân cảnh báo dấu hiệu bệnh lý

  • Do giảm sút lượng tiểu cầu nguyên phát, hoặc do bệnh suy nhược tiểu cầu, các bệnh về tiểu cầu khác.
  • Do cơ thể bị một số loại vi khuẩn tấn công. Điển hình có thể kể đến là vi khuẩn bạch hầu gây bệnh bạch hầu, bệnh sởi, bệnh thương hàn sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn huyết do não mô. 
  • Các bệnh lý liên quan tới sự thiếu hụt các yếu tố đông máu của huyết tương. Ví dụ như bệnh hemophiliA, B, C, giảm prothrombin, proconvertin.
  • Bệnh tiểu đường: Theo thời gian, lượng đường trong máu cao không kiểm soát được cũng có thể làm hỏng các mạch máu. Điều này có thể khiến bạn dễ bị bầm tím hơn và thời gian vết bầm tím cũng lâu lành hơn.
  • Rối loạn máu: không phổ biến và thường đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, ớn lạnh và suy nhược.
  • Gan suy yếu do uống rượu bia quá nhiều. Nếu bạn uống rượu bia thường xuyên và nhận thấy vết bầm tím thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu cho thấy gan không còn hoạt động tốt như bình thường. Nếu gan bị tổn thương, nó không tạo đủ protein để giúp máu đông. Điều đó có thể giải thích cho các vết bầm tím.
  • Ung thư: không phải là lý do dễ gây bầm tím. Nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, vết bầm đỏ hoặc tím có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Với bệnh ung thư bạch cầu, cơ thể bạn tạo ra rất nhiều tế bào bạch cầu. Các tế bào này bắt đầu lấn át các tế bào máu khác. Điều đó có thể khiến máu khó thực hiện công việc của nó và có thể dẫn đến các vết bầm tím.

Căn bệnh xuất huyết dưới da thường bị nhầm với một số hiện tượng tương tự của da như va đập, bầm tím do tổn thương ngoài da. Bạn phải liên hệ sớm với bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ sự phát triển hoặc thay đổi nào của các đốm xuất huyết trên da của mình. 

xuất huyết dưới da

Vi khuẩn bạch hầu là một nguyên nhân gây chảy máu dưới da

3. Các loại xuất huyết dưới da

Có hai loại chảy máu dưới da: không giảm tiểu cầu và giảm tiểu cầu. Xuyết huyết không giảm tiểu cầu có nghĩa là bạn có mức tiểu cầu trong máu bình thường. Xuất huyết giảm tiểu cầu có nghĩa là bạn có số lượng tiểu cầu trong máu thấp hơn bình thường.

3.1. Xuất huyết không giảm tiểu cầu

Những nguyên nhân sau đây có thể gây ra xuất huyết không giảm tiểu cầu:

  • Rối loạn các yếu tố đông máu.
  • Một số rối loạn bẩm sinh, xuất hiện tại hoặc trước khi sinh, chẳng hạn như chứng telangiectasia hoặc hội chứng Ehlers-Danlos.
  • Do tác động của một số loại thuốc, bao gồm steroid và những thuốc ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu.
  • Do cơ thể có mạch máu yếu hoặc bị viêm trong mạch máu
  • Do bệnh còi xương, hoặc cơ thể thiếu vitamin C trầm trọng.

3.2. Xuất huyết giảm tiểu cầu

Những nguyên nhân sau đây có thể gây ra xuất huyết giảm tiểu cầu:

  • Thuốc ngăn hình thành tiểu cầu hoặc cản trở quá trình đông máu bình thường.
  • Thuốc khiến cơ thể khởi động phản ứng miễn dịch chống lại tiểu cầu.
  • Do cơ thể đã truyền máu trong thời gian gần đây.
  • Rối loạn miễn dịch như ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
  • Do bị nhiễm trùng trong máu.
  • Do người bệnh bị nhiễm HIV hoặc viêm gan C hoặc một số bệnh nhiễm trùng do virus (như bệnh Epstein – Barr, rubella, cytomegalovirus).
  • Sốt đốm Rocky Mountain (nguyên nhân gây sốt do vết cắn của bọ chét).
  • Lupus ban đỏ hệ thống.

xuất huyết dưới da

Tiểu cầu bình thường (bên trái) và tiểu cầu bị giảm (bên phải)

4. Những đối tượng, yếu tố làm tăng nguy cơ xuất huyết dưới da

4.1. Trẻ em

Cả người lớn lẫn trẻ em đều có nguy cơ bị chảy máu dưới da. Trẻ em có thể bị căn bệnh này sau khi bị nhiễm một trong các loại virus kể trên đây. Thông thường, trẻ nhỏ có thể tự hồi phục hoàn toàn mà không cần can thiệp của bác sĩ hay thuốc đặc trị. Thời gian hồi phục trong vòng vài tháng kể từ khi các nốt xuất huyết xuất hiện. 

