Có khá nhiều căn bệnh liên quan đến miệng – họng mà bạn cần biết để kịp thời phát hiện. Bệnh nhiễm nấm Candida miệng là gì? Cách điều trị như thế nào? Bạn hãy tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết này để có thêm kiến thức về bệnh tưa miệng.
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng chủ yếu ở miệng – họng là nấm Candida. Đây là vấn đề về sức khỏe rất đáng lo ngại mà bạn không nên chủ quan. Tuy rằng chúng không xuất hiện phổ biến ở người khỏe mạnh nhưng lại tổn thương trên người có hệ miễn dịch yếu. Theo báo cáo, khoảng 1/3 số lượng người mắc HIV tiến triển được chẩn đoán bị nấm Candida miệng và cổ họng.
1. Nhiễm nấm Candida miệng họng là bệnh gì?
Tình trạng nhiễm nấm Candida miệng-họng là một căn bệnh phổ biến về miệng. Bệnh gây ra bởi nấm Candida albicans tích tụ nhiều ở niêm mạc miệng và cổ họng. Loại nấm này thường ký sinh trên da và bên trong cơ thể, nhất là nơi có điều kiện lý tưởng như cổ họng, miệng và âm đạo.
Hình ảnh nấm Candida ở miệng
Khi xâm nhập vào cơ thể, nấm Candida sẽ gây nhiều tổn thương ở nơi chúng trú ngụ. Vết thương thường có màu trắng kem. Nấm có thể lan đến những vị trí lân cận như vòm họng, nướu, amidan…
Bệnh nấm miệng Candida có gây ra biến chứng gì không? Nếu bệnh xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay người lớn thì không quá nguy hiểm. Bệnh nhân thường thấy ngứa rát hoặc đau nhức vùng tổn thương. Việc ăn uống, sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu người có hệ miễn dịch suy yếu nhiễm nấm thì có khả năng gặp vài biến chứng nghiêm trọng. Bệnh nhân ung thư, người nhiễm HIV/AIDS cần cẩn trọng khi nhiễm nấm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ lan ra toàn thân. Nấm có khả năng xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể gây suy tạng, nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong.
2. Nguyên nhân gây bệnh nhiễm nấm Candida miệng-họng
Trên thực tế thì nấm Candida luôn tồn tại trong cơ thể chúng ta. Chúng sẽ phát triển mạnh mẽ nếu gặp một số yếu tố tác động chẳng hạn như:
- Hệ miễn dịch bị ức chế hoặc suy giảm: Người già, trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém, không có khả năng chống lại vi sinh vật. Bên cạnh đó, những đối tượng dễ bị nhiễm nấm Candida miệng là người dùng phương pháp điều trị ức chế miễn dịch như ghép tạng, ung thư…
Các nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida
- Thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm nấm, mất cân bằng tự nhiên của vi sinh vật như corticosteroid dạng hít, kháng sinh hoặc prednisone…
- Người đeo răng giả, nhất là răng giả hàm trên thường xuyên bị khô miệng. Đây cũng là một nguyên nhân gây tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida.
3. Người bị nhiễm nấm Candida có triệu chứng gì?
Các vị trí bị nhiễm nấm Candida khác nhau sẽ cho triệu chứng và dấu hiệu nhận biết khác nhau. Điểm chung khi bị nhiễm nấm Candida ở miệng thường thấy là:
- Phần lưỡi, má trong, vòm họng có các đốm tổn thường màu trắng kem.
- Các vị trí tổn thương có cảm giác đau, ngứa rát, thỉnh thoảng chảy máu nhẹ.
- Không cảm nhận được vị của thức ăn khi ăn, cảm thấy đau khi nuốt.
- Khi người bệnh có dấu hiệu sốt hoặc suy đa tạng thì nấm Candida đã xâm nhập vào máu.
Khi nhận thấy vùng miệng hay họng xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê trên, bạn có thể đã bị nhiễm nấm Candida. Bạn hãy đến bác sĩ càng sớm càng tốt để thăm khám và tránh được những rủi ro đáng tiếc.
4. Nhiễm nấm Candida miệng họng ở trẻ sơ sinh có sao không?
Trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm nấm Candida ở miệng và họng
Tình trạng nấm miệng ở trẻ sơ sinh gây ra bởi nấm Candida Albicans. Loại nấm men này thường có trong khoang miệng của bé. Nấm sẽ sinh sôi nhanh chóng, gây bệnh ở vùng lưỡi và khoang miệng. Bệnh kéo dài sẽ loang ra khắp lưỡi khiến bé bị mất vị giác, biếng ăn, đau đớn, bỏ bú và quấy khóc. Trong trường hợp nấm mọc dày thì có nguy cơ lan vào đường thở khiến bé bị nấm phổi, viêm phổi. Nếu nấm lan xuống dạ dày thì bé sẽ bị tiêu chảy rất nguy hiểm.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm nấm Candida miệng
Hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên bị nhiễm nấm. Trẻ ở lứa tuổi nhỏ nên sức khỏe răng miệng thường khó chăm sóc. Mặt khác, việc cho bé xông hoặc dùng corticoid hít trong dự phòng suyễn mà không súc miệng, suy dinh dưỡng, dùng kháng sinh kéo dài cũng khiến bé bị nấm miệng. Ngoài ra, nấm cũng có thể hình thành do:
- Mẹ bị nhiễm nấm âm đạo, viêm âm đạo trong thai kỳ mà không điều trị dứt điểm có thể lây sang thai nhi. Mẹ sinh thường qua đường âm đạo sẽ khiến nấm theo chất dịch đi ra ngoài, tiếp xúc và lây trực tiếp sang bé.
