1. Axít:
1.1. Định nghĩa: (theo A-rê-ni-ut)
– Axít là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
Vd: HCl → H+ + Cl-
CH3COOH ⇔ CH3COO + H+.
1.2. Axít nhiều nấc:
-Axít mà 1 phân tử chỉ phân li 1 nấc ra ion H+ là axít 1 nấc.
Vd: HCl, CH3COOH , HNO3…
– Axít mà 1 phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là axít nhiều nấc.
Vd: H2SO4, H3PO4
H2SO4 → H+ + HSO4-
HSO4 ⇔ H+ + SO4 2-
H3PO4 ⇔ H+ + H2PO4-
H2PO4- ⇔ H+ + HPO4 2-
HPO4 2- ⇔ H+ + PO4 3-
2. Bazơ:
– Định nghĩa (theo thuyết a-rê-ni-út): Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-
Vd: NaOH →Na+ + OH-
KOH → K+ + OH-
3. Hiđroxít lưỡng tính:
3.1.Định nghĩa: Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ
Vd: Zn(OH)2 là hiđroxít lưỡng tính
+ Phân li kiểu bazơ:
Zn(OH)2 ⇔ Zn 2+ + 2 OH-
+ Phân li kiểu axit:
Zn(OH)2 ⇔ ZnO2 2- + 2 H+
3.2. Đặc tính của hiđroxít lưỡng tính.
– Thường gặp: Al(OH)3, Cr(OH)3, Pb(OH)2…
– Ít tan trong H2O
– Lực axít và bazơ của chúng đều yếu
4. Muối:
4.1. Định nghĩa:
Là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.
4.2. Phân loại:
– Muối axit là muối mà anion gốc axit còn có khả năng phân li ra ion H+.
Ví dụ : KHSO4, NaHCO3, NaH2PO4…
– Muối trung hòa : Là muối mà anion gốc axit không còn khả năng phân li ra ion H+.
Ví dụ : NaCl, (NH4)2SO4…
● Chú ý : Nếu anion gốc axit còn hiđro có tính axit, thì gốc này tiếp tục phân li yếu ra ion H+.
Ví dụ : NaHSO4 → Na+ + HSO4-
HSO4- → H+ + SO42-
4.3. Sự điện li của muối trong nước:
– Hầu hết muối tan đều phân li mạnh.
– Nếu gốc axít còn chứa H có tính axít thì gốc này phân ly yếu ra H+.
Vd: NaHSO3 → Na+ + HSO3-
HSO3- ⇔ H+ + SO3 2-.