Benzen và đồng đẳng, trắc nghiệm hóa học lớp 11 2022 | Mytranshop.com

A. Lý thuyết:

 

I. Cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp:

1. Cấu trúc phân tử benzen

a. Sự hình thành liên kết trong phân tử benzen

Sáu nguyên tử C trong phân tử benzen ở trạng thái lai hoá sp2 (lai hoá tam giác). Mỗi nguyên tử C sử dụng 3 obitan lai hoá để tạo liên kết s với 2 nguyên tử C bên cạnh nó và 1 nguyên tử H. Sáu obitan p còn lại của 6 nguyên tử C xen phủ bên với nhau tạo thành hệ liên hợp π chung cho cả vòng benzen. Nhờ vậy mà liên kết π ở benzen tương đối bền vững hơn so với liên kết π ở anken cũng như ở những hiđrocacbon không no khác.

Sáu nguyên tử C trong phân tử benzen tạo thành một lục giác đều. Cả 6 nguyên tử C và 6 nguyên tử H cùng nằm trên 1 mặt phẳng (gọi là mặt phẳng phân tử). Các góc hoá trị đều bằng 120o.

b. Biểu diễn cấu tạo của benzen: có 2 cách biểu diễn cấu tạo của benzen

2. Dãy đồng dẳng của benzen:

Khi thay các nguyên tử hiđro trong phân tử benzen (C6H6) bằng các nhóm ankyl, ta được ankylbenzen. Các ankylbenzen hợp thành dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là CnH2n-6 với n≥ 6.

3. Đồng phân, danh pháp:

VD: Viết các đồng phân hiđrocacbon thơm và gọi tên hợp chất có CTPT C9H12?

– Chú ý đối với tên hệ thống: Nếu vòng benzen có nhiều nhánh (thế) phải đánh số vị trí các nhóm thế sao cho tổng số vị trí các nhóm thế là nhỏ nhất. 

II. Tính chất vật lí:

– Các hiđrocacbon thơm đều là chất lỏng hoặc rắn. Có tos, tonc tăng theo M.

– Các hiđrocacbon thơm thể lỏng thường có mùi đặc trưng, nhẹ ít tan, có khả năng tan trong dung môi hữu cơ.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Cường độ chịu kéo của thép, bảng tra cường độ thép 2022 | Mytranshop.com

III. Tính chất hóa hoc:

1. Phản ứng thế:

a. Thế ở nguyên tử H của vòng benzen:

* Phản ứng với halogen.

* Phản ứng với axit nitric:

Trong điều kiện trên toluen ( hoặc các ankylbenzen ) thế chủ yếu ở vị trí ortho và para so với vị trí nhóm ankyl.

– Đối với toluen: 

Toluen có khả năng thế H ở vòng benzen dễ dàng hơn benzen 

                                                                                    (trinitrotoluen – TNT)

 Qui tắc thế: 

+) Khi ở vòng benzen đã có sẵn nhóm ankyl (hay các nhóm –OH, –NH2, –OCH3 …), phản ứng thế vào vòng sẽ dễ dàng hơn và ưu tiên xảy ra ở vị trí ortho và para.

+) Ngược lại, nếu ở vòng benzen đã có sẵn nhóm –NO2 (hoặc các nhóm –COOH, –SO3H, –CHO…) phản ứng thế vào vòng sẽ khó hơn và ưu tiên xảy ra ở vị trí meta.

b. Thế ở nguyên tử H của mạch nhánh:

2. Phản ứng cộng:

Benzen và ankylbenzen không làm mất màu dung dịch brom (không cộng với brom) như các hiđrocacbon không no. 

a. Cộng hiđro:

b. Cộng clo:

3. Phản ứng oxi hoá:

a. Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn:

Benzen không tác dụng với KMnO4 (không làm mất màu dung dịch KMnO4).

Các ankylbenzen khi đun nóng với dung dịch KMnO4 thì chỉ có nhóm ankyl bị oxi hoá. 

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Kết Hợp Nhảy Dây Và Lắc Vòng Để Giảm Cân 2022 | Mytranshop.com


b. Phản ứng oxi hoá hoàn toàn:

CnH2n -6  +  frac{3n-3}{2}O2 →  nCO2 + (n-3) H2O

IV. Điều chế và ứng dụng:

1. Điều chế

Benzen, toluen, xilen… thường tách được bằng cách chưng cất dầu mỏ và nhựa than đá. Chúng còn được điều chế từ ankan, hoặc xicloankan

CH3[CH2]4CH3  xrightarrow{t^o,,xt}  C6H6 + 4H2

CH3[CH2]5CH3  xrightarrow{t^o,,xt} C6H5CH3 + 4H2

Etylbenzen được điều chế từ benzen và etilen

C6H6 + CH2=CH2 xrightarrow{t^o,,xt} C6H5CH2CH3

2. Ứng dụng

Benzen là một trong những nguyên liệu quan trọng nhất của công nghiệp hoá hữu cơ. Nó được dùng nhiều nhất để tổng hợp các monome trong sản xuất polime làm chất dẻo, cao su, tơ sợi (chẳng hạn polistiren, cao su buna – stiren, tơ capron).

Từ benzen người ta điều chế ra nitrobenzen, anilin, phenol dùng để tổng hợp phẩm nhuộm, dược phẩm, thuốc trừ dịch hại,…

Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT (trinitrotoluen).