- Mẹ bị nhiễm nấm và cho bé bú cũng có thể lây cho trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị dứt điểm, tình trạng bệnh sẽ truyền qua truyền lại, dai dẳng và khó điều trị.
- Khoang miệng của trẻ sơ sinh bị đóng cặn sữa sau khi bú. Nếu bé không được vệ sinh khoang miệng thường xuyên thì bệnh sẽ dễ lây lan.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhiễm nấm Candida
Không khó để nhận ra triệu chứng trẻ sơ sinh bị nhiễm Candida. Ba mẹ hãy chú ý các dấu hiệu sau:
- Nấm mọc thành nhiều mảng trắng trên bề mặt cùng một số đường nứt nhỏ trên lưỡi, mép hoặc niêm mạc miệng.
- Các đốm màu trắng ngà mọc trên mặt lưỡi rồi chuyển thành màu vàng nâu. Nấm xuất hiện trên lưỡi hoặc cả niêm mạc họng, thậm chí có thể lan đến vùng thanh quản và thanh môn.
Dấu hiệu bé bị nhiễm nấm miệng
Nấm miệng Candida ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ bị nhiễm nấm Candida sẽ biếng và bỏ ăn do đau miệng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé bị suy dinh dưỡng. Nếu mắc bệnh nặng, bé còn bị đau rát họng, ngứa ngáy, khó chịu, nôn ói.
Bệnh nhiễm nấm ở miệng trẻ sơ sinh không được chữa trị nhanh chóng có thể lan xuống niêm mạc họng, thậm chí là thanh môn và thanh quản. Nguy hiểm hơn, nấm có thể lan xuống phổi gây trở ngại đường hô hấp, xuống dạ dày gây tiêu chảy. Có khá nhiều nguy cơ khiến bé bị nhiễm nấm miệng, vì thế ba mẹ hãy chú ý chăm sóc răng miệng cho bé.
5. Phương pháp điều trị nấm Candida ở miệng
Biện pháp chẩn đoán nấm Candida miệng
- Dùng mắt thường quan sát: Bác sĩ sẽ quan sát khoang miệng của bệnh nhân để nhận biết các biểu hiện đặc trưng, nguyên nhân và tình trạng bệnh.
- Sinh thiết: Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể được yêu cầu làm sinh thiết vùng tổn thương để chẩn đoán chính xác.
- Nội soi họng hoặc quét niêm mạc.
Cần đi khám bác sĩ khi cảm thấy ngứa rát họng
Cách điều trị bệnh nhiễm nấm Candida miệng – họng
- Với lần đầu nhiễm bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc trị nấm Candida miệng như Nystatin, Fluconazole, Clotrimazole, Amphotericin B…
- Trường hợp người bệnh bị tái phát thì sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu nhằm tìm kiếm nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh.
Cách kiểm soát và hạn chế tái phát nhiễm nấm miệng
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Dùng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước muối.
- Hạn chế tiêu thụ thức ăn ngọt, nhiều đường.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, tập luyện thường xuyên nhằm tăng cường hệ miễn dịch.
- Nếu có sử dụng răng giả, người bệnh cần vệ sinh và thường xuyên khử trùng.
Nhiễm nấm Candida là một căn bệnh có thể gây biến chứng trên bệnh nhân HIV. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng nhiễm nấm Candida miệng. Khi cảm thấy bị đau xót, ngứa rát trong họng hay miệng, xuất hiện mảng bám dạng bã đậu thì bạn hãy nhanh chóng đi khám. Việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho bạn.
Hiểu biết về các kiến thức sức khỏe là điều cần thiết trong cuộc sống, đừng để sức khỏe của bạn và người thân bị ảnh hưởng chỉ vì chăm sóc sai cách do thiếu kiến thức. Bạn có biết, tập luyện thể dục thể thao là cách nâng cao sức khỏe an toàn và lành mạnh nhất? Hãy bắt đầu cải thiện sức khỏe của bạn và gia đình từ hôm nay với các thiết bị tập luyện tại nhà như may chay bo dien Elipsport, xe đạp tập hoặc thư giãn hằng ngày với ghế massage. Những sản phẩm này sẽ thay bạn chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và thể lực của cả gia đình.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Thời kỳ ủ bệnh thường không cố định; đối với bệnh nấm miệng ở trẻ em, thời gian ủ bệnh thường từ 2 đến 5 ngày.
Nấm miệng thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới nhưng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.
Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo từ rau ngót, lá chè xanh, mật ong… để điều trị nấm miệng.
Bạn hãy tiêu thụ các loại thực phẩm tốt cho tình trạng bệnh nấm miệng như sữa chua, nước chanh, bột nghệ kết hợp tiêu đen, vitamin C.
Bạn hãy kiêng ăn các thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột, hải sản, thức ăn cay nóng, thức ăn nhiều chất béo, cà phê, rượu bia, nước ngọt có gas…