4.2. Người cao tuổi

Bạn có thể nhận thấy nhiều vết bầm tím xuất hiện nhiều hơn khi bạn hoặc người thân của bạn bắt đầu già đi. Lý do là bởi tuổi tăng dần đồng nghĩa với việc cơ thể từ từ mất lớp mỡ bên dưới da. Các mạch máu của người cao tuổi yếu đi và có thể dễ bị thương. Điều đó có nghĩa là người lớn tuổi có ít biện pháp bảo vệ hơn để làm mềm vết va đập vào bàn hoặc ghế. Tình trạng này không quá đáng lo ngại.

Ngoài ra, ở nhiều người trưởng thành, nguyên nhân dẫn tới xuất huyết dưới da thường là mãn tính. Và cần phải điều trị để giúp kiểm soát các triệu chứng và giữ số lượng tiểu cầu trong phạm vi khỏe mạnh.

xuất huyết dưới da

Ai cũng có thể bị chảy máu dưới da

4.3. Tiền sử gia đình

Cũng giống như má lúm đồng tiền, tàn nhang và tóc xoăn trong gia đình, việc bạn có dễ bị xuất huyết dưới da hay không cũng có thể xảy ra do di truyền học.

4.4. Phụ nữ

Phụ nữ cũng có xu hướng có các mạch máu mỏng manh hơn so với đàn ông, đặc biệt là trên cánh tay trên và đùi. Các mạch máu mỏng hoặc yếu có thể dễ bị thương và để lại vết tím hơn nam giới.

4.5. Người thường xuyên phơi nắng

Cháy nắng, bong tróc da và nguy cơ ung thư da không phải là mối nguy hiểm duy nhất của việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời mà không có sự che chắn. Bạn cũng có thể tìm thấy các vết màu tím trên mu bàn tay hoặc cánh tay của mình nếu là người làm việc, vận động trực tiếp dưới tia cực tím. Nhiều năm phơi nắng có thể làm suy yếu các thành mạch máu của cơ thể con người. Điều này có thể khiến chúng dễ bị tổn thương dẫn đến các vết bầm tím hơn những người khác.

5. Cách khắc phục xuất huyết dưới da tại nhà

5.1. Chườm lạnh

Chườm đá, túi đá hoặc bất cứ thứ gì đông lạnh đặt lên vết thương khi nó vừa xuất hiện sẽ giúp giảm lượng máu rò rỉ từ mạch máu vào các mô xung quanh. Chườm đá lên vết bầm mới có thể ngăn ngừa sự đổi màu nghiêm trọng.

Bạn cũng có thể chườm đá lên vết bầm tím đã hình thành trong 10 phút và 20 phút sau khi giảm dần để giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành.

Xuất huyết dưới da

Chườm túi lạnh

5.2. Nghỉ ngơi

Khi bị xuất huyết dưới da, bạn nên dừng công việc đang làm và dành một chút thời gian để nghỉ ngơi. Điều này sẽ làm chậm lưu lượng máu đến vết bầm để ngăn vết bầm trở nên nặng hơn.

Không xoa bóp hoặc chà xát vết xuất huyết vì bạn có thể làm vỡ nhiều mạch máu hơn trong quá trình này. Thay vào đó, hãy cho bản thân thời gian để cơn đau và sưng giảm bớt và chườm đá ngay lập tức nếu cần.

5.3. Áp dụng nhiệt

Khi vết bầm đã hình thành, bạn có thể chườm nóng để giúp làm sạch máu bị kẹt dưới da. Chườm nóng cũng sẽ thúc đẩy tuần hoàn và tăng lưu lượng máu.

Sử dụng đệm sưởi, chai nước nóng hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm. Điều này cũng sẽ giúp nới lỏng các cơ bị căng và giảm đau do chấn thương.

5.4. Nâng cao vị trí xuất huyết

Nâng vết thương bầm tím lên cao hơn tim. Nhờ trọng lực, điều này giúp giảm đau và thoát dịch ra khỏi vết bầm. Khi vị trí đau ở dưới mức tim, máu sẽ dễ tụ lại hơn, dẫn đến xuất hiện nhiều vết bầm tím đáng kể.

Độ cao làm giảm áp suất và độ nén. Nó cũng làm tăng lưu lượng máu trở lại tim và tránh khỏi chấn thương.

Xuất huyết dưới da

Kê cao chân bị xuất huyết dưới da

5.5. Băng vết bầm

Nếu có thể, hãy quấn vùng bị bầm tím bằng băng thun. Điều này sẽ ép các mô xung quanh vết thương, ngăn không cho các mạch máu bị rò rỉ nữa.

