Bệnh tim to là gì? Có nguy hiểm và có chữa được không? 2022 | Mytranshop.com

Bệnh tim to có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi rất được quan tâm thời gian gần đây. Chúng ta thường nghe nói “hãy mở rộng trái tim để biết mình không đơn độc”, tuy nhiên đó là mở rộng về tâm hồn thôi nhé, còn mở rộng về vật lý, điển hình là chứng tim lo thì hãy cẩn thận.

Tim mạch là một trong những căn bệnh thuộc nhóm không lây nhiễm nhưng có tỉ lệ tử vong cao nhất tại nước ta. Ban đầu là những triệu chứng nhỏ như hoa mắt, tức ngực, khó thở… nhưng lâu dần sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bệnh tim to có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao để phòng ngừa cũng như kiểm soát bệnh kịp thời nhé!

Bệnh tim to có nguy hiểm không

Bệnh tim to có nguy hiểm không?

1. Tim to là bệnh gì?

Tim là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ tuần hoàn, kích thước gần bằng một nắm tay, đảm nhiệm chức năng bơm máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng nuôi toàn bộ cơ thể, cũng như loại bỏ các chất thải. 

Cấu tạo tim gồm 4 ngăn gọi là tâm thất, thành tâm thất là bắp thịt. Tim to là bệnh mà người mắc phải có trái tim to (giãn phì đại buồng tim) có đường kính tim lớn hơn một nửa đường kính hoặc bề ngang lồng ngực do các bắp thịt ngày càng dày và to, tâm thất nhỏ lại gây cản trở hoạt động tim.

Bệnh tim to có nguy hiểm không

Hình ảnh trái tim người khỏe mạnh (bên trái) và người mắc bệnh tim to (bên phải)

2. Nguyên nhân gây bệnh tim to

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tim to, nhưng xuất phát chủ từ một dị tật bẩm sinh khiến cơ tim dày lên bất thường. Ngoài ra, người mắc các bệnh lý tim mạch cùng thường khiến tim gắng nhiều sức  hơn đều có thể gây ra chứng tim to. Nói đơn giản, giống như các bắp cơ tay và chân to ra khi tập luyện và làm việc nặng vất vả. Sau đây là những bệnh lý gây nguyên nhân bệnh tim to: 

2.1. Dị tật tim bẩm sinh

Chứng to tim bẩm sinh là một dạng chứng rối loạn tim bẩm sinh. Dị tật tim bẩm sinh sẽ gây ra triệu chứng này bao gồm:

  • Thông liên nhĩ: Khi bị thông liên nhĩ, máu sẽ từ nhĩ trái đi qua nhĩ phải và xuống thất phải. Thất phải  tiếp nhận thêm một lượng máu dần dần sẽ giãn buồng tim. Lâu dài sẽ gây suy thất phải.
  • Thông liên thất: Lỗ thông liên thất lớn làm tăng lưu lượng máu qua tim phải rôig lên phổi. Từ đó làm cho tim phải làm việc nhiều hơn bình thường. Lâu ngày tim giãn, ứ máu gây ra tình trạng suy tim.
  • Ống động mạch: Khi ống động mạch nối giữa động mạch chủ và động mạch phổi trong thai kỳ không đóng lại sau khi sinh ra. Do đó làm quá tải tuần hoàn phổi, tăng áp lực động mạch phổi và giãn động mạch phổi, thất trái, giãn nhĩ trái,.
  • Bệnh tim Ebstein hay còn gọi dị dạng van 3 lá: Dị dạng làm các lá van của van ba lá nằm thấp hơn bình thường ở tâm thất phải. Từ đó, trở thành một phần của tâm nhĩ phải và khiến tâm nhĩ phải lớn hơn so với bình thường.
  • Tứ chứng Fallot: Là sự kết hợp của 4 khuyết tật tim bẩm sinh. Hội chứng này làm thay đổi cấu trúc tim, khiến máu nghèo oxy làm tim co bóp đi đến khắp cơ quan của cơ thể.

2.2. Các bệnh lý về tim mạch 

Nguyên nhân chính phổ biến nhất của bệnh phì đại cơ tim là do bệnh sau gây ra như:  Bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh van tim…

  • Huyết áp cao: Trái tim phải gồng lên bơm máu mạnh hơn, để đưa máu đến các bộ phận khác của cơ thể. Lâu dần, sẽ làm tâm thất trái to ra và dày lên, khiến cơ tim sẽ yếu dần đi.
  • Bệnh mạch vành:  Khi có tắc hẹp mạch vành, mảng xơ vữa gây cản trở dòng máu lưu thông để nuôi tim. Lúc này, tim phải gắng sức mạnh hơn để bơm đủ máu đến phần còn lại của cơ tim, thời gian dài tim sẽ to ra.
  • Bệnh cơ tim: Các bệnh này gây tổn thương cơ tim sẽ làm thay đổi cấu trúc của tim, làm tim to ra. Cơ tim càng tổn thương tim càng yếu và khả năng bơm máu càng kém.
  • Bệnh van tim: Hẹp hở van tim làm máu chảy ngược lại buồng tim trước đó. Vì thế, tim cũng phải làm việc nhiều hơn để tống đẩy máu qua van.
  • Bệnh rối loạn nhịp tim: Nhịp tim không ổn địn khiến máu ứ lại tại tim gây ra giãn cơ tim.

3. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh tim to cao ?

Bất kể đối tượng nào cũng có thể mắc phải bệnh tim to, kể cả trẻ sơ sinh. Nhưng thường gặp nhất là ở nam giới độ tuổi 20 – 50 tuổi. Ngoài ra, những người có lối sách không lành mạnh cũng dễ mắc bệnh như:

  • Nghiện chất kích thích rượu, bia ma tuý, cocain, người đang hóa trị liệu ung thư….
  • Người bị nhiễm trùng, viêm: HIV, bạch cầu, CMV, lupus ban đỏ toàn thân, xơ cứng bì
  • Người lười vận động, béo phì.
  • Người bị cao huyết áp. 

Bệnh tim to có nguy hiểm không

Chế độ ăn uống không lành mạnh và lười tập thể dục là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim to

3. Biến chứng và triệu chứng bệnh tim to

3.1. Triệu chứng bệnh tim to

Vì không thể bơm máu cung cấp cho cơ thể đủ oxy và chất dinh dưỡng, nên người mắc bệnh tim to thường cảm thấy: Khó thở, đau tức ngực, chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh và không đều, phù nề, mệt mỏi. Khi có các triệu chứng bệnh tim bị to, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.

3.2. Biến chứng bệnh tim bị to

  • Suy tim: Lượng máu từ tâm thất trái bơm ra kém không đủ để cơ thể hoạt động bình thường.
  • Hở van tim: Van tim không đóng kín gây ra nguồn chảy ngược chiều mỗi khi tim co bóp đẩy máu ra ngoài.
  • Phù toàn thân: Tim giảm khả năng tuần hoàn khiến lượng nước dư không được đào thải qua thận, từ đó chất lỏng tích tụ gây phù chân và ứ dịch trong phổi, bụng.
  • Rối loạn nhịp tim: Điều này thúc đẩy rối loạn con đường dẫn truyền điện học, tăng nguy cơ ngưng tim và đột tử lên nhiều lần.
  • Hình thành cục máu đông: Buồng tim giãn to khiến tâm thất có máu ứ, dễ tạo thành cục máu đông. Nếu cục máu này được đưa ra ngoài, có thể làm tắc nghẽn lòng mạch, dẫn đến thiếu máu các cơ quan quan trọng, gây đột quỵ não, nhồi máu cơ tim hoặc tổn thương các cơ quan khác.

Bệnh tim to có nguy hiểm không

Đừng xem thường các dấu hiệu của bệnh tim to

4. Tim to có nguy hiểm không?

Bệnh tim to có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Phần lớn các bệnh về tim mạch nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời đều dẫn biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, bệnh tim to cũng không ngoại lệ. Theo số liệu thống kê từ Hội Tim mạch, trong 3 ca tử vong tại bệnh viện thì có 1 ca chết do bệnh về tim. Những người trên 30 tuổi mắc chứng tim to có nguy cơ cao bị đông máu, tim ngừng đập, dễ dẫn đến tử vong khi không được điều trị kịp thời. Tỉ lệ tử vong sau 5 năm phát hiện bệnh là 20%. 

5. Cách điều trị bệnh tim to thế nào? 

Việc điều trị bị bệnh tim to cần căn cứ vào nguyên nhân gây to tim và triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải. Đồng thời, cần dựa vào mức độ tăng áp động mạch phổi, phân suất tống máu là bao nhiêu. 

