Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
1. Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp về 2 mặt: cường độ ánh sáng và quang phổ ánh sáng.
1.1. Cường độ ánh sáng
– Điểm bù áng sáng: là trị số ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp = cường độ hô hấp (HH).
– Điểm bão hòa ánh sáng: là trị số ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực đại.
– Khi cường độ ánh sáng tăng, cường độ ánh sáng tăng → thì cường độ quang hợp cũng tăng cho đến khi đạt tới điểm bão hòa ánh sáng.
1.2. Quang phổ ánh sáng
– Quang hợp diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím.
+ Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các aa, prôtêin.
+ Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.
2. Nồng độ CO2
– Nồng độ CO2 tăng thì cường độ tăng, sau đó tăng chậm đến trị số bão hoà CO2 .
– Nồng độ bão hoà CO2 – trị số tuyệt đối của quang hợp biến đổi tuỳ thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và các điều kiện khác (thông thường ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 sẽ thuận lợi cho quang hợp).
3. Nước
– Khi cây thiếu nước từ 40 – 60% thì quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ.
– Khi bị thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm.
4. Nhiệt độ
– Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và trong pha tối của quang hợp.
– Nhiệt độ cực đại và cực tiểu làm ngừng qunag hợp giữa các loài khác nhau là khác nhau.
5. Nguyên tố khoáng
Dinh dưỡng khoáng có ảnh hưởng nhiều mặt đến quang hợp: tham gia cấu thành nên enzim quang hợp (N, P, S) và diệp lục (Mg, N), điều tiết độ mở khí khổng cho CO2 khuếch tán vào lá (K), liên quan đến quang phân li nước (Mn, Cl)…
6. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo
– Sử dụng ánh sáng của các loại đèn thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà có mái che, trong phòng.
– Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo giúp con người khắc phục được điều kiện bất lợi của môi trường.