Khi chấn thương của bạn xảy ra, việc thêm nén có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của vết bầm, giảm đau và giảm viêm.

6. Chẩn đoán xuất huyết dưới da

Nếu bạn đã áp dụng những cách trên đây nhưng những vết bầm không cải thiện trong vòng hai tuần hoặc sẽ không biến mất. Hoặc vết xuất huyết kèm theo đau đớn và viêm nặng. Vết bầm xuất hiện dưới móng tay hoặc móng chân, ở lưng hoặc bụng và kèm theo đau dữ dội thì cần phải tới gặp bác sĩ ngay. Các bác sĩ sẽ khám da khi có những dấu hiệu nghi ngờ bạn đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

6.1. Tiền sử sức khỏe cá nhân

Hỏi về tiền sử sức khỏe cá nhân và gia đình chẳng hạn như các nốt xuất huyết xuất hiện từ khi nào. Vì vậy, ngay khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu xuất huyết bất thường, hãy ghi chép lại thời gian cũng như tình trạng xuất huyết. Để bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác nhất. 

6.2. Các xét nghiệm sinh thiết

Bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết da ngoài để xét nghiệm máu và số lượng tiểu cầu. Các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng xuất huyết dưới da của bạn có phải là kết quả của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng không.

Chẳng hạn như bệnh rối loạn tiểu cầu hoặc bệnh về máu. Mức độ tiểu cầu trong máu giúp bác sĩ có thể xác định nguyên nhân xuất huyết. Từ đó, áp dụng phương pháp điều trị tình trạng xuất huyết tốt nhất.

xuất huyết dưới da

Các bác sĩ khám da để chẩn đoán bệnh

7. Điều trị xuất huyết dưới da

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh xuất huyết mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Những người được chẩn đoán mắc bệnh XH giảm tiểu cầu nhẹ có thể tự khỏi mà không cần sự can thiệp của bác sĩ. Những bệnh nhân được xác định bị xuất huyết dưới da không thể tự khỏi sẽ được điều trị bằng thuốc.

Đôi khi, phải cắt bỏ lá lách khi cần thiết. Bạn cũng có thể được bác sĩ yêu cầu ngừng dùng các loại thuốc làm suy giảm chức năng tiểu cầu. Chẳng hạn như thuốc Aspirin, thuốc làm loãng máu và thuốc ibuprofen. 

Sau khi bắt đầu điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi số lượng tiểu cầu của bệnh nhân để xác định phương pháp đang sử dụng có hiệu quả hay không. Họ có thể thay đổi phương pháp điều trị tùy thuộc vào hiệu quả của nó.

7.1. Thuốc Corticosteroid

Bác sĩ có thể bắt đầu dùng thuốc corticosteroid cho bệnh nhân để giúp tăng số lượng tiểu cầu. Thời gian để lượng tiểu cầu của bạn trở lại mức an toàn là từ 2 – 6 tuần. Khi lượng tiểu cầu đã trở lại mức an toàn, bác sĩ sẽ cho bạn ngừng sử dụng thuốc.

Tuy vậy, dùng corticosteroid trong thời gian dài cũng có thể mang tới một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Có thể kể tới như tăng cân, đục thủy tinh thể và mất xương.

7.2. Thuốc Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch

Nếu bệnh nhân được chẩn đoán bị xuất huyết gây chảy máu nghiêm trọng, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc tiêm tĩnh mạch. Loại thuốc này được gọi là Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG). Bác sĩ cũng có thể cho bạn sử dụng thuốc IVIG trong trường hợp bạn cần tăng nhanh số lượng tiểu cầu trước khi thực hiện phẫu thuật.

Phương pháp điều trị này thường có hiệu quả trong việc tăng số lượng tiểu cầu. Tuy vậy, hiệu quả của nó thường chỉ trong thời gian ngắn. Nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn và sốt.

7.3. Một số loại thuốc điều trị khác

Các loại thuốc mới nhất được sử dụng để điều trị số lượng tiểu cầu thấp ở những người bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mãn tính là thuốc Romiplostim và Eltrombopag. Những loại thuốc này có tác dụng kích thích tủy xương sản xuất nhiều tiểu cầu hơn. Đồng thời giúp làm giảm nguy cơ bầm tím và chảy máu dưới da.

Các tác dụng phụ tiềm ẩn bao gồm: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau khớp hoặc cơ, nôn mửa, tăng nguy cơ đông máu và hội chứng suy giảm hô hấp cấp tính.

Những bệnh nhân bị ban xuất huyết giảm tiểu cầu nặng và những bệnh nhân điều trị bằng corticosteroid không hiệu quả có thể sử dụng thuốc Rituximad. Tác dụng là giúp giảm phản ứng của hệ miễn dịch. Các tác dụng phụ có thể bao gồm: huyết áp thấp, đau họng, phát ban, sốt.

7.4. Phẫu thuật cắt bỏ lá lách

Nếu thuốc không có hiệu quả trong việc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cắt bỏ lác lách. Cắt lách là một cách nhanh chóng để tăng số lượng tiểu cầu trong máu. Lý do là bởi lá lách là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc đào thải tiểu cầu.

Tuy nhiên, phương pháp cắt lách không hiệu quả ở tất cả mọi bệnh nhân. Phẫu thuật cũng đi kèm với nhiều rủi ro. Ví dụ như nguy cơ nhiễm trùng tăng vĩnh viễn. Trong trường hợp khẩn cấp, khi xuất huyết gây chảy máu nhiều, các bệnh viện sẽ tiến hành truyền các chất cô đặc tiểu cầu, corticosteroid và immunoglobulin.

xuất huyết dưới da

Bác sĩ điều trị bệnh

8. Biến chứng xuất huyết dưới da

8.1. Bệnh trở thành mãn tính

Những bệnh nhân bắt đầu điều trị sớm ngay khi mới phát bệnh hoặc một trường hợp nhẹ thường hồi phục hoàn toàn và không để lại bất kỳ biến chứng nào. Tuy nhiên, chảy máu dưới da có thể trở thành mãn tính trong những trường hợp nghiêm trọng.

8.2. Chảy máu cơ thể nghiêm trọng

Trong một số trường hợp hiếm hoi, xuất huyết giảm tiểu cầu không được điều trị kịp thời có thể khiến một người bị chảy máu quá mức ở một số bộ phận của cơ thể. Đặc biệt, nếu xuất huyết não ở mức độ nhiều có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc kịp thời phát hiện bệnh và điều trị là vô cùng quan trọng.

xuất huyết dưới da

Biến chứng xuất huyết não

Trên đây là tổng hợp đầy đủ thông tin về căn bệnh xuất huyết dưới da rất phổ biến hiện nay. Bệnh có thể được điều trị để hồi phục hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Chính vì vậy, đừng chủ quan nếu nhận thấy những vết thâm đỏ, tím hoặc nâu xuất hiện dưới da của bạn hay những người xung quanh. 

Người việt chúng ta có câu nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” hay “Có sức khoẻ là có tất cả” và một nhà hiền triết đã từng nói: “Thà làm một kẻ ăn mày khoẻ mạnh còn hơn một ông vua ốm yếu”, vì vậy chúng ta hãy cùng nhau luyện tập thể dục tại nhà mọi lúc cùng Elipsport với các dòng máy chạy bộ Elip hoặc xe đạp tập, nếu gia đình khá giả bạn hãy cân nhắc một chiếc ghế massage sau một ngày mệt nhọc để thư giãn, giảm stress để có một giấc ngủ ngon nhé.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Xuất huyết dưới da là một căn bệnh phổ biến hiện nay. Chúng có thể chỉ đơn giản là sự tổn thương ở mức độ nhẹ của các mạch máu. Và có thể tự khỏi sau một thời gian. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh nghiêm trọng mà cơ thể đang mắc phải. Vì vậy, việc kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh và điều trị là vô cùng quan trọng.

Nếu bạn đã áp dụng những cách điều trị xuất huyết dưới da tại nhà trong bài viết này nhưng những vết bầm không cải thiện trong vòng hai tuần hoặc sẽ không biến mất. Hoặc vết xuất huyết kèm theo đau đớn và viêm nặng. Vết bầm xuất hiện dưới móng tay hoặc móng chân, ở lưng hoặc bụng và kèm theo đau dữ dội thì cần phải tới gặp bác sĩ ngay.

Cũng giống như má lúm đồng tiền, tàn nhang và tóc xoăn trong gia đình, việc bạn có dễ bị xuất huyết dưới da hay không cũng có thể xảy ra do di truyền học.

Chườm đá, túi đá hoặc bất cứ thứ gì đông lạnh đặt lên vết thương khi nó vừa xuất hiện sẽ giúp giảm lượng máu rò rỉ từ mạch máu vào các mô xung quanh. Và thực hiện chườm nóng, kê cao vị trí xuất huyết như bài viết này hướng dẫn.

Trong phần lớn trường hợp, xuất huyết dưới da không phải vấn đề đáng lo. Chúng có thể tự khỏi trong khoảng 2 tuần. Nhưng đôi khi, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật. Tham khảo chi tiết để xác định trong bài viết này.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  10 cách làm môi nhỏ lại giúp môi thêm xinh xắn và quyến rũ 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment