Bệnh co thắt cơ tim là gì? Cách điều trị như thế nào? 2022 | Mytranshop.com

Co thắt cơ tim là một tình trạng nguy hiểm do nhiều nguyên nhân gây ra. Chúng ta cần có hiểu biết đúng về căn bệnh này để có hướng xử lý hiệu quả. Cùng tìm hiểu về bệnh co thắt cơ tim trong bài viết sau đây của thương hiệu Elipsport nhé!

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh co thắt cơ tim có thể diễn biến xấu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cả mạng sống của người bệnh. Trang bị kiến thức chính xác về căn bệnh này sẽ giúp bạn đối mặt và phòng ngừa bệnh hiệu quả, đúng cách.

1. Bệnh co thắt cơ tim là gì?

Co thắt cơ tim (hay đau thắt ngực) là cảm giác đau ở giữa ngực. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do tắc nghẽn lưu thông mạch máu gây thiếu máu cục bộ ở cơ tim hoặc do sự co thắt của động mạch vành. 

co thắt cơ tim

Cơn co thắt ở tim thường do bệnh mạch vành gây ra

Những nguyên nhân khác của tình trạng tim bị co thắt bao gồm thiếu máu, suy tim, loạn nhịp tim. Tuy nhiên nguyên nhân chính của căn bệnh này chính là xơ vữa động mạch dẫn đến bệnh động mạch vành. 

Nhiều người thường lầm tưởng rằng cơn đau do co thắt tim thường đi kèm khi bị nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên một số trường hợp cơn nhồi máu cơ tim xảy ra mà không hề đau. Trong quá khứ, tỷ lệ tử vong do đau thắt ngực khá cao. Tuy nhiên với sự phát triển của y học hiện đại, tình trạng này đã giảm đáng kể. Hiện nay, tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm của những người bị co thắt cơ tim độ I, II và III chỉ vào khoảng 8%. 

2. Phân loại cơn co thắt cơ tim

2.1. Cơn đau thắt ổn định

Loại này thường xảy ra khi người bệnh làm việc gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi. Vì vậy nó được gọi là cơn đau thắt ngực ổn định. Cơn đau thường chỉ kéo dài từ 1 – 5 phút sau khi nghỉ ngơi. 

Với tình trạng này, người bệnh sẽ có cảm giác tim bị thắt nghẹt, bóp chặt hay đôi khi chỉ là cảm giác khó chịu trong ngực. Đồng thời hiện tượng khó thở có thể xảy ra hoặc không. Cơn đau thường bắt đầu ở khu vực trước tim, giữa ngực, sau xương ức. Sau đó nó có thể tỏa rộng đến cổ, hàm, cánh tay (phổ biến nhất là tay  trái). Đôi khi cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị. Cũng có trường hợp cơn đau ở cột sống hoặc lan ra sau lưng. Điều này khiến người bệnh lầm tưởng với đau do gai cột sống hoặc thoái hóa đốt sống.

co thắt cơ tim

Cơn co thắt tim có thể lan đến vùng tay trái

2.2. Cơn đau thắt ngực không ổn định

Trường hợp này những người bệnh có cảm giác đau rất đa dạng. Nhiều người chỉ có cảm giác khó chịu ở trong ngực. Mỗi cơn đau thường kéo dài hơn 20 phút với cường độ nặng nhẹ thay đổi thất thường. Cơn co thắt ngực trái xuất hiện ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi. Những biểu hiện kèm theo bao gồm nôn hoặc buồn nôn, vã mồ hôi, mệt mỏi không rõ lý do. Những đối tượng thường bị đau thắt ngực không ổn định bao gồm người già, phụ nữ cao tuổi và bệnh nhân tiểu đường.

3. Những nguy cơ gây nên bệnh co thắt cơ tim 

Có nhiều nguy cơ gây ra bệnh co thắt vùng cơ ở tim. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài nguyên nhân điển hình nhất:

  • Những người càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
  • Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Tiền sử gia đình: Trong gia đình có bố mẹ, anh chị, ông bà bị các bệnh tim mạch (nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 65 tuổi) thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Thói quen hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh co thắt cơ tim gấp 2 lần so với người không hút thuốc lá
  • Thói quen ít vận động hàng ngày góp phần khiến chất lượng thành mạch vành nhìn chung giảm xuống và gây nên các bệnh về tim.
  • Tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, rối loạn mỡ máu cũng là những nguyên nhân gây ra đau thắt ngực ổn định
  • Uống quá nhiều rượu bia cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra nhồi máu cơ tim, làm xuất hiện những cơn đau thắt ngực ổn định.

