Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật, trắc nghiệm sinh học lớp 9 2022 | Mytranshop.com

I. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật

– Cây có tính hướng sáng. Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây:

+ Về hình thái: những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở ngọn cây. Những cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng.

+ Về hoạt động sinh lí: ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh lí của cây như quang hợp, hô hấp và khả năng hút nước của cây.

– Tùy theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng, thực vật được chia thành 2 nhóm: nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.

Những đặc điểm của cây

Cây ưa sáng

Cây ưa bóng

Đặc điểm hình thái

+ Thân cây nếu mọc riêng lẻ thường thấp, phân cành nhiều, tán rộng ; cây mọc ở nơi nhiều cây thân cây cao, mọc thẳng, cành tập trung phần ngọn, lá và cành phía dưới sớm rụng.

+ Lá nhỏ, tầng cutin dày, màu nhạt, phiến lá dày, mô dậu phát triển, lá thường xếp xiên góc.

+ Lục lạp có kích thước nhỏ.

+ Thân cây nhỏ ở dưới tán các cây khác.

+ Lá to, tầng cutin mỏng, màu đậm, phiến lá mỏng, mô dậu kém phát triển, lá thường xếp xen kẽ nhau và nằm ngang so với mặt đất.

+ Lục lạp có kích thước lớn.

Đặc điểm sinh lí

+ Cây ưa sáng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh.

+ Cây ưa bóng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới  ánh sáng yếu.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Mẫu thiết kế trang trí showroom đẹp, đơn giản, hiện đại chi phí rẻ 2022 | Mytranshop.com

II. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật

– Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống của động vật:

+ Ánh sáng giúp động vật định hướng trong không gian. Ví dụ: ánh sáng giúp ong kiếm mật hoa, giúp chim di cư.

Ong sử dụng mặt trời để báo hiệu nơi có thức ăn cho đàn

+ Ánh sáng ảnh hưởng rất rõ rệt đến quá trình sinh trưởng và phát dục ở động vật. Ví dụ: vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản.

+ Nhịp chiếu sáng ngày, đêm ảnh hưởng đến nhiều loài động vật. Ví dụ: trâu, bò, nai, ngựa,… hoạt động vào ban ngày. Ngược lại, cáo, chồn, sóc,… lại thường hoạt động vào ban đêm.

– Dựa vào sự thích nghi với điều kiện chiếu sáng, người ta phân biệt hai nhóm động vật: nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối.

+ Nhóm động vật ưa sáng: Cơ quan thị giác phát triển, từ cơ quan cảm quang của động vật bậc thấp đến mắt có cấu tạo phức tạp ở động vật bậc cao. Thân con vật thường có màu sắc, nhiều trường hợp rất sặc sỡ.

+ Nhóm động vật ưa tối: Thân có màu sẫm. Mắt có thể phát triển (cú, chim lợn…) hoặc nhỏ lại (lươn), phát triển xúc giác, có cơ quan phát sáng.

 

Leave a Comment