ADN, trắc nghiệm sinh học lớp 9 2022 | Mytranshop.com

I. Cấu tạo hóa học của phân tử ADN

– ADN (axit đêôxiribônuclêic) là một loại axit nuclêic được cấu tạo từ các nguyên tố C, H,O, N và P.

– ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn có thể dài tới hàng trăm µm và khối lượng lớn đạt đến hàng triệu, hàng chục triệu đvC.

– ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit. Có 4 loại nuclêôtit là Ađênin (A), Timin (T), Guanin (G), Xitôzin (X). Mỗi nuclêôtit có kích thước 0,34 nm và có khối lượng phân tử trung bình 300đvc.

– Các nuclêôtit liên kết với nhau theo chiều dọc tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit.

=> Sự khác nhau trong thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của 4 loại nuclêôtit dẫn đến ADN có tính đa dạng và đặc thù. Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.

– ADN trong tế bào chủ yếu tập trung trong nhân và có khối lượng ổn định, đặc trưng cho mỗi loài.

II. Cấu trúc không gian của phân tử ADN

    Năm 1953, J.Oatxơn và F.Crick đã công bố mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN. Theo mô hình này:

– ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải.

– Các nuclêôtit giữa 2 mach đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (NTBS) bằng liên kết hiđrô: A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại. => Trong phân tử ADN ta có : A=T, X=G.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Spa trị nám ở đâu tốt và uy tín nhất tại TPHCM 2022 | Mytranshop.com

– ADN xoắn có tính chất chu kì. Mỗi chu kì dài 34A° gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn là 20 A°.

Leave a Comment