4. Tình trạng cơ tim co thắt có nguy hiểm không?

Bất kỳ vấn đề gì liên quan đến vùng tim thì đều nguy hiểm, trong đó là tình trạng cơ tim co thắt. Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân mắc bệnh mạch vành. Bệnh lý về tim mạch này sẽ gây đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị đúng cách.

co thắt cơ tim

Cơ tim co thắt có thể khiến bệnh nhân bị đột tử

Trong trường hợp bệnh nhân không kịp thời điều trị, bệnh có nguy cơ tiến triển thành nhồi máu cơ tim. Khi cơ tim phải luôn hoạt động ở tình trạng thiếu oxy trong một thời gian dài, bệnh có thể biến thành suy tim. Những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành cũng có nguy cơ cao bị rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, thậm chí có khả năng gây đột tử.

Vậy yếu tố nào làm tăng nguy cơ gây đau thắt ngực và tim? Có khá nhiều yếu tố nhưng những nguy cơ phổ biến là bệnh tiểu đường, hút thuốc lá, cholesterol trong máu, huyết áp cao, nồng độ triglyceride máu cao. Gia đình có tiền sử bị mắc bệnh mạch vành hoặc người cao tuổi. Chưa hết, những người bị béo phì, đối tượng ít tập thể dục, người căng thẳng cũng dễ có nguy cơ đau thắt vùng ngực hơn.

5. Chẩn đoán cơ tim đau thắt như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh cơ tim đau thắt, các bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp sau:

  • Điện tâm đồ: Đây là phương tiện đầu tiên bắt buộc phải thực hiện trong chẩn đoán bệnh mạch vành. Dựa theo điện tim, bác sĩ sẽ phát hiện những biến đổi ST chênh xuống đi ngang, sóng Q hoại tử, sóng T âm của cơn nhồi máu cơ tim cũ. Thêm vào đó, nếu có xuất hiện những biến đổi điện tim trong cơn đau thì bệnh nhân sẽ được chẩn đoán bị bệnh tim thiếu máu.
  • Điện tâm đồ gắng sức: Bác sĩ sẽ tiến hành ghi điện tâm đồ liên tục khi người bệnh hoạt động trên xe đạp hoặc thảm chạy. Nhờ đó, họ sẽ tìm kiếm nhịp tim biến đổi nếu điện tim khi nghỉ ngơi ở mức bình thường.
  • Siêu âm tim và siêu âm tim gắng sức
  • Cắt lớp vi tính đa dãy: phương pháp này sẽ xem được hình ảnh động mạch vành và đánh giá được mức độ cũng như vị trí hẹp. Tuy nhiên, trong trường hợp mạch vành bị vôi hóa nhiều thì biện pháp này cũng không chính xác.
  • Chụp động mạch vành qua da: Đây là biện pháp xâm lấn kỹ thuật cao. bác sĩ sẽ đưa một ống thông qua đường mạch máu đến các động mạch vành chụp ảnh. Nhờ đó, họ sẽ xác định được dự trữ mạch vành và mức độ hẹp qua siêu âm lòng mạch (IVUS) và đo FFR.

co thắt cơ tim

Phương pháp điện tâm đồ dùng để chẩn đoán bệnh

  • Thực hiện những xét nghiệm về men tim để loại trừ hội chứng vành cấp, xét nghiệm LDL-C, Triglyceride, glucose, HDL-C, HbA1C, chức năng gan thận để giúp chẩn đoán bệnh cũng những nguy cơ kèm theo.

6. Những biện pháp điều trị bệnh cơ tim co thắt

Việc điều trị tình trạng đau thắt ngực đồng nghĩa với quá trình chữa trị bệnh tim bị thiếu máu cục bộ. Các phương pháp bao gồm điều trị nội khoa và tái thông mạch vành bằng biện pháp can thiệp thẩm mỹ.

  • Phương pháp điều trị nội khoa
  • Kháng kết tập tiểu cầu: Bác sẽ sẽ khuyến cáo bạn sử dụng thuốc Aspirin liều thấp hoặc thay thế bằng thuốc Clopidogrel nếu cơ thể không dung nạp với aspirin.
  • Liệu pháp statin: Sử dụng các statin với công dụng làm ổn định mảng xơ vữa, có thể dùng atorvastatin, rosuvastatin…
  • Chẹn beta giao cảm: Dùng nhóm thuốc bisoprolol, metoprolol điều trị nhằm tăng khả năng gắng sức, cải thiện triệu chứng đau ngực, giảm tần số tim.
  • Nhóm thuốc nitrat như nitroglycerin có hiệu quả làm giãn mạch vành tác dụng ngắn, nhanh, được dùng để giảm cơn đau ngay khi nó xuất hiện. Một số chế phẩm đường uống như xịt, ngâm dưới lưỡi hoặc truyền tĩnh mạch với tác dụng kéo dài như ranolazine, Nicorandil cũng được sử dụng.
  • Nhóm thuốc giúp ức chế men chuyển/ ức chế thụ thể AT1 cũng được uus tiên dùng khi bệnh nhân bị tăng huyết áp, suy tim, tiểu đường kèm theo.
  • Các chỉ định giúp tái thông mạch vành ở những bệnh nhân có hệ mạch vành ổn định. Nếu điều trị nội khoa tối ưu nhưng triệu chứng không cải thiện có thể được tái thông mạch vành thông qua da hoặc dùng phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành. Các chỉ định sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.  Đôi khi, các chỉ định tái thông mạch vành cũng có thể được chỉ định ở những người bệnh bị hẹp thân chung động mạch vành trái >50%, bệnh lý 2-3 mạch vành..