Benzen, toluen và các xilen còn được dùng nhiều làm dung môi.

 

B. Bài tập:

1. Dạng 1: Phản ứng thế (clo, brom, nitro hóa)

– Nhắc lại quy tắc thế vòng benzen:

+ Khi ở vòng benzen đã có sẵn nhóm ankyl (hay các nhóm –OH, –NH2, –OCH3 …), phản ứng thế vào vòng sẽ dễ dàng hơn và ưu tiên xảy ra ở vị trí ortho và para.

+ Ngược lại, nếu ở vòng benzen đã có sẵn nhóm –NO2 (hoặc các nhóm –COOH, –SO3H, –CHO…) phản ứng thế vào vòng sẽ khó hơn và ưu tiên xảy ra ở vị trí meta.

– Lưu ý điều kiện phản ứng thế brom: 

+ Điều kiện ánh sáng: thế H ở nhánh.

+ Điều kiện Fe, to: thế H ở vòng thơm.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Bệnh Động Kinh Epilepsy Là Gì? Làm Sao Để Nhận Biết Bệnh Này? 2022 | Mytranshop.com

2. Dạng 2: Phản ứng oxi hóa:

a. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn (bằng KMnO4):

– Benzen không có phản ứng oxi hóa bằng KMnO4

– Với các ankylbenzen

5C_6H_5CH_3 + 6KMnO_4 + 9H_2SO_4 rightarrow 5C_6H_5COOH + 3K_2SO_4 + 6MnSO_4 + 14H_2O

displaystyle {{C}_{6}}{{H}_{5}}{{C}_{2}}{{H}_{5}}+2KMn{{O}_{4}}+3{{H}_{2}}S{{O}_{4}} to {{C}_{6}}{{H}_{5}}COOH+HCOOH+{{K}_{2}}S{{O}_{4}}+2MnS{{O}_{4}}+4{{H}_{2}}O

b. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn:

{{C}_{n}}{{H}_{2n-6}}+frac{3n-3}{2}{{O}_{2}}xrightarrow{{{t}^{o}}}nC{{O}_{2}}+(n-3){{H}_{2}}O

– Đốt cháy đồng đẳng benzen thu được {{n}_{C{{O}_{2}}}}<{{n}_{{{H}_{2}}O}}

– Số mol ankylbenzen: {{n}_{{{C}_{n}}{{H}_{2n-6}}}}=frac{{{n}_{C{{O}_{2}}}}-{{n}_{{{H}_{2}}O}}}{3}

3. Vận dụng:

VD1: Cho 100 ml bezen (d = 0,879 g/ml) tác dụng với một lượng vừa đủ brom khan (xúc tác bột sắt, đun nóng) thu được 80 ml brombenzen (d = 1,495 g/ml). Hiệu suất brom hóa đạt là

A. 67,6%.                 B. 73,49%.                  C. 85,3%.                  D. 65,35% 

Lời giải:

{{C}_{6}}{{H}_{6}}+B{{r}_{2}}xrightarrow{Fe,{{t}^{o}}}{{C}_{6}}{{H}_{5}}-Br+HBr

{{n}_{{{C}_{6}}{{H}_{5}}Br}}=frac{80.1,495}{157}=0,7618mol{{n}_{{{C}_{6}}{{H}_{6}}}}=frac{100.0,879}{78}=frac{87,9}{78}mol

Vậy H% = 0,7618.78/87,9 = 0,676 = 67,6%. Đáp án A.

VD2: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ A, đồng đẳng của benzen thu được 10,08 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của A là

A. C9H12.                  B. C8H10.                  C. C7H8.                  D. C10H14.

Lời giải:

Gọi CTPT của A là CnH2n-6.

Khi đó {{n}_{A}}=frac{{{n}_{C{{O}_{2}}}}}{n}=frac{0,45}{n}Rightarrow {{M}_{A}}=frac{6n}{0,45}=14n-6

Rightarrow n=9Rightarrow {{C}_{9}}{{H}_{12}}. Đáp án A.

VD3: Để oxi hoá hết 10,6 gam o-xylen (1,2-đimetylbenzen) cần bao nhiêu lít dung dịch KMnO4 0,5M trong môi trường H2SO4 loãng. Giả sử dùng dư 20% so với lượng phản ứng.

A. 0,48 lít. B. 0,24 lít. C. 0,12 lít. D. 0,576 lít.

Lời giải:

5{{H}_{3}}C{{C}_{6}}{{H}_{4}}C{{H}_{3}}+12KMn{{O}_{4}}+18{{H}_{2}}S{{O}_{4}} to 5HOOC{{C}_{6}}{{H}_{4}}COOH+6{{K}_{2}}S{{O}_{4}}+12MnS{{O}_{4}}+28{{H}_{2}}O

{{n}_{o-xylen}}=frac{10,6}{106}=0,1mol; {{n}_{KMn{{O}_{4}}}}=frac{12}{5}{{n}_{o-xylen}}=0,24mol

Dùng dư 20% nên thực tế n_{KMnO_4} = 0,24 + 0,24.20% = 0,288,mol

Vậy {{V}_{text{dd}KMn{{O}_{4}}}}=frac{0,288}{0,5}=0,576l. Đáp án D.

Leave a Comment