Thông thường, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc điều trị bệnh lý nền gây ra tim to như: Bệnh van tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành,… Các nhóm thuốc thường được kê đơn đó là: Thuốc lợi tiểu, thuốc cường tim, giãn mạch,  hạ huyết áp để làm giảm gánh nặng cho tim. Bệnh cạnh đó giúp tim co bóp và bơm máu tới nuôi cớ quan khác dễ dàng hơn.

bệnh tim to có nguy hiểm không

Phẫu thuật tim

Trong trường hợp, bệnh nhân nặng không điều trị được bằng thuốc thì buộc phải can thiệp phẫu thuật. Đây là giải pháp tối ưu giúp chuyển bệnh sang tình trạng ổn định hơn. Tùy thuốc cũng như nguyên nhân gây bệnh mà cũng có các can thiệp phẫu thuật khác nhau như:

  • Đặt stent hay nong mạch vành đối với người bệnh nhân tắc hẹp mạch vành.
  • Sửa chữa van tim hoạec thay van tim đối với bệnh nhân hẹp hở van tim.
  • Phẫu thuật ghép tim, hoặc thay tim nhân tạo với những bệnh nhân mắc suy tim nặng.

Bên cạnh phương pháp điều trị đã nêu trên, việc duy trì lối sống lành mạnh cũng được chuyên gia khuyến cáo nhằm lgiảm triệu chứng bệnh tim to.

6. Phương pháp phòng ngừa bệnh tim to

Đáp án cho câu hỏi bệnh tim to có nguy hiểm không chính là có. Bệnh tim bị to ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tính mạng. Do đó, người bệnh cần liên hệ bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn phương án điều trị và phòng ngừa thích hợp. Bên cạnh đó, bản thân người bệnh nên điều chỉnh lối sống để phòng ngừa bệnh tim bị to:

6.1. Chế độ ăn lành mạnh

Những thứ bạn đưa vào cơ thể ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe, vì thế một chế độ ăn uống khoa học là rất cần thiết, nhất là với người bệnh tim to. Hãy ưu tiên cá, rau xanh, hoa quả, đậu trong thực đơn hàng ngày để giảm nồng độ cholesterol, natri và hạ huyết áp. Chú ý hạn chế ăn mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn chiên xào và ăn giảm mặn. Thường xuyên uống nước, hạn chế đồ uống chứa cồn và caffeine.

6.2. Đảm bảo ngủ đủ giấc, thư giãn

Ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm để điều hòa nhịp tim. Trước khi đi ngủ, bạn có thể sử dụng các loại máy massage toàn thân để cơ thể được thư giãn, tạo tinh thần thoải mái. Thường xuyên thư giãn bằng cách nghe nhạc, thiền, yoga… có thể giúp điều hòa nhịp tim, tinh thần thoải mái. 

6.3. Tập thể dục thường xuyên

Bạn nên đều đặn thực hiện các bài tập cơ tim như aerobic và cardio với cường độ nhẹ, đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga với các thiết bị chuyên dụng như máy tập chạy bộ điện, xe đạp tại chỗ. Đồng thời, tránh sử dụng thuốc lá để không làm tăng áp lực lên tim và mạch máu.

Bệnh tim to có nguy hiểm không

Bạn có thể trang bị máy chạy bộ điện tại nhà để tập luyện thuận tiện hơn

Trên thực tế, nhiều người mắc bệnh tim to những vẫn sống chung với bệnh khoẻ mạnh nhờ có phương pháp điều trị phù hợp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết được bệnh tim to có nguy hiểm không và cách để bảo vệ sức khỏe bản thân cho mình và người thân. Hẹn gặp lại ở bài viết lần sau.

Bệnh tim mạch là căn bệnh thường xuất hiện với những người ít vận động, mất ngủ, ăn nhiều dồ chiên sào, đồ gián, thức ăn nhanh và là căn bệnh của thời đại, gây nhiều nguy hiểm nhưng có thể được dễ dàng phòng ngừa và kiểm soát với những bài tập thể dục phù hợp. Trong đó, bài tập tốt nhất là đi bộ, chạy bộ cùng máy chạy bộ chất lượng cao Elipsport và đạp xe đạp tập. Dễ dàng chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân tại nhà. Ngoài ra để có một giấc ngủ sâu bạn cần lựa chọn một chiếc ghế mát xa toàn thân Elip để giãn và stress cũng giúp phần lớn giảm nguyên cơ bệnh tim mạnh và giảm mức độ trầm trọng của nó.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Phần lớn các bệnh về tim mạch nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời đều dẫn  biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ tử vong cao.

Việc điều trị bị bệnh tim to cần căn cứ vào nguyên nhân gây to tim và triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải.

Bệnh nhân thường gặp nhất là ở nam giới độ tuổi 20 – 50 tuổi

Nên tập đi bộ, thiền, yoga tốt cho tim mạch nha bạn.

Nếu bệnh nhân nặng không điều trị được bằng thuốc thì buộc phải can thiệp phẫu thuật. Đây là giải pháp tối ưu giúp chuyển bệnh sang tình trạng ổn định hơn

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Tắm trắng phi thuyền ở Biên Hòa có bắt nắng lại không? 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment