Bị ho dai dẳng lâu ngày không khỏi phải làm sao? 2022 | Mytranshop.com

Ho là một phản ứng lâu ngày của cơ thể khi có vật lạ trong hệ hô hấp. Tuy nhiên nếu ho lâu ngày kéo dài sẽ ảnh hưởng hô hấp và cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm. Vậy bạn có biết gì căn bệnh tưởng chừng rất bình thường này không?

Thời tiết giao mùa cũng là lúc sức khỏe con người có những biểu hiện thay đổi. Tất cả đều phản ánh lên sự thay đổi của môi trường. Tình trạng ho hay xuất hiện những cơn đau đầu sẽ diễn ra thường xuyên hơn hết. Tình trạng này sẽ hết nếu được điều trị kịp thời. Tuy vậy những cơn ho lâu ngày không khỏi thì nên được lưu ý và tìm hiểu rõ nguyên nhân hơn. 

1. Nguyên nhân ho lâu ngày không khỏi

Ho lâu ngày là một tình trạng người bệnh bị ho trong thời gian dài khoảng 3 tuần nhưng không khỏi. Thậm chí sẽ không thuyên giảm sẽ khi bệnh nhân đã sử dụng thuốc. Tình trạng này lâu ngày sẽ kích thích thêm một số bệnh lý nguy hiểm khác liên quan đến đường hô hấp. 

  • Hút nhiều thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra tổn thương đến hệ hô hấp. Người hít thuốc lá thụ động cũng sẽ có những nguy cơ tương tự với người hút thuốc lá bình thường.
  • Khi các dịch dạ dày trào ngược vào thực quản sẽ gây ra ho. Chứng bệnh này sẽ thường xảy ra vào đêm ở những người vốn có thói quen ăn nhiều vào buổi tối. 
  • Viêm mũi xoang kéo dài khiến dịch viêm chảy xuống cổ họng và gây nhiễm khuẩn.
  • Một số chất độc có tác dụng kích thích cơ thể khỏi dị ứng và dẫn đến việc ho mãn tính.
  • Một số loại thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp cũng sẽ ảnh hưởng đến hô hấp và gây ho khi sử dụng. 

ho lâu ngày

Ho liên tục không khỏi do nguyên nhân gì?

2. Tình trạng ho nhiều ở người lớn có nguy hiểm không?

Hiện tượng ho có thể là phản ứng bình thường của cơ thể nhưng cũng có khả năng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng, nhất là ở trẻ em và người lớn tuổi. Trong trường hợp bạn bị ho kéo dài, khó thở, sốt, tím tái, suy kiệt thì cần phải đi xét nghiệm. Những người bị ho trên 5 ngày cần đến bác sĩ khám ngay.

Nếu như bạn bị ho kéo dài 3 tuần nhưng uống thuốc không giảm, đi kèm với các triệu chứng ho có đờm nâu gỉ vàng, sốt, thở nông, ho ra máu, đau tức ngực thì cần được bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác. Bên cạnh đó, những người bị ho có tiền sử lao phổi, hen, tăng huyết áp, đau bao tử sụt cân thì cần đến bác sĩ để điều trị tận gốc. Bạn có khả năng đã mắc bệnh viêm phổi, viêm phế quản mạn, hen, lao phổi, suy tim sung huyết, viêm amidan, viêm họng, ung thư phổi.

3. Ho lâu ngày không hết cảnh báo điều gì về sức khỏe?

Ho là một phản ứng sinh lý của cơ thể khi đứng trước một số kích thích bệnh lý. Ho sẽ là một hành động có lợi bởi nó sẽ loại trừ những vật lạ gây cản trở hô hấp. Tuy nhiên việc ho dai dẳng thì sẽ gây tổn thương đến hệ hô hấp.

3.1. Ung thư phổi

Đây là một trong những căn bệnh được nhiều nhà nghiên cứu có dấu hiệu ho mãn tính. Đây cũng là dấu hiệu để chẩn đoán sớm bệnh ung thư phổi. Người mắc bệnh này sẽ thường ho kéo dài kèm theo dịch nhầy và đau tức ngực.

3.2. Ho gà

Căn bệnh này hoàn toàn có thể xảy ra ở những người không tiêm chủng đầy đủ. Ban đầu bệnh nhân sẽ ho kèm theo triệu chứng khác. Sau đó ho tăng dần và kéo dài không khỏi.

ho lâu ngày

Ho lâu ngày không hết cảnh báo điều gì về sức khỏe? 

3.3. Viêm phổi

Khác với những bệnh khác, căn bệnh này sẽ ho vào ban đêm. Khi ho cũng thường kèm theo đờm màu xanh hoặc lẫn có máu, kéo dài trong hơn 2 tuần. Bệnh nhân khi ấy có thể cảm thấy khó thở hoặc tức ngực,… Khi bạn có những dấu hiệu này sẽ cần đi khám để tránh chuyển biến xấu.

3.4. Lao phổi

Bệnh lao phổi thường được khởi phát với những triệu chứng ho kéo dài hay tức ngực gây ra đổ mồ hôi ban đêm và suy nhược cơ thể. Vi khuẩn khi ấy sẽ gây bệnh ở khắp nơi cơ thể. Vì vậy với bệnh này sẽ cần chuẩn đoán và có sự điều trị kịp thời để tránh di căn vị trí khác trên cơ thể.

3.5. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD thường là hậu quả do hút quá nhiều thuốc. Những bệnh nhân bị COPD thường có các triệu chứng đi kèm như ho dai dẳng, đau tức ngực, khó thở, thở khò khè. Bệnh nhân thường ho nhiều vào buổi sáng và ho kèm theo chất nhầy.

3.6. Những vấn đề về tim mạch

Nhiều người gặp phải tình trạng ho khò khè, dai dẳng, khó thở khi hoạt động quá sức, cơ thể mệt mỏi, có hiện tượng giữ nước. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tim. Bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe nếu gặp tình trạng này. Phát hiện bệnh kịp thời sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh.

4. Tình trạng sức khỏe qua các triệu chứng ho

4.1. Ho khan không dứt

Ho khan chỉ tình trạng người bệnh ho không có đờm, không tiết dịch nhưng mức độ ho nhiều. Một số người bệnh có thể nuốt đờm khi ho. Nếu hiện tượng này xảy ra lâu ngày, người bệnh hãy đi khám bác sĩ vì bệnh nhân có thể bị các bệnh liên quan đến viêm thanh quản.

ho lâu ngày

Viêm thanh quản gây ho khan không dứt

4.2. Ho có đờm

Khôn giống như ho khan, ho có đờm là tình trạng bệnh nhân ho có khạc ra chất nhầy từ cổ họng. Khi ho, bệnh nhân thấy mệt mỏi, nặng ngực, khó thở. Ho có đờm có khả năng là triệu chứng của bệnh viêm họng, nhiễm trùng, ung thư thực quản, vòm họng, khí quản, thanh quản.

4.3. Ho thành từng cơn dai dẳng

Có nhiều trường hợp, bệnh nhân bị ho liên tục và dồn dập trong thời gian ngắn rồi hết, sau đó lại tiếp diễn. Đây là tình trạng ho thành từng cơn, thường gặp ở triệu chứng ho gà. Việc ho kéo dài không dứt sẽ gây tăng áp lực cho lồng ngực, máu tĩnh mạch chủ bị ùn ứ khiến tĩnh mạch cổ phồng lên khiến mặt và cổ họng bị đỏ. Việc ho quá nhiều cũng khiến người bệnh choáng váng, đau đầu, chảy nước mắt, thậm chí tức ngực, buồn nôn, bụng đau thắt do co bóp dồn dập thời gian lâu ngày.

4.4. Ho ra máu

Tình trạng ho kéo dài dai dẳng kèm theo hiện tượng ho ra máu được chia thành nhiều cấp độ từ nặng đến nhẹ. Đây là dấu hiệu cảnh báo người bệnh bị mắc viêm phổi cấp, viêm phổi mãn tính hoặc ung thư phổi.

Nếu người bệnh đang khỏe mạnh nhưng đột ngột ho ra máu hoặc sau khi hoạt động mạnh thì có thể bị mắc bệnh lao. Nếu triệu chứng ho ra máu đi kèm với sốt nhẹ về chiều, ho kéo dài, sút cân thì càng chắc chắn bệnh nhân mắc bệnh lao.

5. Điều trị ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi hiệu quả

Khi ho lâu ngày kéo dài, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán sớm bệnh lý. Ngoài ra để điều trị hiệu quả thì bạn nên biết được nguyên nhân để có một số phương pháp điều trị phù hợp. Một số loại thuốc có thể sử dụng trong chứng ho kéo dài:

  • Thuốc chống sung huyết: khi ho do chảy dịch vào họng và ho do bị kích ứng chất dịch đường hô hấp.
  • Thuốc trị hen dạng xịt giúp làm giãn khí quản và giảm viêm. Có hiệu quả tốt trong điều trị ho do hen phế quản. 
  • Thuốc giảm ho và long đờm được dùng khi không tìm ra được nguyên nhân và giảm thiểu ho gây ảnh hưởng giấc ngủ. 
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ dạng khí dung điều trị ho do nhiễm trùng hoặc viêm đường hô hấp trên.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi và làm sạch các vật lạ trong mũi. 

ho lâu ngày

Cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Người bệnh chỉ được dùng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc về dùng nếu chưa được thăm khám. Trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh không nên sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích, không uống nước đá lạnh hoặc ăn thức ăn cay nóng, khô cứng, nhiều dầu mỡ để tránh làm tổn thương niêm mạc.

Đã có nhiều trường hợp dù uống kháng sinh nhưng vẫn không khắc phục được triệu chứng ho kéo dài. Nguyên nhân có thể là do người bệnh lạm dụng thuốc hoặc không uống đủ liều lượng như bác sĩ đã kê đơn. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng tinh thần, làm việc quá sức, uống thiếu nước và sống trong môi trường khói bụi cũng khiến người bệnh không thể khỏi được. Bạn hãy có chế độ sinh hoạt lành mạnh, uống thuốc đúng cách, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để nhanh hết bệnh.

6. Cần lưu ý khi sử dụng thuốc trị ho?

  • Bạn không nên dùng thuốc làm loãng và tan đờm vào buổi tối. Nguyên nhân là khi đi ngủ, các nhung mao ở niêm mạc phế quản sẽ hoạt động giảm đi, bệnh nhân dễ bị ứ đọng đờm trong phổi.
  • Chỉ sử dụng thuốc ho cho các trường hợp bị ho khan, không dùng trong trường hợp ho có đờm hoặc có triệu chứng suy hô hấp. Bạn chỉ nên dùng thuốc ho với liều thấp nhất có tác dụng, sử dụng trong khoảng thời gian càng ngắn càng tốt nhằm làm hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
  • Thuốc ho có tác dụng làm giảm ho nên chỉ thích hợp sử dụng khi bị ho khan và kích thích gây khó chịu. Nếu như bệnh nhân ho có đờm, bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng thuốc làm tan hoặc loãng đờm. Người bệnh không dùng thuốc trị ho kết hợp với thuốc long đờm vì đờm sẽ tiết nhiều hơn, trong khi đó phản xạ ho đã giảm đi khiến bệnh nhân khó khạc đờm ra ngoài.

7. Phòng ngừa ho lâu ngày tái phát

ho lâu ngày

Các biện pháp ngừa ho lâu ngày tái phát

  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, lưu ý chỉ nên uống nước ấm.
  • Đầu tiên là bạn không nên hút thuốc lá và hạn chế tình trạng hút thuốc lá thụ động.
  • Tránh được những tác nhân gây kích ứng như khói bụi, không khí ẩm hay nhiệt độ thay đổi đột ngột. Ngoài ra những lông vật nuôi trong nhà cũng nên được dọn dẹp bớt.
  • Điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày và hạn chế việc ăn nhiều trước khi đi ngủ.
  • Có một chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học. Bên cạnh đó bạn cũng phải kết hợp luyện tập thể dục như chạy bộ, sử dụng xe đạp tập để nâng cao đề kháng.
  • Tiêm phòng vacxin một số căn bệnh gây truyền nhiễm trong đường hô hấp.

Phòng ngừa những tác nhân gây nên ho lâu ngày chính là một biện pháp giúp bạn ngăn ngừa bệnh đường hô hấp nguy hiểm. Khi các triệu chứng ho ra máu hay tức ngực xuất hiện bạn nên gặp qua bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Không chỉ vậy thì việc luyện tập thể dục với máy chạy bộ điện hay xe đạp tập cũng sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Truy cập thêm một số biện pháp phòng ngừa bệnh, chăm sóc sức khỏe khác được cập nhật hàng ngày tại elipsport.vn nhé!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Ho lâu ngày là một tình trạng người bệnh bị ho trong thời gian dài khoảng 3 tuần nhưng không khỏi. Thậm chí sẽ không thuyên giảm sẽ khi bệnh nhân đã sử dụng thuốc. Tình trạng này lâu ngày sẽ kích thích thêm một số bệnh lý nguy hiểm khác liên quan đến đường hô hấp.

Ho dai dẳng thì sẽ gây tổn thương đến hệ hô hấp và là biểu hiện của ung thư phổi, ho gà, viêm phổi,…

Bệnh lao phổi thường được khởi phát với những triệu chứng ho kéo dài hay tức ngực gây ra đổ mồ hôi ban đêm và suy nhược cơ thể. Đây là căn bệnh nguy hiểm, cần chuẩn đoán và có sự điều trị kịp thời để tránh di căn đến vị trí khác trên cơ thể.

Nếu đã điều trị ho lâu ngày bằng kháng sinh mà 7-10 ngày vẫn không khỏi, không giảm cơn ho thì bệnh nhân bắt buộc phải đến bệnh viện thăm khám lại.

Có. Bệnh trào ngược dạ dày sẽ gây nên cơn ho kéo dài. Một đợt ho của bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản có thể lên đến trên 8 tuần.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Bản vẽ chi tiết nhà cấp 4 mái thái 3 phòng ngủ 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment