Axit nuclêic, trắc nghiệm sinh học lớp 10 2022 | Mytranshop.com

6. Axit nuclêic

Có 2 loại axit nuclêic đó là: axit đêôxiribônuclêic (ADN) và axit ribônuclêic (ARN).

6.1. Axit đêôxiribônuclêic (ADN)

6.1.1. Cấu trúc của ADN

a. Cấu tạo

– ADN cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.

– ADN là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân – gồm nhiều đơn phân, mỗi đơn phân là một nuclêôtit.

– Mỗi nuclêôtit gồm:

+ 1 phân tử đường 5C: C5H10O4

+ 1 nhóm phôtphat: H3PO4

+ 1 gốc bazơnitơ (A, T, G, X).

→ Các loại nuclêôtit khác nhau chỉ khác nhau ở gốc bazơnitơ nên người ta lấy tên bazơnitơ làm tên gọi nuclêôtit.

– Các nuclêôtit  liên kết với nhau bằng các liên kết photphođieste tạo thành chuỗi polinuclêôtit.

b. Cấu trúc không gian

Theo Watson – Crick:

– Phân tử ADN gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit song song, ngược chiều, xoắn đều quanh 1 trục ( xoắn phải).

– Các nuclêôtit đối diện trên hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung bằng liên kết hiđro (A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđro).

– ADN xoắn theo chu kì. Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit và có chiều dài 34A0, đường kính là 20 A0.

6.1.2. Chức năng của ADN

– Mang thông tin di truyền: số lượng, thành phần, trình tự các nuclêôtit đặc trưng cho từng ADN.

– Bảo quản thông tin di truyền: mọi sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được các hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Thiết kế biệt thự phong cách tân cổ điển, thổi hồn vào kiến trúc Việt 2022 | Mytranshop.com

– Truyền đạt thông tin di truyền: ADN có khả năng nhân đôi.

6.2. Axit Ribônuclêic (ARN)

6.2.1. Cấu trúc của  ARN

a. Cấu tạo

– Được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học: C, H, O, N, P.

– Là đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà mỗi đơn phân là một nuclêôtit. Có 4 loại nuclêôtit A, U, G, X.

– Mỗi nuclêôtit gồm:

+ 1 phân tử đường 5C: C5H10O5

+ 1 nhóm phôtphat: H3PO4

+ 1 gốc bazơnitơ (A, U, G, X).

b. Cấu trúc không gian

– Phân tử  ARN thường có cấu trúc 1 mạch. 

– Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN  thực hiện các chức năng khác nhau:

+ ARN thông tin (mARN): có dạng mạch thẳng.

+ ARN vận chuyển (tARN): có cấu trúc mạch đơn xoắn lại tại 1 đầu tạo cấu trúc 3 thuỳ.

– ARN ribôxôm(rARN): có cấu trúc mạch đơn với nhiều vùng xoắn kép cục bộ.

6.2.2. Chức năng của  ARN    

– mARN truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm đê tổng hợp prôtêin.

– tARN vận chuyển axit amin đến ribôxôm.

– rARN cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp nên prôtêin.  

Leave a Comment