Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ – Latinh (Từ thế kỉ XIX 2022 | Mytranshop.com

I. Châu Phi

* Các đế quốc xâm lược phân chia châu Phi

– Từ giữa thế kỉ XIX thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi.

– Những năm 70 – 80 của thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.

 + Anh chiếm: Nam Phi – Ai Cập, Đông Xu-đăng, một phần Đông Phi, Kênia, Xô-ma-li, Gam-bi-a.

+ Pháp chiếm: Tây Phi, Miền xích đạo Châu Phi.

+ Đức chiếm: Camơrun, Tôgô, Tây Nam Phi, Taclaria.

+ Bỉ: Công-gô.

+ Bồ Đào Nha: Mo Dam Bích, Ănggola, và một phần Ghinê.

=> Đầu thế kỉ XX việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở Châu Phi căn bản đã hoàn thành.

 * Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Châu Phi.

Thời gian

Phong trào đấu tranh

Kết quả

1830

– Cuộc đấu tranh của áp-đen Ca-đê ở Angiêri thu hút đông đảo lực lượng tham gia.

– Pháp mất nhiều thập niên mới chinh phục được nước này.

1879 – 1882

– ở Ai Cập Atmet Arabi lãnh đạo phong trào “Ai Cập trẻ”.

– Năm 1882 các đế quốc mới ngăn chặn được phong trào.

1882 – 1898

– Mu-ha-met át-mét đã lãnh nhân dân Xu Đăng chống thực dân Anh.

– Năm 1898 phong trào bị đàn áp đẫm máu -> thất bại.

1889

– Nhân dân Ê-ti-ô-pi-a tiến hành kháng chiến chống thực dân Italia.

– Ngày 01/3/1896 Italia thất bại, Êtiôpia giữ được độc lập cùng với Libêria là những nước châu Phi giữ được độc lập ở cuối thế kỉ XIX đến XX.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Nặn mụn kiêng ăn gì? Mách nhỏ bí quyết cho các nàng 2022 | Mytranshop.com

– Kết quả: Phong trào chống thực dân của nhân dân châu Phi hầu hết thất bại.

–  Do chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp, bị thực dân đàn áp.

– Thể hiện tinh thần yêu nước, tạo tiền đề cho giai đoạn đầu thế kỉ XX.

II. Khu vực Mĩ – Latinh

– Mĩ La-tinh bao gồm toàn bộ vùng Trung và Nam châu Mĩ và quần đảo của vùng Ca-ri-bê.

– Trước khi bị xâm lược Mĩ – Latinh là khu vực có lịch sử văn hóa lâu đời, giàu tài nguyên.

 *Chế độ thực dân ở Mĩ – Latinh

– Đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mĩ – Latinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

– Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ thống trị phản động, dã man, tàn khốc.

+ Tàn sát, dồn đuổi cư dân bản địa, chiếm đất đai, lập đồn điền.

+ Đưa người châu Phi sang để khai thác tài nguyên.

=> Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra quyết liệt.

 * Phong trào đấu tranh giành độc lập

Thời gian

Tên nước

Kết quả

(Cuối XVIII)

– ở Haiti bùng nổ cuộc đấu tranh (1791).

– Năm 1803 giành thắng lợi Haiti trở thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Nam Phi. Cổ vũ phong trào đấu tranh ở Mĩ La-tinh.

20 năm đầu thế kỉ XX

– Phong trào đấu tranh nổ ra sôi nổi quyết liệt các quốc gia độc lập ở Mĩ La-tinh lần lượt hình thành.

– Các quốc gia độc lập ra đời

+ Mêhicô:1821

+ áchentina: 1816

+ Urugoay: 1828

+ Paragoay: 1811

+ Braxin:1822

+ Pê-ru: 1821

+ Colômbia: 1830

+ Ecuađo: 1830

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Dòng điện không đổi. Nguồn điện, trắc nghiệm hóa học lớp 11 2022 | Mytranshop.com

* Tình hình Mĩ – Latinh sau khi giành độc lập và chính sách bành trướng của Mĩ.

– Sau khi giành độc lập các nước Mĩ – Latinh có bước tiến bộ về kinh tế xã hội.

– Mĩ âm mưu biến Mĩ – Latinh thành “sân sau” để thiết lập nên thống trị độc quyền của Mĩ ở Mĩ – Latinh.

– Thủ đoạn thực hiện:

+ Đưa ra học thuyết “Châu Mĩ của người Mĩ”, thành lập tổ chức “Liên Mĩ”.

+ Gây chiến và hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Mĩ – Latinh.

+ Thực hiện chính sách cái gậy lớn và ngoại giao đô la để khống chế Mĩ – Latinh.

=> Mĩ – Latinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Leave a Comment