7. Cách điều trị và phòng tránh bệnh co thắt cơ tim

co thắt cơ tim

Người cao tuổi nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh trong bữa ăn hàng ngày

Điều trị và phòng bệnh co thắt cơ tim cần sự phối hợp của nhiều phương pháp trong một thời gian dài. Bạn cũng không nên quá lo lắng vì hiện nay có nhiều loại thuốc dùng để chữa trị căn bệnh này. Bên cạnh đó bạn cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể như sau:

  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không bỏ thuốc giữa chừng khi không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
  • Ăn ít chất béo bão hòa như mỡ động vật. Bổ sung nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật (rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa).

  • Áp dụng chế độ ăn ít muối
  • Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác.
  • Vận động nhẹ nhàng, đặc biệt đi bộ rất có lợi cho người bệnh tim. 
  • Người bệnh cần giữ tâm trạng ổn định, hạn chế tối đa việc nóng giận, cảm xúc mạnh đột ngột.

Bệnh co thắt cơ tim có thể xảy ra thường xuyên hoặc chỉ xảy ra thỉnh thoảng. Tuy nhiên trong tất cả các trường hợp, chúng ta không được coi thường. Hãy thăm khám thường xuyên để sớm phát hiện bệnh. Nếu để bệnh kéo dài quá lâu, tính mạng của bạn có thể bị đe dọa. Bên cạnh đó, bạn đừng quên tăng cường vận động thể chất để tăng cường chức năng tim, phổi. Bạn có thể xem qua các sản phẩm máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage tại hệ thống 121 showroom của Thương hiệu Elipsport. Chúng tôi luôn hoan nghênh bạn đến tham quan và mua sắm các ngày trong tuần. 

Bệnh tim mạch là căn bệnh thường xuất hiện với những người ít vận động, mất ngủ, ăn nhiều dồ chiên sào, đồ gián, thức ăn nhanh và là căn bệnh của thời đại, gây nhiều nguy hiểm nhưng có thể được dễ dàng phòng ngừa và kiểm soát với những bài tập thể dục phù hợp. Trong đó, bài tập tốt nhất là đi bộ, chạy bộ cùng máy chạy bộ chất lượng cao Elipsport và đạp xe đạp tập. Dễ dàng chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân tại nhà. Ngoài ra để có một giấc ngủ sâu bạn cần lựa chọn một chiếc ghế mát xa toàn thân Elip để giãn và stress cũng giúp phần lớn giảm nguyên cơ bệnh tim mạnh và giảm mức độ trầm trọng của nó.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Khi tim co thắt, bạn cần cố giữ tâm trạng bình tĩnh, nới rộng quần áo ở cổ, ngực, bụng, ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái, đầu và vai được nâng đỡ, đầu gối gấp để giảm gánh nặng cho tim.

Có. Nếu người bệnh không kịp thời phát hiện, chăm sóc sức khỏe đúng cách, bệnh sẽ diễn biến phức tạp và để lại hậu quả khôn lường. Thậm chí, cơ tim có thể bị tổn thương vĩnh viễn, bệnh nhân phải chung sống với nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Chưa thể khẳng định được. Đó có thể là do hệ tim mạch (tim và mạch máu vùng ngực), hệ hô hấp (phổi, màng phổi), hệ tiêu hóa (dạ dày, thực quản), thành ngực (gồm cơ, cân cơ, xương, thần kinh…) gây ra. Bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác.

Bạn sẽ có cảm giác như đang có một áp lực rất lớn đè ép lên vùng ngực, đặc biệt là vùng ngực trái và sau xương ức, thời gian đau kéo dài từ vài phút đến vài giây. Thậm chí, cơn đau có thể lan ra cổ, hàm, vai, cánh tay hoặc vùng lưng.

Có. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân nhồi máu cơ tim không có triệu chứng bị đau thắt ngực. Bệnh thường gặp ở phụ nữ, người có đái tháo đường hoặc người trên 60 tuổi.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Thịt Bò Kỵ Rau Củ, Kỵ Món Gì? Cần Lưu Ý Gì Khi Ăn Thịt Bò 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment