Bụng cồn cào khi mang thai có phải vì đói? 2022 | Mytranshop.com

Mang thai là một hành trình kỳ diệu và mẹ sẽ nhận ra có khá nhiều điều mới lạ xảy đến với cơ thể mình. Bụng cồn cào khi mang thai có phải vì đói không? Bài viết này sẽ mang đến những thông tin giúp mẹ trả lời băn khoăn đó!

Khi mang thai, đôi lúc mẹ sẽ cảm thấy lo lắng khi đột nhiên bụng bị cồn cào. Đây thực chất không phải là vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng mẹ cũng nên hiểu rõ nguyên nhân để có cách khắc phục vấn đề sớm. Tuy rằng đây không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng không phải mẹ bầu nào cũng xuất hiện hiện tượng này. Có rất nhiều nguyên nhân làm bụng cồn cào khi mang thai nhưng phần lớn đều có liên quan đến khẩu phần dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ. Vậy vì sao lại có tình trạng này và nên khắc phục thế nào? Mẹ hãy tham khảo bài viết sau nhé!

1. Vì sao mẹ cảm thấy bụng cồn cào khi mang thai?

bụng cồn cào khi mang thai

Vì sao mẹ cảm thấy bụng cồn cào khi mang thai?

Nguyên nhân hàng đầu lý giải cho hiện tượng bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu ở mẹ bầu chính là do bé bị đói. Khi bé đói, mẹ cũng cảm thấy bụng bị cồn cào và đây là lúc mẹ cần dùng bữa càng sớm càng tốt hoặc mẹ nên nạp các món ăn vặt cho bà bầu để cơn đói bị khống chế tạm thời. Nếu để bụng đói quá lâu, bé sẽ có nguy cơ mắc béo phì sau khi sinh ra, nguyên do là vì cơ thể của bé đã hình thành thói quen tích trữ chất béo.

Một điều phụ nữ nào khi làm mẹ cũng cần biết là khi bé càng lớn thì lượng thức ăn mẹ cần phải tiêu thụ sẽ càng nhiều. Khi đến tam cá nguyệt thứ hai, mẹ sẽ cảm thấy rất nhanh đói vì đây là giai đoạn bé phát triển mạnh. Chính vì vậy, mẹ hãy thường xuyên lắng nghe cơ thể mình để kịp thời cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của bé, đảm bảo con khỏe mạnh và bình an chào đời.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Chất điện giải là gì? Hiện tượng rối loạn chất điện giải 2022 | Mytranshop.com

Ngoài ra, bụng cồn cào khi mang thai còn có thể do một số các nguyên nhân khác như uống quá nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, ăn quá nhanh, ăn ít, hormone nội tiết tố thay đổi, cơ thể thiếu chất xơ hoặc thần kinh căng thẳng.

2. Làm thế nào để chấm dứt tình trạng bụng cồn cào?

bụng cồn cào khi mang thai

Làm thế nào để hết cảm giác cồn cào khi mang thai?

Bụng cồn cào khi mang thai có phải vì đói không? Phần lớn nguyên nhân khiến bụng mẹ cồn cào là do chế độ dinh dưỡng của mẹ không hợp lý. Dưới đây là một số hướng giải quyết để khắc phục hiện tượng xót ruột khi mang thai ở mẹ:

2.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Nếu mẹ thiết lập được khẩu phần dinh dưỡng hợp lý thì sẽ đánh bay cảm giác thèm ăn ở dạ dày. Ngoài bữa ăn chính, mẹ bầu hãy tăng thêm 1 đến 2 bữa phụ mỗi ngày để tránh tình trạng xót ruột, đói bụng.

2.2. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày

Nếu có thể, mẹ hãy chia 3 bữa ăn chính trong ngày thành 5 đến 6 bữa ăn phụ với thành phần dưỡng chất đầy đủ bao gồm tinh bột, vitamin, protein và khoáng chất.

2.3. Ăn chậm nhai kỹ

“Nhai kỹ no lâu, cày sâu cuốc bẫm”, câu tục ngữ này không bao giờ sai. Chẳng những tốt cho sức khỏe mẹ bầu mà việc ăn chậm nhai kỹ còn hỗ trợ mẹ giảm cân sau sinh hiệu quả. Nếu mẹ nhai kỹ khi ăn, nước bọt từ khoang miệng có chứa enzyme tiêu hóa sẽ tiết ra giúp tiêu hóa bớt một lượng thức ăn, từ đó dạ dày sẽ giảm bớt gánh nặng.

Xem thêm: Thực đơn giảm cân sau sinh hiệu quả mà vẫn đủ sữa cho bé

2.4. Uống nước đúng cách

Mẹ không nên cung cấp quá nhiều nước cho cơ thể. Mỗi ngày, mẹ uống trúng bình từ 2.5 đến 3 lít nước là hợp lý. Bên cạnh đó, mẹ đừng nên uống nước trước và ngay sau khi ăn xong để hạn chế cảm giác sôi bụng.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  NST giới tính, trắc nghiệm sinh học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

2.5. Bổ sung chất xơ để tránh bụng cồn cào buồn nôn khi mang thai

Mẹ bầu nên bổ sung chất xơ từ rau củ quả và trái cây vào chế độ ăn uống. Phương pháp này vô cùng lý tưởng và tuyệt vời để loại bỏ hiện tượng khó tiêu, táo bón và cồn cào ruột khi mang thai.

3. Bà bầu bị cồn cào ruột khi mang thai có ảnh hưởng đến bé không?

bụng cồn cào khi mang thai

Bụng cồn cào có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu tình trạng bụng cồn cào khi mang thai xuất hiện lần đầu ở mẹ thì mẹ hãy yên tâm vì đây chỉ là hiện tượng bình thường, không nên quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu thường xuyên rơi vào tình trạng này, mẹ có nguy cơ gặp vấn đề về bao tử, quá trình tiêu hóa thức ăn kém, không đủ dinh dưỡng cho cả hai mẹ con khiến sức khỏe của cả mẹ và bé yêu đều không tốt. Mẹ nên đi khám bác sĩ nếu thấy bất thường trên cơ thể.

4. Những lưu ý khi mẹ bị bụng cồn cào

Khi bé càng lớn, mẹ càng cần phải tiêu thụ nhiều thức ăn hơn và đặc biệt mẹ sẽ cảm thấy rất nhanh đói khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai. Mẹ hãy lắng nghe cơ thể mình để kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho bé và phát hiện bất thường để đi khám bác sĩ.

Bài viết này đã tổng hợp những thông tin lý giải cho hiện tượng bụng cồn cào khi mang thai và cách khắc phục tình trạng này. Hy vọng mẹ đã có đầy đủ kiến thức để trả lời cho băn khoăn trên, góp phần giúp mẹ có một hành trình mang thai an nhàn, bé khỏe mạnh thông minh. Chúc mẹ có sức khỏe tốt!

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Hướng dẫn bài tập Amin, amino axit và prôtêin, trắc nghiệm hóa học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

Hãy bắt đầu thói quen đi bộ nhẹ nhàng rất tốt cho thai nhi và tới ngày sinh bạn sẽ có đủ sức khẻo và dễ sinh mẹ tròn con vuông hơn, thai nhi cũng được khoẻ mạnh hơn, hãy đi bộ nhẹ nhàng cùng bé yêu của bạn tại nhà với máy chạy bộ của Tập đoàn thể thao Elipsport nhé. chúc bạn thành công.

 

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân hàng đầu lý giải cho hiện tượng bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu ở mẹ bầu chính là do bé bị đói. Ngoài ra, bụng cồn cào khi mang thai còn có thể do một số các nguyên nhân khác như uống quá nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, ăn quá nhanh, ăn ít, hormone nội tiết tố thay đổi, cơ thể thiếu chất xơ hoặc thần kinh căng thẳng.

Mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn chậm nhai kỹ, uống nước đúng cách và bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống.

Nếu thường xuyên rơi vào tình trạng này, mẹ có nguy cơ gặp vấn đề về bao tử, quá trình tiêu hóa thức ăn kém, không đủ dinh dưỡng cho cả hai mẹ con khiến sức khỏe của cả mẹ và bé yêu đều không tốt. Mẹ nên đi khám bác sĩ nếu thấy bất thường trên cơ thể.

Mẹ mang thai 3 tháng đầu nên ăn rau có màu xanh đậm, các loại hạt, ngũ cốc, trái cây rất tốt cho sức khỏe.

Mẹ không nên ăn thực phẩm sống, tái, không ăn đồ muối chua, các thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao.

Leave a Comment